Bí ẩn về sự biến mất của chủng Delta ở Nhật: Có thể virus đã 'tự tuyệt chủng'
(SK&MT) - Thế giới đang chứng kiến hai thái cực khác nhau liên quan đến đại dịch COVID-19. Trong khi châu Âu bùng phát mạnh, Nhật Bản có số ca nhiễm thấp bất ngờ.
Nó cho thấy hai điều: vắc xin có hiệu quả, nhưng một mình vắc xin không thể ngăn được đại dịch. Dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy ca tử vong ở châu Âu tăng 5% trong tuần lễ trung tuần tháng 11, là khu vực duy nhất trên thế giới có ca tử vong tăng.
Bí ẩn sự biến mất của virus Delta ở Nhật
Đợt dịch dần biến mất có thể do nhiều nguyên nhân, như tỉ lệ tiêm vaccine cao, đại đa số người dân Nhật Bản đeo khẩu trang và các yếu tố khác.
Các học giả nhận xét con số dưới 200 là vô cùng thấp, kể cả tỉ lệ tiêm ngừa cao (75,7% dân số), giãn cách xã hội tốt, thói quen đeo khẩu trang... cũng không giải thích được.
Theo báo Japan Times, mới đây một nhóm các nhà nghiên cứu do giáo sư Ituro Inoue thuộc Viện Di truyền quốc gia Nhật đưa ra một giả thuyết khá táo bạo: chủng Delta ở Nhật đã "tự tuyệt chủng" trong quá trình lây lan và đột biến.
Ituro Inoue, một nhà di truyền học đến từ Viện Di truyền Quốc gia, cho rằng biến thể Delta đã loại bỏ khác biến thể khác và cuối cùng tự diệt chính nó.
Số ca nhiễm Covid-19 ở Nhật Bản hiện chỉ còn vài trăm ca mỗi ngày.
Giáo sư Inoue và các cộng sự nghiên cứu về đột biến của virus SARS-CoV-2, nhận thấy biến thể Delta ở Nhật Bản có thể đã tích lũy quá nhiều đột biến, khiến protein phi cấu trúc có chức năng sửa lỗi di truyền mang tên nsp14 bị vô hiệu. Điều này khiến virus dần mất đi chức năng tự sửa lỗi gene và cuối cùng là tự diệt.
Nghiên cứu của giáo sư Inoue và các cộng sự dựa trên các biến thể Delta thu thập từ tháng 6 tới tháng 10 năm nay.
Nhóm nghiên cứu phát hiện biến thể Delta ít đa dạng di truyền hơn biến thể Alpha. Protein nsp14 của nhiều mẫu virus SARS-CoV-2 đã qua nhiều lần đột biến ở vị trí A394V, liên quan đến vấn đề sửa lỗi gene.
“Chúng tôi rất bất ngờ với phát hiện mới này”, giáo sư Inoue nói trên tờ Japan Times. “Biến thể Delta ở Nhật Bản đã đánh bại các biến thể khác, nhưng khi đột biến ngày càng xảy ra nhiều hơn, virus trở thành phiên bản lỗi và không còn có thể tự nhân bản”.
Giáo sư Inoue và các cộng sự dự kiến sẽ công bố chi tiết nghiên cứu vào cuối tháng 11.
Tuy vậy, giáo sư Inoue cảnh báo Nhật không vì thế mà "miễn nhiễm" trước các làn sóng dịch tiếp theo (nếu có). "Chúng ta ổn vì chủng Delta ngăn không cho các chủng virus khác xâm nhập. Nhưng giờ không còn gì ngăn chúng được nữa, chỉ vắc xin không đủ giải quyết vấn đề. Tôi cho rằng các biện pháp kiểm soát nhập cảnh bây giờ là rất quan trọng" - vị chuyên gia đánh giá.
Châu Âu trở lại giãn cách
Ngược lại với Nhật Bản, các ca nhiễm COVID-19 tăng cao ở nhiều khu vực thuộc châu Âu giữa lúc mùa đông đang đến. Khoảng 60% dân số Tây Âu đã tiêm ngừa đầy đủ, trong khi tỉ lệ ở Đông Âu chỉ bằng một nửa.
Đầu tuần này, Ireland áp dụng lệnh giới nghiêm buổi tối đối với các ngành nghề dịch vụ do ca nhiễm tăng đột biến, bất chấp việc nước này có tỉ lệ tiêm chủng cao (khoảng 75% dân số). Còn ở Bồ Đào Nha (tỉ lệ tiêm 87%), chính quyền đang cân nhắc các biện pháp kiềm chế đợt bùng dịch.
Người biểu tình tụ tập để phản đối các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 ở thủ đô Vienna (Áo) ngày 20-11 - Ảnh: REUTERS
Hà Lan còn mệt mỏi hơn, tối thứ sáu (19-11) các cuộc biểu tình ở thành phố Rotterdam phản đối quy định phòng dịch mới đã leo thang thành bạo lực. Đức và Áo cũng căng thẳng, riêng Áo chính thức phong tỏa toàn quốc từ ngày 22-11, chỉ vài ngày sau khi áp các biện pháp hạn chế với người chưa tiêm vắc xin. Mọi thứ có vẻ diễn ra trái ngược với kỳ vọng của các nhà lãnh đạo châu Âu về một cuộc sống bình thường nhờ vắc xin.
"Vắc xin COVID-19 vẫn có khả năng bảo vệ rất tốt, miễn dịch chống lại bệnh nặng và tử vong vẫn duy trì. Nhưng chúng ta biết rằng chủng Delta lây nhiễm mạnh hơn rất nhiều, trong khi ở một số nước châu Âu người dân bắt đầu lơ là các biện pháp phòng ngừa" - ông Charles Bangham, giáo sư miễn dịch học thuộc Đại học Imperial College London, nhận định trên Đài CNN.
Nói cách khác, dù tỉ lệ tiêm ngừa của một quốc gia có cao đến cỡ nào, nếu chỉ dựa vào đó thì không thể ngăn được đại dịch. Bên cạnh đó, giữa tỉ lệ tiêm ngừa 70% và 80% có sự khác biệt rất lớn, vì cứ mỗi phần trăm tăng thêm là gánh nặng lên hệ thống y tế được giảm bớt.
"Vắc xin đang giúp kiểm soát tỉ lệ tử vong. Nhưng chúng ta đang chứng kiến một con virus tiến hóa trở thành bệnh đặc hữu, một số nước bị nặng hơn những nơi khác cũng bởi thiếu các biện pháp kiểm soát" - ông David Heymann, cựu giám đốc bệnh truyền nhiễm của WHO, chia sẻ cùng quan điểm.
Thuỳ Chi
Các tin khác

Số ca tử vong vì Covid tại Mỹ trong năm 2021 đã vượt cả năm 2020

Covid-19: Người nhiễm đã tiêm và người nhiễm chưa tiêm lây bệnh cho người khác ra sao?

Các điểm chính của hiệp ước khí hậu Glasgow là gì?

Covid-19 lan ra 2/3 Trung Quốc

"Nín thở" chờ Covid-19 thành mầm bệnh theo mùa

Liều vaccine Pfizer thứ ba bảo vệ người dùng 9-10 tháng

Tại sao các tỷ phú thế giới vung tiền cho đền bù carbon?

Trung Quốc: Đợt dịch mới lan ra 19/31 tỉnh

WHO: Châu Âu lại thành tâm dịch Covid-19
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Tọa đàm “Cung cấp thông tin về ngành Nước giải khát và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”

Bộ Công thương tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỀ Y TẾ NHÂN CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC CỘNG HÒA ARMENIA CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
