Covid-19: Người nhiễm đã tiêm và người nhiễm chưa tiêm lây bệnh cho người khác ra sao?
Người đã tiêm phòng dù có nhiễm Covid-19 cũng sẽ ít khả năng lây bệnh cho người khác hơn những người nhiễm chưa tiêm phòng. Ảnh minh họa
Theo trang The Conversation, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, tải lượng virus cao nhất ở người nhiễm đã tiêm chủng (ca nhiễm đột phá) và người nhiễm chưa tiêm chủng là tương tự nhau. Điều này khiến không ít người đặt dấu hỏi về hiệu quả của vắc xin Covid-19 trong phòng bệnh.
Điều này đáng lo ngại ra sao? Những người nhiễm dù đã tiêm phòng có dễ lây bệnh cho người khác như những người nhiễm chưa tiêm phòng hay không? Điều này có ảnh hưởng tới các kế hoạch mở cửa trở lại trong tương lai hay không?
Các nghiên cứu này chỉ cho thấy tải lượng virus cao nhất của cơ thể người bệnh trong quá trình nghiên cứu, đồng nghĩa là nó mang tính thời điểm.
Những người đã tiêm phòng dù bị nhiễm nhưng có khả năng loại bỏ virus SARS- CoV-2 nhanh hơn, có mức độ virus tổng thể thấp hơn và thời gian tải lượng virus trong cơ thể ở mức cao sẽ ngắn hơn. Vì vậy, những người đã tiêm vắc xin Covid-19 dù bị nhiễm nhưng vẫn ít lây lan cho người khác.
Tải lượng virus cao nhất tương tự
Một nghiên cứu trên tạp chí The Lancet theo dõi 602 người tiếp xúc gần với 471 người nhiễm Covid-19 ở Úc. Các nhà khoa học đã ghi lại sự lây truyền và tải lượng virus của những người trong nhóm.
Nhóm nghiên cứu phát hiện không có sự khác biệt về tải lượng virus cao nhất giữa người nhiễm đã tiêm và chưa tiêm vắc xin Covid-19. Nghiên cứu cũng cho thấy, chỉ có một sự chênh lệch nhỏ về số ca nhiễm ở các thành viên trong gia đình của người nhiễm chưa tiêm và đã tiêm. Điều này cho thấy mức độ lây nhiễm là tương tự nhau.
Một nghiên cứu khác, chưa được các nhà khoa học kiểm chứng, cũng cho thấy sự tương tự về tải lượng virus ở những người nhiễm đã tiêm và chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19. Một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) về tình hình dịch bệnh tại bang Massachusetts hồi tháng 7 cho thấy điều tương tự.
Tuy nhiên, chúng ta không nên quá lo lắng về các kết quả nghiên cứu trên, theo The Conversation. Dữ liệu từ các nghiên cứu trên chỉ đại diện cho số ít trong dân số. Ngoài ra, biện pháp xét nghiệm PCR được sử dụng trong các nghiên cứu đó không cung cấp thông tin về tải lượng virus tổng thể toàn thời gian mà chỉ đưa ra tải lượng virus ở một thời điểm nhất định.
Tải lượng virus là gì?
Tải lượng virus đề cập đến số lượng virus có trong dịch cơ thể của một người nào đó tại một thời điểm nhất định. Các nhà khoa học có thể đo được tải lượng virus bằng cách xét nghiệm máu hay kiểm tra dịch mũi, dịch hầu họng.
Tóm lại, người có tải lượng virus cao hơn được cho là người dễ lây bệnh hơn cho người khác.
Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng trong thực tế. Ví dụ, một số người mắc Covid-19 không triệu chứng và có tải lượng virus thấp. Những người này vẫn dễ có khả năng lây bệnh cho người khác vì họ không biết mình nhiễm bệnh nên không tuân thủ các biện pháp giãn cách, đeo khẩu trang hoặc ở nhà.
Người đã tiêm phòng sẽ loại bỏ virus nhanh hơn
Kết quả của nghiên cứu trên tạp chí Lancet cho thấy sự tương đồng về tải lượng virus giữa người nhiễm đã tiêm và chưa tiêm chủng. Nhưng nghiên cứu đó không cung cấp bằng chứng chắc chắn về việc vắc xin kém hiệu quả trong việc ngăn chặn lây truyền trong cộng đồng.
Dù tải lượng virus giữa người nhiễm đã tiêm và chưa tiêm có thể tương đương nhau ở một thời điểm, nhưng người nhiễm đã tiêm sẽ có tải lượng virus tổng thể thấp hơn. Vì vậy, họ ít có khả năng lây lan bệnh cho mọi người xung quanh.
Theo The Conversation, vắc xin Covid-19 đẩy nhanh quá trình đào thải virus khỏi cơ thể. Do đó, người nhiễm đã tiêm có ít nguy cơ lây nhiễm cho người khác hơn. Điều này được cho là đúng với cả biến chủng Delta.
Dù có các ca nhiễm đột phá, nhưng việc tiêm phòng đầy đủ vẫn làm giảm đáng kể nguy cơ bị nhiễm Covid-19.
Các nghiên cứu ước tính, tỷ lệ ca nhiễm đột phá chiếm khoảng 0,2 - 4%. Trên thực tế, tỷ lệ này có nghĩa là cứ 100 người được tiêm phòng Covid-19 thì có tối đa 4 người trong số họ bị nhiễm Covid-19.
Vì vậy, ngay cả khi tải lượng virus tương tự giữa các ca nhiễm đã tiêm với các ca nhiễm chưa tiêm, số lượng người nhiễm đột phá vẫn ít hơn rất nhiều.
PV
Các tin khác

Số ca tử vong vì Covid tại Mỹ trong năm 2021 đã vượt cả năm 2020

Bí ẩn về sự biến mất của chủng Delta ở Nhật: Có thể virus đã 'tự tuyệt chủng'

Các điểm chính của hiệp ước khí hậu Glasgow là gì?

Covid-19 lan ra 2/3 Trung Quốc

"Nín thở" chờ Covid-19 thành mầm bệnh theo mùa

Liều vaccine Pfizer thứ ba bảo vệ người dùng 9-10 tháng

Tại sao các tỷ phú thế giới vung tiền cho đền bù carbon?

Trung Quốc: Đợt dịch mới lan ra 19/31 tỉnh

WHO: Châu Âu lại thành tâm dịch Covid-19
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Sa Pa (Lào Cai): Hội thảo ứng dụng khoa học công nghệ cao phòng chống trượt lở đất đá

Huyện Yên Lạc đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ

Nông nghiệp tuần hoàn giúp tăng thu nhập và bảo vệ môi trường

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây tại Cần Thơ

8 cách trị mề đay bằng muối hiệu quả

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
