Tp. HCM: Tạo cho dân ý thức không xả rác
Hôm nay (11-5), Thành ủy TP HCM tổ chức sơ kết 6 tháng thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19-10-2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện cuộc vận động "Người dân TP HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch và giảm ngập nước" (gọi tắt là cuộc vận động).
Biến bãi rác thành nơi vui chơi
Sau 6 tháng triển khai Chỉ thị 19, tình hình vệ sinh môi trường trên địa bàn TP đã được cải thiện. Có 250 điểm đen về rác thải được xử lý dứt điểm. Hầu hết các tổ chức, hộ gia đình đều ký cam kết cùng chính quyền trong thực hiện thỏa thuận thời gian thu gom rác, giữ gìn vệ sinh môi trường; giảm đáng kể việc vứt rác ra đường phố, kênh rạch và nơi công cộng; số lượng người dân tham gia phân loại chất thải rắn tại nguồn ngày càng tăng.
Phát huy tính cộng đồng để làm sạch môi trường, nâng cao ý thức của người dân (Ảnh minh họa)
Quá trình thực hiện cuộc vận động, nhiều mô hình, cách làm hiệu quả ra đời. Quận 1 có "Đội xung kích thu gom rác của các hộ dân bỏ rác sai giờ quy định" (phường Tân Định), công trình cải tạo mảng tường trên tuyến đường Phan Liêm (phường Đa Kao). Quận Bình Thạnh có công trình xây rào chắn, lắp đặt camera tại cầu Hai Heo (phường 22), tạo mảng xanh tại điểm rác, biến chân cầu Bùi Hữu Nghĩa từ điểm tập kết rác trở thành vườn hoa (phường 2).
Trong khi đó ở quận 3, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội quận phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức hành trình giải cứu rác chết, chương trình "phân loại chất thải rắn tại nguồn" chủ đề "Một giây hành động - bảo vệ môi trường", định kỳ tổ chức ngày hội thu gom vỏ hộp sữa giấy tại các trường, đơn vị trên địa bàn quận để phân loại và tái chế. Tại phường 8 có mô hình "Hợp tác xã vệ sinh môi trường thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường". Phường 10 có chương trình "Cột điện nở hoa". Bên cạnh đó, quận còn tặng 200 thùng phân loại rác 0 đồng.
Đặc biệt, mô hình "Cải tạo bãi rác tự phát thành sân vui chơi cho thiếu nhi" của phường Long Trường, quận 9 mang lại hiệu quả tích cực. Hơn 1 tấn rác các loại ở bãi rác rộng hơn 600 m2 này được dọn sạch, thay vào đó là các bồn hoa làm từ vỏ xe, cây xanh, 10 thùng rác, 4 bộ máy tập thể dục, 8 bộ tiểu cảnh trò chơi phục vụ người dân và các em thiếu nhi vui chơi.
Ngoài ra, để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm vệ sinh môi trường, hầu hết quận huyện đã dùng nhiều cách để tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân: Số điện thoại đường dây nóng, hộp thư, qua mạng xã hội (Zalo, Viber, Facebook)…
Các điểm hẹn tập kết rác tại một số quận, huyện đã được lắp đặt camera để giám sát việc giao nhận rác, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vứt rác, đổ rác không đúng nơi quy định. Nhiều địa phương tổ chức tiếp xúc, lắng nghe ý kiến phản ánh, đóng góp của nhân dân; vận động xã hội hóa việc lắp đặt, bổ sung các camera an ninh kết hợp theo dõi giám sát về môi trường.
Vẫn còn là "cuộc chiến" lâu dài
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế. Đó là công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện chưa thường xuyên, liên tục; một số địa phương, cơ quan, đơn vị chỉ tập trung thực hiện trong thời gian diễn ra lễ phát động và sự chỉ đạo của cấp trên. Việc xử lý rác thải ra đường và kênh rạch, xử lý điểm đen về ô nhiễm chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng vứt rác bừa bãi; phát, rải tờ rơi quảng cáo vẫn còn diễn ra ở nhiều khu vực, tuyến đường,… Tình trạng ô nhiễm bụi, chất thải rơi vãi từ các phương tiện lưu thông trên đường phố (xe tải, xe buýt) vẫn tồn tại. Còn nhiều hộ dân đổ rác không đúng giờ, đúng nơi quy định gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị…
Thời gian tới, để cuộc vận động có hiệu quả tích cực hơn, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM đề ra nhiều giải pháp cụ thể. Trong đó, chú trọng xây dựng các mô hình, cách làm hay, hiệu quả trong tuyên truyền vận động người dân có ý thức bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh thực hiện việc phân loại chất thải rắn tại nguồn.
Thường xuyên tổ chức các "Ngày chủ nhật xanh", "Ngày thứ bảy tình nguyện", "15 phút vì thành phố văn minh - sạch đẹp"... để tuyên truyền, vận động người dân tổng vệ sinh bảo vệ môi trường tại các tuyến đường, hẻm trên địa bàn.
Yêu cầu chính quyền các cấp ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra và xử lý nghiêm tình trạng xả rác ra đường, kênh rạch. Tăng cường công tác quản lý, xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh môi trường; kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường; các trường hợp lấn chiếm cửa xả, hầm ga thoát nước, lấp bít miệng thu nước, công trình lấn chiếm trên kênh rạch.
Nghiên cứu xây dựng chuỗi nhà vệ sinh công cộng. Xã hội hóa việc lắp đặt các thùng rác trên các tuyến đường chính, công viên. Vận động các siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn,… cung cấp dịch vụ nhà vệ sinh miễn phí cho khách vãng lai.
Xử lý kịp thời các điểm ngập cục bộ và ngăn chặn không để phát sinh điểm mới. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án chống ngập trên địa bàn, triển khai có hiệu quả các dự án cải tạo, khai thông, hệ thống các kênh rạch.
Qua 6 tháng triển khai thực hiện cuộc vận động, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn đã tiếp nhận 4.041 thông tin, phản ánh của nhân dân về vệ sinh môi trường và đã xử lý, giải quyết 4.021 vụ việc.
Mức phạt tăng nhưng vướng thủ tục
Tạo thói quen bỏ rác đúng nơi quy định.
Từ ngày 1-2-2017, Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực thi hành. So với quy định cũ, các mức phạt tại nghị định này tăng mạnh. Theo đó, hành vi bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, trung tâm thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng. Các hành vi vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải sẽ bị phạt tiền từ 5 - 7 triệu đồng.
Theo luật sư Nguyễn Đức Thắng Ý, Đoàn Luật sư TP HCM, mức phạt mới đủ sức ngăn chặn những người thiếu ý thức nhưng việc triển khai vẫn còn vướng mắc. Cụ thể, nghị định còn quy định với mức phạt từ 1 triệu đồng trở lên, địa phương phải chuyển hồ sơ đến thanh tra sở TN-MT hoặc Bộ TN-MT xử phạt theo thẩm quyền. Thực tế chỉ rõ thủ tục này quá phức tạp đối với cơ quan lập biên bản xử phạt và cá nhân bị phạt.
Sử dụng công nghệ chống vứt rác bừa bãi
Thông qua ứng dụng "Tân Phú trực tuyến", quận Tân Phú đã bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc phát hiện, xử lý hành vi xả rác bừa bãi. Bất kỳ người dân hoặc cán bộ nào cũng có thể chụp hình, quay phim, xác định thông tin vị trí nơi xảy ra vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và gửi về cho cơ quan xử lý.
Qua hơn một năm triển khai, các đơn vị đã nhận 110 tin phản ánh vi phạm trật tự đô thị, trong đó cơ quan chức năng đã xử lý phản ánh về tình trạng xả rác, nước thải ra hè phố 26 tin, lập biên bản nhắc nhở 22 vụ việc, ban hành 4 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 1.400.000 đồng.
Tương tự, UBND quận 10 cũng áp dụng phần mềm quận 10 trực tuyến để phát hiện, xử lý các hành vi xả rác nơi công cộng. Ngoài ra, lãnh đạo khu phố 2, phường 11 của quận này còn xây dựng mô hình làm túi từ giấy, báo cũ để tặng các tiểu thương nhằm hạn chế sử dụng túi ni-lông. Quận đoàn 10 thì tổ chức sơn nắp hố ga để tuyên tuyền người dân không vứt rác ra hố ga, miệng cống.
PV
Các tin khác

Gạo giảm phát thải góp phần bảo vệ môi trường và nâng tầm vị thế gạo Việt Nam

Sai phạm trong kiểm dịch sản phẩm lợn bệnh của Công ty C.P. Việt Nam

Chung tay bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương

Kiểm định khí thải xe máy từ tháng 7/2027

Lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu lô gạo phát thải thấp sang thị trường Nhật Bản

Cần Thơ thả 100 ngàn con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản

Chấm dứt ô nhiễm nhựa từ mỗi hộ gia đình

Cao Bằng: Tổ chức hội nghị tập huấn báo cáo số liệu phát thải khí nhà kính trong ngành Y tế tỉnh

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Sạt lở ở Cần Thơ khiến 1 nhà dân bị sụp xuống sông

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Gạo giảm phát thải góp phần bảo vệ môi trường và nâng tầm vị thế gạo Việt Nam

Cần Thơ thả 100 ngàn con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản

Cao Bằng: Tổ chức hội nghị tập huấn báo cáo số liệu phát thải khí nhà kính trong ngành Y tế tỉnh

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Sai phạm trong kiểm dịch sản phẩm lợn bệnh của Công ty C.P. Việt Nam

Lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu lô gạo phát thải thấp sang thị trường Nhật Bản

Vấn nạn hàng giả: Nâng chế tài xử phạt, bịt “lỗ hổng” từ khâu quản lý

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Vĩnh Phúc: Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và biểu dương người làm báo tiêu biểu

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Cần Thơ: Họp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Kế hoạch tổng thể về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
