Tình yêu và thách thức của nghề giáo
Có thể nói, nghề nhà giáo đòi hỏi nhiều về phẩm chất đạo đức, nhân cách và thiên về sự gương mẫu chứ không chỉ là có năng lực. Những áp lực về chất lượng, nhiều sức ép về sự hoàn hảo và thậm chí là quá nhiều nguy cơ của sự thiếu hay không hài lòng như nghề giáo. Để trở thành một giáo viên giỏi, mẫu mực là điều chưa bao giờ dễ dàng, nghề giáo phải đáp ứng đủ các chuẩn mực về bằng cấp chuyên môn và phải có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt. Vì thế bất cứ một sai phạm nào người giáo viên đều sẽ bị khiển trách, kỷ luật theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại nơi công tác.
Giáo viên các trường THCS, THPT tham gia tập huấn sách giáo khoa chương trình mới
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, giáo viên chỉ sáng lên lớp dạy vài tiết là xong, hè lại được nghỉ suốt ba tháng nhưng sự thật không phải như thế. Hàng ngày ngoài lên lớp giảng dạy, giáo viên phải xử lý một khối lượng công việc không hề nhỏ như báo cáo chuyên đề, thao giảng, kiểm tra, sơ kết, đánh giá…Ngoài ra, giáo viên còn phải học tập để thăng hạng, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao khả năng nghiệp vụ. Nhà giáo thực sự không nhàn hạ như xã hội nghĩ.
Xã hội ngày càng phát triển, trí tuệ nhận thức hay chỉ số IQ có thể thay đổi ít nhiều, vì thế đòi hỏi ở những người giáo viên đáp ứng yếu tố kinh nghiệm cuộc sống, khả năng tích lũy bởi tự học, sự diễn tiến tâm lý và nhất là các thành tựu cũng như hệ lụy từ việc tiếp cận công nghệ sớm làm cho sự phức tạp của đời sống người học càng lớn. Nghề giáo ra đời chính là bước ngoặt cho sự thay đổi tư duy, phát triển được năng lực ở mỗi thế hệ “ mầm xanh”. Chính vì vậy, trên vai những người làm nghề giáo là gánh nặng, là trách nhiệm dìu dắt thế hệ trẻ đi đúng hướng và làm thế nào để không chạy đua với thành tích, với những quy chuẩn kiến thức trong xã hội hiện nay.
Cô và trò Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi - Chương Mỹ hát chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
Dù thách thức vô cùng lớn, song những “ người lái đò” đáng kính ấy lại luôn dành tình yêu với nghề, với trò, luôn tận tâm chỉ bảo, dạy dỗ để học trò bước trên con đường đi đến tương lai tươi sáng. Những áp lực từ cuộc sống, những thách từ nghề dạy học cũng không thể làm nguôi ngoai đi tình yêu nghề sâu sắc của những người giáo viên. Họ sẵn sàng đón nhận những cô cậu học trò kém cỏi, còn chưa ngoan, còn chưa hiểu lẽ đời để dạy dỗ, bảo ban nên người. Họ chịu những sự chỉ trích từ dư luận bởi những tiếng thước đập mạnh, những lần to tiếng với học trò chỉ để mong các em ngoan ngoãn, hoàn thiện bản thân.
Mặc dù nghề giáo có thể chưa đúng, có thể chưa hài lòng, có thể chưa thật sự vừa ý nhưng chắc chắn rằng với tình yêu thường vô bờ bến mà những người cha, người mẹ thứ hai luôn dành tình cảm cho những người học trò. Có thể thấy rằng dù áp lực cỡ nào, mệt mỏi làm sao nhưng chưa bao giờ thầy giáo, cô giáo có suy nghĩ bỏ nghề, bỏ đi những đứa học trò còn ngây ngô, còn mắc sai lầm, đó không phải sự chịu đựng mà đó là sự hi sinh với tình yêu nghề, yêu trò bao la.
Bích Ngọc