“Trồng rừng giữ nước” cho Ninh Thuận
Cơn ác mộng mùa khô
Tiến sĩ Trương Văn Vinh (Phó Trưởng khoa Lâm Nghiệp - ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) không thể nào quên cảnh anh bắt gặp đàn Voọc chà vá chân đen lang thang xuống tận đường cái tìm kiếm thức ăn giữa mùa khô.
Điều này rất lạ, bởi Voọc chà vá chân đen là loài rất nhút nhát, di chuyển trên cây, và chỉ ăn lá non, hoa quả. Vào mùa hạn, cơn đói đẩy chúng vào hoàn cảnh nguy hiểm: phải ra tận bìa rừng, thậm chí xuống đường cái để tìm thức ăn. Từ đỉnh núi xuống đường, chúng di chuyển qua lại những ngọn cây khô trụi vì thiếu mưa và quãng đường dài đến ba bốn cây số.
Đàn Voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) xuống đường cái kiếm ăn, ven Rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam, Ninh Thuận, 2020.
Không chỉ đối với đàn voọc, mùa khô cũng là cơn ác mộng của những hộ dân chăn nuôi. Ninh Thuận có đến 10/12 tháng nắng nóng kéo dài, các kênh hồ cạn khô đáy. Tháng ba năm ngoái, chỉ tính riêng huyện Thuận Nam, hơn 54.000 con cừu (hơn một nửa số cừu của toàn tỉnh) phải sống trong cảnh thiếu thức ăn và nước uống[1].
Tình hình không cải thiện trong năm nay. Báo cáo mới nhất của Chi cục chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Thuận cho thấy: tổng sản lượng thức ăn thô thu gom được từ trồng trọt và cỏ tự nhiên chỉ còn đủ ăn cho đàn gia súc trong vòng một tháng tới, nếu dè sẻn. [2]
Quang cảnh mất rừng tại phía Nam huyện Thuận Nam
Thuận Nam, Ninh Thuận không đương nhiên là một vùng khô hạn. Ba mươi năm trước, dãy núi phía Nam vẫn còn rừng. Người ta tìm thấy những gốc cây to còn sót lại của cơn sốt “hầm than” mấy chục năm về trước. Rừng mất vì những cây gỗ đã được chặt hạ để nằm om trong những chiếc lò ém khí[3], trở thành miếng than hoa, than củi mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Không còn cây lớn che bóng mát, đám cỏ khô trụi khi mùa nắng tới. Đó là lý do đám cừu, dê và cả đàn voọc lâm vào cảnh thiếu đói.
Nỗ lực “Trồng rừng giữ nước”
Chỉ còn một tin vui giữa lưng chừng đồi trọc phía Nam huyện Thuận Nam. Giữa vùng núi đá, còn một cây si lớn, rễ cây vươn xa bám vào vách đá và tán cây tỏa rộng ra xung quanh. Dưới tán cây có một hốc đá có nước quanh năm. Bác Dáng, người dân tộc Chăm đã lên đây dựng lều ở hơn chục năm nay. Bác Dáng và đàn dê có cuộc sống an bình mặc cho sự khắc nghiệt của thời tiết chính là nhờ vào nguồn nước quanh năm ở trong hốc đá ấy.
Cây si và hốc đá còn lại giữa núi đá phía Nam huyện Thuận Nam
Câu chuyện của bác Dáng nhắc lại một thông điệp tưởng đã sáo rỗng: “muốn có nước thì phải có cây”.
Việc phục hồi rừng đã luôn nằm trong mục tiêu của Ban Quản lý Rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam trong hơn 15 năm qua. Thách thức của việc trồng rừng, là phải chọn được loài cây tiên phong, có thể sống sót được qua mùa khô, mà không biến thành nguồn thức ăn của dê, cừu, bò. Về lâu dài, khi loài tiên phong phát triển, chúng sẽ tạo nên một tiểu khí hậu mới ôn hòa hơn, cho phép các loài cây bản địa khác phát triển. Rừng được tái sinh nghĩa sẽ có cỏ trong mùa khô, lưu trữ được nước ngầm, chắn gió, chắn cát bay, bảo vệ toàn bộ người dân bên kia cánh rừng.
Chiến lược này được áp dụng trong dự án “Giao hưởng rừng xanh” tại Ninh Thuận với loài tiên phong là cây Thanh thất (Ailanthus triphysa). Đây là loài cây bản địa, sinh trưởng được qua mùa khô hạn. Hơn nữa, cây Thanh thất là loài cây mà dê, bò, cừu không ăn được. Sau khi cây phát triển, dự án sẽ trồng thêm một số loài cây bản địa (như Tử đinh hương, Nhàu rừng…), nhằm bổ sung tầng tán, tăng đa dạng sinh học cũng như cải thiện khả năng phòng hộ của rừng.
Dự án “Giao hưởng rừng xanh” tại Ninh Thuận được triển khai nhờ sự phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận, Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam và Quỹ Sống. Trong năm 2021, dự án sẽ trồng mới và chăm sóc hơn 40.000 cây Thanh thất trên diện tích 20 hecta tại rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam Ninh Thuận; và tiếp tục mở rộng diện tích và chất lượng rừng trồng trong những năm tiếp theo.
Các cách tham gia đóng góp cho Chiến dịch “Trồng rừng giữ nước”
Trồng rừng gắn liền nghiên cứu khoa học
Quỹ Sống có kế hoạch phối hợp cùng với TS. Trương Văn Vinh (Phó Trưởng khoa Lâm Nghiệp - ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh), trong một số thử nghiệm nghiên cứu. Đầu tiên là thử nghiệm sử dụng phân hữu cơ vi sinh, nhằm tăng độ ẩm của đất trồng, cung cấp dinh dưỡng cho cây non từ khi trồng, giúp cây non sống sót qua mùa khô khắc nghiệt. Hơn nữa, dự án cũng đầu tư vào việc lắp đặt các thiết bị nhằm theo dõi độ ẩm đất, quan trắc mạch nước ngầm và thiết lập các ô điều tra rừng định vị. Hơn nữa, dự án cũng đầu tư vào việc lắp đặt các thiết bị nhằm theo dõi độ ẩm đất, quan trắc mạch nước ngầm và thiết lập các ô điều tra rừng định vị. Đây là những phương pháp theo dõi tình hình sinh trưởng của cây, tỷ lệ sống và các yếu tố mực nước ngầm, độ ẩm đất qua các năm.
Việc nghiên cứu này nhằm cung cấp những cơ sở khoa học trong công tác trồng rừng và phục hồi hệ sinh thái rừng tại khu vực khô hạn Ninh Thuận, là nguồn tư liệu bổ trợ cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách phát triển lâm nghiệp tại khu vực này. Đồng thời, những quan trắc này sẽ minh chứng cho vai trò của rừng trong việc cải thiện các yếu tố môi trường tại khu vực.
Trồng và bảo vệ được những cánh rừng, là việc không thể chần chừ thêm nữa, để mùa khô Ninh Thuận không còn là cơn ác mộng với gia đình Voọc chà vá chân đen còn lại ở Thuận Nam và những hộ gia đình lấy chăn nuôi làm nguồn sinh kế chính như gia đình bác Dáng.
Quỹ Sống (tên đầy đủ là Quỹ Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng Sống bền vững) là quỹ xã hội hoạt động phi lợi nhuận được thành lập vào ngày 07/11/2018 theo quyết định số 2470/QĐ/BNV của Bộ Nội vụ. Chiến dịch “Trồng rừng giữ nước” là chiến dịch gây quỹ cộng đồng cho dự án Forest Symphony Thuận Nam, Ninh Thuận. Chiến dịch kêu gọi cộng đồng chung tay đóng góp để cùng trồng rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam, Ninh Thuận. Để tham gia đóng góp cho các dự án trồng rừng của Quỹ Sống, bạn có thể gửi đến Số tài khoản: 0541-000-3233-68 Tên tài khoản: QUY HO TRO PT CONG DONG SONG BEN VUNG Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), Chi nhánh Chương Dương, Hà Nội Mã Chuyển khoản: TRONG RUNG-SĐT-Họ tên bạn |
KHẢ HƯƠNG
[2] http://chicuccntyninhthuan.gov.vn/tintuc/13395_Tin%20t%E1%BB%A9c%20li%C3%AAn%20quan.aspx
[3] http://thancuinuong.com/huong-dan-ky-thuat-ham-dot-than-cui-than-hoa/
Các tin khác

Ngăn chặn triệt để vi phạm an toàn thực phẩm

Tiếp tục tăng cường quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm

Truy xuất nguồn gốc để giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm

Thu giữ gần 1 tấn thực phẩm nhập lậu

Cần luật hóa dinh dưỡng học đường

Hà Nội: Nhiều học sinh ngộ độc sau khi uống nước ngọt miễn phí ngoài cổng trường

Đảm bảo an toàn thực phẩm sau bão, lũ

Đồng Tháp: Xử phạt cơ sở bánh mỳ thịt gây ngộ độc khiến 149 người cấp cứu

Đắk Lắk: Thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp tết trung thu năm 2024
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Khu sinh thái Sông Hậu Farm tất bật gói bánh chưng lớn nhất miền Tây
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Yên Bái: Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải ra môi trường

Ngày 10/2: Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Hãy cùng nhau gieo mầm công nghệ để đơm hoa, kết trái cho tương lai xanh

Nuôi tôm theo hướng xanh, góp phần giảm phát thải khí nhà kính

Nông dân trồng lúa theo hướng xanh, sạch, thân thiện với môi trường

Chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu

Sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Ngành giáo dục triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Tạm dừng lưu thông phụ gia thực phẩm hương cà phê và hương bơ

Nhiều thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm thực hiện trực tuyến

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Một cá thể rùa biển được thả về môi trường tự nhiên

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Cần Thơ tổ chức họp mặt và giao lưu với các nhân chứng lịch sử

Đại hội cổ đông ABBANK năm 2025: Kế hoạch lợi nhuận 1.800 tỷ đồng và chiến lược phát triển bền vững

Chứng khoán BSC – BIDV mục tiêu lợi nhuận và dự kiến chi trả cổ tức

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư năm 2025: Tăng cường hợp tác chuyển đổi xanh bền vững

Người dân lo lắng, bất an vì sữa giả, thuốc giả và giá vàng tăng đột biến

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
