Thái Bình: Công ty sản xuất thạch rau câu, trân châu liên tục xả thải “bất chấp” sức khỏe và môi trường sống của người dân
Ngang nhiên sản xuất, xả thải dù đã bị đình chỉ hoạt động
Thực hiện chuyên đề “Nghiên cứu hoạt động kinh doanh và sản xuất lĩnh vực thực phẩm tác động đến sức khỏe, môi trường sống khu dân cư”, Tạp chí Sức khỏe và Môi trường đã có cuộc khảo sát thực tế tại Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Hoa Sen, tỉnh Thái Bình đang có hành vi sản xuất các loại thực phẩm như thạch rau câu, trân châu ăn liền trực tiếp xả nước thải ra môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống của người dân địa phương.
Ngày 4/8/2022, Tạp chí Sức khỏe và Môi trường đã có buổi làm việc với người dân thôn Thanh Cách, xã Minh Khai, Hưng Hà, Thái Bình.
Đứng bên cạnh chiếc ao “chết” đã gần 2 năm nay, ông Hoàng Văn Thiện bức xúc, cơ sở sản xuất này được xây dựng từ cuối năm 2020, đến thời điểm hiện tại đã đi vào hoạt động được gần 2 năm. Ngần ấy thời gian cơ sở này hoạt động cũng là những ngày tháng chúng tôi phải chịu sự tra tấn của từ nước thải ô nhiễm do họ xả ra môi trường.
Ông Hoàng Văn Thiện, thôn Thanh Cách, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình cho biết, Công ty Hoa Sen liên tục vi phạm về hoạt động sản xuất, xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Ông Thiện cho biết, chỉ 2-3 ngày đầu tiên khi cơ sở đi vào hoạt động, nước thải được xả trực tiếp ra khu vực đồng ruộng, ao hồ của người dân thôn Thanh Cách có màu trắng sữa, sau đó chuyển qua màu đen và có mùi hôi thối. Khi phát hiện ra sự việc, bản thân ông Thiện cùng nhiều người dân đã tới gặp trực tiếp Giám đốc của Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Hoa Sen để đề nghị, góp ý về việc xả chất thải gây ô nhiễm ra môi trường. Tuy vậy, Giám đốc của doanh nghiệp này không những không tiếp thu mà còn đe dọa người dân khi họ nói rằng sẽ có hành động quyết liệt để ngăn việc xả thải.
“Qua quá trình hoạt động gần 2 năm nay, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên UBND xã về việc Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Hoa Sen xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường nhưng mãi không được giải quyết. Chỉ đến ngày 19/5 vừa qua, khi UBND huyện có văn bản chỉ đạo thì mới có các cơ quan ban ngành về kiểm tra, đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất này.
Tuy vậy, xử phạt là xử phạt, công văn là công văn thôi còn việc thực hiện quyết định xử phạt thì không triệt để. Bởi ngay cả khi đã bị đình chỉ thì nhà máy này vẫn hoạt động, vẫn xả thải ra môi trường trong suốt gần 2 tháng qua. Họ coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe, của cải của người dân chúng tôi mặc cho các cơ quan chức năng đã có biện pháp xử lý và báo chí cũng đã phản ánh”, ông Thiện bức xúc.
Hoa màu, ao cá, ruộng lúa đều ở trong tình trạng ô nhiễm không thể nuôi cấy do nước thải từ Công ty Hoa Sen xả trực tiếp ra môi trường.
Bản thân gia đình ông Thiện có chiếc ao mới đào cùng thời điểm nhà máy đi vào hoạt động, ông đã 2 lần thả cá nhưng không con nào sống sót bởi nước thải của nhà máy. Hiện tại, nhiều con ngòi, mương nước gần nhà máy sản xuất thạch luôn đầy nước thải đen ngòm. Xung quanh nhà máy, đâu đâu cũng thấy các mương nước đen xì, hôi thối, tanh nồng.
Cùng cảnh ngộ, chị Lê Thị Duyến cho biết: “Suốt 2 năm nay chúng tôi đã nhiều lần ý kiến với xã, cũng đã họp rất nhiều lần nhưng xã không giải quyết được vấn đề, phải đến khi UBND huyện chỉ đạo thì mới có văn bản đình chỉ và xử phạt Công ty này. Tuy vậy, tất cả chỉ nằm trên giấy, cơ sở sản xuất này vẫn hoạt động 24/24, chúng tôi đã có ý kiến nhưng UBND xã thì chưa có hành động gì”.
Theo phản ánh của người dân, tới thời điểm hiện tại, thay vì xả thải vào ban ngày như mọi khi, cơ sở sản xuất này đã chuyển qua xả thải trộm vào ban đêm. Mùi hôi thối từ nhà máy đổ ra vẫn nồng nặc, nhất là vào những ngày nắng nóng.
“Nước thải của cơ sở sản xuất này lúc nào cũng đen xì, nước thải chảy đến đâu cây cối, hoa màu chết đến đấy, cua, cá, tôm không con nào sống sót. Cái ao nhà tôi mỗi năm cho thu hoạch 20 triệu đồng nhưng kể từ khi có Công ty sản xuất thạch này là người dân chúng tôi cũng mất trắng”, chị Duyên ngậm ngùi chia sẻ.
Chính quyền “bất lực” – người dân gánh chịu hậu quả
Vào tháng 5 vừa qua, ngay sau khi có thông tin trên báo chí, cũng như từ phản ánh của người dân, UBND huyện Hưng Hà đã giao Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ngành liên quan và UBND xã Minh Khai lập đoàn kiểm tra.
Kết quả kiểm tra hiện trạng cho thấy, cơ sở sản xuất thạch rau câu của Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Hoa Sen không có các thủ tục hành chính về đất đai, môi trường, xây dựng theo quy định của pháp luật.
Nước thải thải ra từ các công đoạn sản xuất thạch xả ra môi trường không được xử lý có mùi chua, hôi thối, màu đen gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Từ kết quả kiểm tra, UBND huyện Hưng Hà yêu cầu Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Hoa Sen dừng ngay các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm ra môi trường. Đồng thời nghiêm cấm việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Và yêu cầu Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Hoa Sen phải chịu trách nhiệm thu gom, xử lý toàn bộ các chất thải đã phát sinh từ hoạt động sản xuất thạch rau câu.
UBND xã Minh Khai chủ trì, thành lập tổ công tác của xã giám sát 24/24 giờ đối với việc chấp hành dừng các hoạt động sản xuất liên quan đến sản suất thạch rau câu, trân châu trái phép của Công ty TNHH Công nghệ thực Hoa Sen tại thôn Thanh Cách, xã Minh Khai
UBND huyện yêu cầu các phòng chức năng của huyện phối hợp với UBND xã Minh Khai thống kê thiệt hại hoa màu, con giống của nhân dân do hoạt động xả thải của Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Hoa Sen, hướng dẫn UBND xã yêu cầu Công ty bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Đề nghị UBND xã Minh Khai chủ trì, thành lập tổ công tác của xã giám sát 24/24 giờ từ ngày 19/5 đối với việc chấp hành dừng các hoạt động sản xuất liên quan đến sản suất thạch rau câu, trân châu trái phép của công ty TNHH Công nghệ thực Hoa Sen tại thôn Thanh Cách, xã Minh Khai. Đồng thời xử lý vi phạm hành chính về đất đai, môi trường đối với công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Hoa Sen theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, dù biên bản xử phạt đã được ban hành nhưng có thể thấy, Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Hoa Sen đang coi thường pháp luật, các cơ quan chính quyền khi tiếp tục hoạt động. Bản thân UBND xã Minh Khai cũng không hoàn thành được nhiệm vụ khi để Công ty này hoạt động trở lại mà không có biện pháp xử lý.
Ngày 4/8/2022, PV ghi nhận Công ty Hoa Sen vẫn đang tổ chức hoạt động sản xuất.
Và lẽ dĩ nhiên, người gánh chịu hậu quả từ việc UBND xã “bất lực” với một cơ sở sản xuất trái phép, xả thải ô nhiễm ra môi trường chính là người dân. Theo phản ánh của người dân thôn Thanh Cách, không chỉ bị thiệt hại về hoa màu, tài sản mà bản thân sức khỏe của người dân cũng bị ảnh hưởng. Suốt 2 năm qua khi phải sống trong bầu không khí mang mùi chua, khét khó chịu xộc thẳng lên mũi, miệng. Ngoài cảm giác buồn nôn, khó thở nhiều người dân sống ở đây còn đang mắc căn bệnh viêm mũi dị ứng.
Trên thực tế, khi Công ty TNHH Công nghệ thực Hoa Sen xả thải chưa qua xử lý, vượt tiêu chuẩn ra môi trường thì những hóa chất này sẽ ngấm vào đất và nguồn nước sinh hoạt của người dân xung quanh. Với nguồn nước sinh hoạt có nguy cơ cao bị nhiễm độc, thói quen sử dụng nước ngầm, nước giếng để chế biến thức ăn sẽ bị nhiễm độc cao hơn nhiều lần so với người tiêu dùng sử dụng thực phẩm nhiễm bẩn.
Khi nguồn nước này được sử dụng để sản xuất, trồng hoa màu thì nghiễm nhiên các sản phẩm nông sản của người dân cũng có nguy cơ cao bị nhiễm độc. Về lâu dài, ít nhiều sẽ xâm nhập vào trong cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hàng loạt người dân thôn Thanh Cách có mặt trước cổng Công ty Hoa Sen liên hệ với chính quyền về việc hoạt động của công ty này khi đang bị đình chỉ nhưng không nhận được phản hồi.
Tại Việt Nam, cứ mỗi năm có 150 nghìn người mới mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn, 250 nghìn người mắc ung thư mỗi ngày và có đến 75 nghìn người chết do sử dụng và tiếp xúc với thực phẩm bẩn. Đây là một trong những con số thống kê tố cáo thực phẩm bẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Đáng lưu ý, ngoài việc vi phạm quy định về sử dụng đất đai, vi phạm quy định trong hoạt động xử lý chất thải, người dân còn đặt nghi vấn về vấn đề an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất thạch, trân châu ăn liền của Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Hoa Sen.
Sản phẩm trân châu ăn liền của Công ty Hoa Sen sản xuất được vận chuyển từ nhà máy sản xuất tại thôn Thanh Cách, Hưng Hà, Thái Bình. Ảnh người dân cung cấp
Được biết, Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Hoa Sen có tên viết tắt là LOTUS FOOD CO., LTD, người đại diện pháp luật là ông Đỗ Văn Thành. Các sản phẩm nổi bật của Công ty được người dân cho biết là loại trân châu 3Q Bibi Jelly, thạch rau câu hương trái cây. Hiện các sản phẩm được bày bán trên thị trường với giá khá rẻ...
Từ những gì thực tế đang diễn ra có thể thấy Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Hoa Sen chưa hề có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Trước thực tế đó, người dân đặt nghi vấn về những sản phẩm thạch do Công ty này sản xuất và bán ra thị trường có đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm. Cở sở sản xuất thạch của Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Hoa Sen đã được cấp Giấy phép an toàn thực phẩm hay chưa vẫn là câu hỏi bị bỏ ngỏ.
...Không khắc phục, vẫn ngang nhiên xả thải vượt tiêu chuẩn ra môi trường có thể bị xử lý hình sự
Trao đổi các vấn đề nêu trên với Luật sư Trần Thị Thanh Lam, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP. Hà Nội thông tin và bày tỏ quan điểm như sau: Hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể nghiêm cấm hành vi xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường ra môi trường. Với hành vi saip phạm này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với hành vi xả thải vượt tiêu chuẩn ra môi trường, nếu doanh nghiệp đã bị xử phạt vi phạm hành chính và có hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động của cơ sở thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phạt và chỉ được phép hoạt động trở lại khi đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm.
Trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 73 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020.
Ngoài ra, hành vi “tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh” còn bị xử phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng mới mức phạt với mức phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với tổ chức và có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng.
Luật sư Trần Thị Thanh Lam, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Trường hợp doanh nghiệp không những không khắc phục mà vẫn ngang nhiên xả thải vượt tiêu chuẩn ra môi trường thì đây là hành vi bất chấp luật pháp, hủy hoại môi trường thì cần phải xử lý nghiêm, thậm chí có thể xử lý hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường theo điều 235 Bộ luật hình sự 2015 bổ sung năm 2017 nếu vẫn cố tình vi phạm.
Luật sư còn cho biết: Theo quy định pháp luật về môi trường thì Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn, chỉ đạo việc tham gia phối hợp kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật; kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân đăng ký môi trường theo thẩm quyền.
Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, doanh nghiệp bắt buộc phải khắc phục vi phạm, sau đó báo cáo về cơ quan chuyên môn quản lý để tiến hành kiểm tra, quyết định cho phép hoạt động trở lại hay không. Theo quy định tại các Điều 69, 70, 71, 73 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì sau khi ra quyết định xử phạt hành chính, cơ quan quản lý sẽ làm thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính. Trường hợp tổ chức vi phạm không thực hiện hoặc tái phạm thì sẽ bị cưỡng chế như niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị... của tổ chức vi phạm theo quy định pháp luật. Ngoài ra, cơ quan quản lý có thể công khai thông tin cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội theo điều 72 nghị định 45/2022/NĐ-CP. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mà có nhiều dấu hiệu sai phạm thì dư luận sẽ nghi ngại và đặt ra câu hỏi về chất lượng sản phẩm của cơ sở này, liệu có đáp ứng tiêu chuẩn và đảm bảo quy trình an toàn thực phẩm hay không, có gây nguy hại tới sức khỏe của người tiêu dùng hay không. Thông thường các cơ quan chức năng sẽ có hoạt động thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm theo chương trình, kế hoạch kiểm tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra đột xuất. Hoạt động thanh tra an toàn thực phẩm và kiểm tra an toàn thực phẩm được quy định tại Luật an toàn thực phẩm. Theo đó thanh tra về an toàn thực phẩm là thanh tra chuyên ngành. Thanh tra an toàn thực phẩm do ngành y tế, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành công thương thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Nội dung thanh tra về an toàn thực phẩm bao gồm: Việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; Việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm; Hoạt động quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; Hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm. Đối với kiểm tra an toàn thực phẩm thì cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ quản lý ngành thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định; Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương, cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để thực hiện.
Nhóm PV
Các tin khác

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về bảo tồn đa dạng sinh học

Vĩnh Phúc: Hơn 630 vi phạm pháp luật về môi trường được phát hiện xử lý

Tổng kết mô hình vận động ngư dân đưa rác về bờ tại thành phố Đồng Hới

Bắc Ninh nỗ lực cải thiện môi trường làng nghề

Hoàn Sơn (Tiên Du, Bắc Ninh) đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường nông thôn

Hà Nội dự kiến thu tiền dịch vụ thoát nước tại 12 quận, thị xã

Anh hỗ trợ ngân hàng Việt Nam quản lý rủi ro về môi trường và xã hội

Chuyên đề “Thực thi môi trường pháp lý nhìn từ các dự án đất đai và bất động sản”

Đề xuất mức sàn giảm thuế BVMT đối với xăng dầu năm 2023
Đọc nhiều

“Ngày hội đến trường của bé tại Trường Mầm non Quế Nham

Trường Mầm non Thánh Gióng đón chào năm học mới

Ký kết và tham vấn cộng đồng dự án Chăm sóc sức khỏe cộng đồng khẩn cấp

Trường tiểu học Đô thị Việt Hưng: Chào mừng năm học mới

Bất thường bé sơ sinh tử vọng tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc sau khi tiêm vaccine viêm gan B
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Hướng dẫn mới về đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc

Môi trường bị ảnh hưởng từ các vụ cháy nổ

Tây Nguyên, Nam Trung bộ chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới

Chú trọng bảo vệ môi trường khu công nghiệp ngay từ khâu xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư

UBND huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) thông tin vụ việc gây ô nhiễm môi trường của trang trại lợn xây dựng trái phép trên đất rừng

Cảnh báo nhựa tái chế có thể độc hại hơn và không thể khắc phục ô nhiễm

Phát triển Dự án điện mặt trời áp mái thí điểm tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Khu CN Nam Cầu Kiền - Biến "nguy" thành "cơ", vững vàng giữa đại dịch

Nam Cầu Kiền thực hiện mục tiêu kép, nêu cao tinh thần chống dịch Covid-19

Người dân hào hứng với Tuần lễ không túi nylon tại thành phố Huế

Bộ Tài nguyên Môi trường làm việc với các tỉnh Bắc Trung Bộ về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

Lễ phát động Quốc gia Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức và toàn Xã Hội

Phúc Thọ (Hà Nội): Dân “khóc ròng” vì quanh năm ngửi mùi hôi thối từ những trại lợn

Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh hoạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thực hiện giám sát môi trường xử lý nước thải và bãi rác trong năm 2023

Ô nhiễm nhựa sử dụng một lần: Thách thức lớn với tương lai thế giới

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Cần xử lý tình trạng cố tình “chây ì” không khắc phục vi phạm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống

Vĩnh Phúc: Xử phạt 640 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Môi trường công nghệ Việt vi phạm quy định xử lý chất thải

Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng: Cơ hội lớn giúp nền kinh tế phát triển bền vững

Giải pháp vận hành an toàn, hiệu quả và linh hoạt các hồ chứa

Đánh giá thực tiễn và nghiên cứu khoa học cho tiềm năng điện gió ngoài khơi

Thủ tướng: Dứt khoát không để khủng hoảng năng lượng
Nổi bật

Đoàn công tác của Quốc hội thăm tặng quà tại Yên Bái

Nhiều hoạt động trong Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền – Cần Thơ

Nỗ lực và thành công của Việt Nam đã truyền cảm hứng mạnh mẽ

Yên Bái sẽ nhanh chóng phát triển “Xanh - Hài hòa - Bản sắc và Hạnh phúc”

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Brazil

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
