Sự nhận thức và hành động đúng đắn về môi trường
Những tác động ảnh hưởng đến môi trường
Chúng ta biết rằng ô nhiễm môi trường đang diễn ra hàng ngày hàng giờ và càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Ở Việt Nam chúng ta Đảng, Nhà nước, nhân dân đã cố gắng cùng nhau giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làm sao cho tốt nhất.Tuy nhiên vì yếu tố cuộc sống, và phát triển của con người đã làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Cụ thể là ô nhiểm không khí, đất trồng, nước, sinh vật và tiêng ồn….Hiện nay các nhà máy,xí nghiệp,và các cụm khu công nghiệp đã và đang thải ra các loại acid độc hại, cùng các buị bẩn,khí cacbonic, nồng độ chì đang vượt qua ngưỡng cửa cho phép, làm ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của con người, đặc biệt là những đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ chí Minh...Việc biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ trái đất càng lúc càng tăng khiến cho con người sinh ra đã ảnh hưởng rất lớn về sức khỏe.
Khi người ta đã hấp thụ từ từ những chất thải hàng ngày như bụi bẩn, khói xe, sóng nhiệt, tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe kèm theo những căn bệnh như phổi, tim mạch, thính giác, hoặc đột quỵ bất thường. Ngoài ô nhiễm không khí ra,các nhà máy,tồ hợp các hộ gia đình đã xả thải nguồn nước không qua xử lý ra môi trường làm biến đổi dòng chảy nước sinh hoạt sẽ tác hại cho con người lẫn sinh vật, khi nguồn nước ô nhiễm bởi kim loại nặng, các chất rác rưởi, xác sinh vật lúc ấy xử lý nước sạch không đạt được tiêu chuẩn thì khi chúng ta sử dụng các vi khuẩn và ký sinh trùng thâm nhậm vào cơ thể con người thì sức khỏe bị tác hại lớn như thế nào. Vì thế ô nhiễm nguồn nước được coi là có khuynh hướng tốc độ lan truyền ảnh hưởng đến sự sống của nhân loại và động thực vật lớn nhất. Trong sản xuất nông nghiệp người ta đã sử dụng đến những hóa dược, bảo vệ thực vật không đúng liều lượng ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Các chất này sẽ ngấm dần vào nguồn nước ngầm dưới lòng đất, ao hồ,sông suối. Điều này không những làm ô nhiễm đất mà còn ô nhiễm cả mạch nước ngầm lẫn cây trồng, đến khi chúng ta sử dụng chúng cũng là nguồn thức ăn chính sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thần kinh ,hệ di truyền gan và phổi.
Nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép chưa được ngăn chặn triệt để, đồng bào vùng cao khai hoang rừng làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng.Tàn phá rừng cũng là đồng nghĩa tàn phá sự sống của nhân loại. Rừng bị phá liên tục, thảm thực vật bị mất đi, xãy ra lũ lụt thường xuyên và gây sạt lỡ mạnh ( điển hình như lũ lụt và sạt lỡ lớn ở miềng Trung 10-2010 gây thiệt hại rất lớn về vật chất và con người) đúng như câu ca "Ăn của rừng rưng rưng nước mắt". Đất đai bạc màu bị xói mòn... rừng đã mất giống như tấm chắn bảo vệ con người. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ít đi làm ảnh hưởng đến đời sống của con người.Vì thế chúng ta phải bảo vệ rừng, ngoài việc khai thác rừng đã già chúng ta phải biết song song với trồng lại rừng để phủ kín đồi núi trọc, lấp kín rừng chúng ta khai thác, từ đó có chổ sinh sống cho những sinh vật rừng, thú rừng chim muôn, tạo cho vành đai phòng hộ để giử đất, giữ nước, đem lại đất canh tác mùa màng cho người dân.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thực phẩm chúng ta ăn, hầu như trong bất cứ loại nào, từ tươi sống đến đóng gói, đều có đi kèm theo một hay nhiều loại hóa chất nào đó như: các chất để bảo quản, làm tươi sống, thúc cho mau chín, kích thích tăng trưởng, thịt cá được nuôi bằng thuốc tăng trọng, hocmon tăng trưởng, rau quả dùng thuốc trừ sâu... đều rất có hại cho sức khỏe của con người chúng ta. Và có lẽ chỉ có con người, chứ không phải loài vật, là thủ phạm chính gây ra tình trạng phá hủy cho môi trường mà họ luôn luôn muốn được sống.
Những giải pháp làm giảm tác động ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh để có sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh, kiểm tra, giám sát về môi trường, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Cần chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
Phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường. Xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.
Việc bảo vệ môi sinh-môi trường không thể chỉ giản lược bằng hành vi quản lý, xử phạt đối với những pháp nhân vi phạm, mà đứng về mặt lâu dài, nên được coi là một công trình giáo dục công dân rộng lớn. Phải chỉ ra cho mọi người một triết lý cơ bản về bảo vệ môi sinh-môi trường, thấy được mối tương quan giữa phát triển kinh tế và sự hủy hoại tất yếu của môi sinh nếu không ý thức sâu sắc việc kiểm soát và hạn chế những phương diện tác hại ở ngay trong quá trình của sự cải thiện mức sống, vì thế cần
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và “vì môi trường xanh, vì sức khỏe cộng đồng”.
Lương Cường