Uống nước lá sầu đâu, coi chừng mất mạng
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Đối với người dân An Giang, món gỏi sầu đâu được ví như đặc sản của địa phương và được nhiều khách thập phương ưa chuộng.
Thế nhưng mới đây, BV Nhi Đồng 1 TP.HCM lại tiếp nhận một bé gái 2 tuổi đã tử vong sau khi uống nước lá sầu đâu để xổ giun.
BS Bạch Văn Cam, cố vấn khối hồi sức cấp cứu, BV Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết: mới đây, bệnh viện này tiếp nhận một bé gái hai tuổi (ở Cần Đước, tỉnh Long An) nhập viện trong tình trạng co giật, hôn mê sau khi uống nước sắc từ lá, vỏ và hạt sầu đâu.
Trước khi nhập viện, bệnh nhi đã có biểu hiện nôn ói, đau bụng, tiêu chảy. Dù được thở oxy, rửa dạ dày, uống than hoạt tính... nhưng do bệnh nhi đến trễ nên đã tử vong sau đó.
Người nhà bệnh nhi kể, trước đây có xin một cây sầu đâu (xoan) ở miền Bắc về trồng trước sân để lấy bóng mát, gỗ dùng làm cột nhà. Khi cây lớn, trổ hoa màu tím rất đẹp và nghe nhiều người truyền miệng lấy lá, vỏ cây và hạt sầu đâu nấu nước uống sẽ tẩy giun cho nên gia đình đã làm theo.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, lá sầu đâu làm gỏi là món đặc sản của người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhất là An Giang. Ở các chợ, sầu đâu được buộc sẵn thành từng bó, bán như các loại rau.
Nhiều website, trang du lịch quảng cáo về món ăn từ lá sầu đâu như: “Cây sầu đâu ở miền Bắc, miền Trung có hoa màu tím, đặc biệt lá độc không ăn được; còn sầu đâu miền Tây có hoa trắng, lá đắng nhưng chứa hoạt chất giúp thông tiểu, thanh nhiệt, ngủ ngon, giảm đau nhức khớp, cao huyết áp, kể cả bệnh ngoài da. Hai loại lá này nhìn giống nhau nhưng chỉ khác nhau màu hoa.
Theo người sành ăn, món này ăn thử lần đầu có vị đắng nhưng qua lần thứ hai là… ghiền. Lá sầu đâu sau khi lặt lấy những lá non, rửa sạch thì chần với nước sôi cho bớt đắng. Nếu thích vị đắng của sầu đâu thì chỉ cần ướp nước đá cho lá tươi giòn, rồi trộn với thịt ba chỉ thái nhỏ, tôm đất luộc, khô cá sặt...”.
Vậy, có bao nhiêu loại sầu đâu?
Không phải loại nào cũng ăn được
BS Trần Văn Năm, Phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cho biết, hiện nay ở nước ta có nhiều loại sầu đâu. Cây sầu đâu bản địa của Việt Nam có tên khoa học là meliaazedarach L. thuộc họ xoan (meliaceae) nên còn gọi là cây xoan, xoan trắng, sầu đông, thầu đâu, khổ luyện, xuyên luyện... Cây to, thân gỗ cao từ 8 - 15m, lá kép lông chim lẻ, cụm hoa mọc ở lá thành xim phân đôi, mọc trước hoặc cùng thời gian với lá non. Hoa có màu trắng hoặc tím nhạt.
Cây sầu đâu này hiện có tên trong danh sách dược liệu của Việt Nam. Các bộ phận của cây có vị đắng, tính lạnh nhưng chỉ vỏ rễ và vỏ thân cây mới được dùng trong y học. Hoạt chất chính trong vỏ rễ và thân là chất toosendamin, còn gọi là khổ luyện tố, có tác dụng diệt giun đũa, giun kim, chống nấm, chống độc tố botudin do vi khuẩn gây ra. Riêng các bộ phận khác của sầu đâu có chứa độc tố. Tùy vào liều lượng, độ mẫn cảm của đối tượng sử dụng mà mức độ độc tính cũng khác nhau.
Ăn quả sầu đâu có thể bị ngộ độc như: nôn mửa, tiêu chảy, suy thận, xuất huyết nội tạng, tim đập nhanh... Lá sầu đâu được dùng làm thuốc diệt côn trùng, sâu bọ chứ không ăn vì có thể gây nguy hiểm và cũng chưa được nghiên cứu nhiều. Theo kinh nghiệm dân gian, người ta cho lá sầu đâu vào chum đựng các loại hạt ngũ cốc, gạo... để tránh phát sinh nấm, sâu mọt hoặc dùng nước sắc lá sầu đâu (4kg lá trong 10 lít nước) phun lên lá cây bị sâu bọ ăn hại.
Cũng theo BS Năm, ngoài cây sầu đâu bản địa thì hiện ở nước ta còn có thêm hai loại là sầu đâu Ấn Độ và sầu đâu rừng. Cây sầu đâu Ấn Độ còn có tên khác là cây nim, có thể dùng để làm gỏi (còn gọi là xoan ăn gỏi). Sầu đâu Ấn Độ đang được trồng nhiều và phát triển tốt tại Ninh Thuận.
Ngành y học Ấn Độ dùng các bộ phận của cây này để trị bệnh ngoài da, kháng khuẩn, chữa vết loét, trị nấm... nhưng chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam. Đây có thể là cây mà người dân các tỉnh miền Tây dùng lá để ăn gỏi.
Còn sầu đâu rừng có tên khoa học bruceajavanica (L.)merr., thuộc họ thanh thất (simaroubaceae), cây dạng tiểu mộc, mọc thành bụi, chùm; còn gọi là sầu đâu cứt chuột, khổ luyện tử, nha đảm tử, khổ sâm... Loại này có công dụng và độc tính giống sầu đâu bản địa.
Như vậy, trong ba loại sầu đâu nói trên, chỉ có loại sầu đâu Ấn Độ là được sử dụng để ăn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, nhìn chung các loại sầu đâu đều có dược tính, tuy đem lại lợi ích trị bệnh nhưng độc tính cũng cao. Nếu sử dụng không đúng và quá liều có thể ảnh hưởng xấu, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, người dân không nên sử dụng làm thuốc hoặc rau ăn hằng ngày một cách tùy tiện, đặc biệt, không nên ăn một lúc quá nhiều vì độc tố sẽ vượt khả năng chịu đựng của cơ thể.
Theo Thanh Toàn - Phụ Nữ Online
Các tin khác

20 trẻ mắc bệnh teo cơ tủy tham gia thử nghiệm lâm sàng liều thuốc 50 tỉ

Bộ Y tế: Thu hồi toàn bộ lô thuốc nhỏ mắt, tai Ofleye Drops

Chủ động phòng bệnh và theo dõi sức khỏe trong mùa hè

Giám sát chặt việc sản xuất thuốc thông qua nguyên tắc GMP

Tăng cường bảo vệ người bệnh và nhân viên y tế trong thời tiết nắng nóng

Vĩnh Phúc kiểm soát hiệu quả mất cân bằng giới tính khi sinh

Israel thực hiện thành công ca cấy ghép tim nhân tạo hoàn toàn

Bệnh nhân bị u màng não sàn sọ giữa được phẫu thuật thành công

Tổ hợp Y tế Phương Đông mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế với chuyên gia y tế Pháp
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Vì sao COVID-19 gây tổn thương kéo dài trong cơ thể

20 trẻ mắc bệnh teo cơ tủy tham gia thử nghiệm lâm sàng liều thuốc 50 tỉ

Israel thực hiện thành công ca cấy ghép tim nhân tạo hoàn toàn

Bệnh nhân bị u màng não sàn sọ giữa được phẫu thuật thành công

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm thể dục sức khỏe quốc tế đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người lớn tuổi

Chủ động phòng bệnh và theo dõi sức khỏe trong mùa hè

Vĩnh Phúc kiểm soát hiệu quả mất cân bằng giới tính khi sinh

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Giám sát chặt việc sản xuất thuốc thông qua nguyên tắc GMP

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Một cuộc gặp tình nghĩa trăm năm

Ô nhiễm rác thải nhựa sinh hoạt: Mối nguy hại hiện hữu trong mùa mưa bão

Nhật ký tuổi vàng: Hành trình theo đuổi hạnh phúc và an yên tại Phương Đông Asahi

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số: Tăng tốc 'Make in Vietnam', vươn ra toàn cầu

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
