Sóc Trăng, xử lý khai thác thủy sản tận diệt, giúp ngư dân chuyển đổi nghề
Sóc Trăng tổ chức tuần tra và xử lý nghiêm một số nghề cấm trong lĩnh vực khai thác thủy sản
Sóc Trăng là địa phương có chiều dài bờ biển hơn 72 km, với 3 cửa sông chính là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông, tán rừng phòng hộ ven biển khoảng 6.000 ha, tạo nên hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, theo đó có nhiều ngư trường đánh bắt ven bờ, gần bờ và xa bờ. Tuy sản lượng đánh bắt hàng năm khoảng 65.000 tấn nhưng ngành thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó có sự suy giảm nguồn lợi thủy sản trong các vùng nước. Nguyên nhân là do tình trạng khai thác thiếu kiểm soát, phương pháp khai thác còn mang tính tận diệt, khai thác sai quy định vùng cho phép khai thác.
Với tình trạng này, Ban Chỉ đạo Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tỉnh Sóc Trăng cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với UBND và Công an các xã trên địa bàn những huyện trọng điểm về nguồn lợi thủy sản nội đồng triển khai thực hiện công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương; rà soát nghề cấm trong hoạt động thủy sản theo Thông tư 19 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; triển khai các hoạt động ngăn chặn tình trạng sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản.
Theo ông Lư Tấn Hòa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, Sóc Trăng tiếp giáp với biển Đông, tuy chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu nhưng nguồn lợi kinh tế từ biển, vùng ven biển là rất lớn nếu được quản lý, khai thác hợp lý. Ngành Thủy sản tỉnh vẫn đang triển khai quyết liệt các giải pháp để có thể vừa bảo tồn, vừa khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng; tạo sự cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, đồng thời góp phần duy trì ổn định sinh kế của hàng chục nghìn cư dân sống phụ thuộc vào nghề khai thác, đánh bắt.
Nhờ đó, nhiều hộ ngư dân đã hiểu được trách nhiệm phải bảo vệ sinh thái biển, chấp nhận chuyển nghề hoặc đánh bắt khai thác theo quy định
Theo đó, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, Ban Chỉ đạo Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đã phát hiện được 37 vụ vi phạm, tiến hành xử phạt hành chính 37 vụ, với tổng số tiền là gần 110 triệu đồng; thu giữ 37 bình và 37 xung điện; giáo dục cho làm cam kết không tái phạm 37 đối tượng. Nhờ duy trì được công tác kiểm tra nên một số hành vi vi phạm pháp luật đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, công tác xử lý vi phạm có tính răn đe mạnh, đặc biệt đối với các nhóm hành vi sử dụng các cộng cụ khai thác mang tính hủy diệt như xung điện hay lờ dây… đã tác động tích cực đến việc nâng cao nhận thức của người dân.
Ví dụ điển hình, Ngã Năm là một trong những địa bàn trọng điểm của tỉnh Sóc Trăng về nguồn lợi thủy sản nội đồng. Thời gian qua, UBND thị xã đã chỉ đạo UBND các xã, phường trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đến trực tiếp từng hộ gia đình để vận động bà con chuyển đổi sang các ngành nghề phù hợp. Từ đó, người dân không chỉ bỏ hẳn việc sử dụng ngư cụ cấm trong khai thác nguồn thủy sản nội đồng mà còn trình báo kịp thời đến chính quyền địa phương khi phát hiện trường hợp vi phạm.
Ông Nguyễn Văn An ở ấp Long Thạnh, xã Tân Long, là địa bàn thuộc vùng trũng với nguồn thủy sản nội đồng phong phú nên việc khai thác, đánh bắt cá đồng cũng trở thành sinh kế chính của gia đình ông An gần 10 năm nay. Qua nhiều buổi tham gia các đợt tuyên truyền về Luật Thủy sản năm 2017 cũng như các văn bản pháp luật có liên quan, từ giữa năm 2019 ông An đã từ bỏ việc khai thác bằng nghề lờ dây, dùng khoản tiền tích góp được để đầu tư chăn nuôi heo. Đến nay, đàn heo của ông có khoảng 30 con, mỗi đợt xuất chuồng thu khoảng 60 triệu đồng. Ông An trích một khoản nhỏ từ tiền bán heo mỗi đợt mua cá giống về thả xuống các nguồn nước tự nhiên để tái tạo sinh thái.
Cùng với các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bà con, hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh thả về tự nhiên trên 17 triệu giống tôm sú và trên 1,5 triệu giống cá nước ngọt nhân các ngày lễ lớn, trong giai đoạn 2012 - 2020. Qua đó, công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở Sóc Trăng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các nghề khai thác nằm trong danh mục cấm được rà soát, ngăn chặn có hiệu quả, nhất là các loài thuỷ sản nước ngọt.
“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thành lập các đội tự quản về bảo vệ môi trường sinh thái, để người dân hiểu rõ nguồn lợi từ thủy sản, không đánh bắt bằng ngư cụ cấm. Tranh thủ các nguồn vốn để tham mưu ngành chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bố trí nguồn vốn hỗ trợ để người dân có điều kiện chuyển đổi nghề ổn định cuộc sống; thúc đẩy việc phát triển các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt tại hộ gia đình. Bên cạnh đó, tiếp tục vận động các nhà hảo tâm để duy trì tốt hoạt động thả cá giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản hằng năm”, ông Lư Tấn Hòa thông tin thêm.
NAM THANH
Các tin khác

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về bảo tồn đa dạng sinh học

Vĩnh Phúc: Hơn 630 vi phạm pháp luật về môi trường được phát hiện xử lý

Tổng kết mô hình vận động ngư dân đưa rác về bờ tại thành phố Đồng Hới

Bắc Ninh nỗ lực cải thiện môi trường làng nghề

Hoàn Sơn (Tiên Du, Bắc Ninh) đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường nông thôn

Hà Nội dự kiến thu tiền dịch vụ thoát nước tại 12 quận, thị xã

Anh hỗ trợ ngân hàng Việt Nam quản lý rủi ro về môi trường và xã hội

Chuyên đề “Thực thi môi trường pháp lý nhìn từ các dự án đất đai và bất động sản”

Đề xuất mức sàn giảm thuế BVMT đối với xăng dầu năm 2023
Đọc nhiều

“Ngày hội đến trường của bé tại Trường Mầm non Quế Nham

Trường Mầm non Thánh Gióng đón chào năm học mới

Trường tiểu học Đô thị Việt Hưng: Chào mừng năm học mới

Bất thường bé sơ sinh tử vọng tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc sau khi tiêm vaccine viêm gan B

UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo giải quyết dứt điểm ô nhiễm môi trường và sai phạm của trang trại lợn Thọ Hà, xã Trung Mỹ (Bình Xuyên)
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Hướng dẫn mới về đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc

Hà Nội ra công điện yêu cầu ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão

Môi trường bị ảnh hưởng từ các vụ cháy nổ

Tây Nguyên, Nam Trung bộ chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới

Chú trọng bảo vệ môi trường khu công nghiệp ngay từ khâu xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư

Cảnh báo nhựa tái chế có thể độc hại hơn và không thể khắc phục ô nhiễm

Phát triển Dự án điện mặt trời áp mái thí điểm tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Khu CN Nam Cầu Kiền - Biến "nguy" thành "cơ", vững vàng giữa đại dịch

Nam Cầu Kiền thực hiện mục tiêu kép, nêu cao tinh thần chống dịch Covid-19

TP. Cần Thơ và Tổng lãnh sự Hà Lan phát động trồng 1.000 cây bần chống sạt lở bờ sông

Người dân hào hứng với Tuần lễ không túi nylon tại thành phố Huế

Bộ Tài nguyên Môi trường làm việc với các tỉnh Bắc Trung Bộ về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

Lễ phát động Quốc gia Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023

Phúc Thọ (Hà Nội): Dân “khóc ròng” vì quanh năm ngửi mùi hôi thối từ những trại lợn

Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh hoạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thực hiện giám sát môi trường xử lý nước thải và bãi rác trong năm 2023

Ô nhiễm nhựa sử dụng một lần: Thách thức lớn với tương lai thế giới

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Cần xử lý tình trạng cố tình “chây ì” không khắc phục vi phạm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống

Vĩnh Phúc: Xử phạt 640 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Môi trường công nghệ Việt vi phạm quy định xử lý chất thải

Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng: Cơ hội lớn giúp nền kinh tế phát triển bền vững

Giải pháp vận hành an toàn, hiệu quả và linh hoạt các hồ chứa

Đánh giá thực tiễn và nghiên cứu khoa học cho tiềm năng điện gió ngoài khơi

Thủ tướng: Dứt khoát không để khủng hoảng năng lượng
Nổi bật

Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam tổ chức triển lãm Science Tornado mùa 10

Cảnh báo mạo danh logo, tên Amazon Global Selling Việt Nam để lừa đảo

Hà Nội ra công điện yêu cầu ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão

Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ báo chí cho phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí Liên hiệp Hội Việt Nam

Cảnh Báo trong chiều và tối nay có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trên các tỉnh

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
