Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu may mặc lớn thứ 2 thế giới
Theo báo cáo thống kê thương mại thế giới năm 2021 mới nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đã có sự duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục trong các năm, và năm 2020 lần đầu tiên đã vượt qua Bangladseh để trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới.
Trung Quốc tiếp tục giữ vững vị trí số 1 với kim ngạch xuất khẩu đạt 142 tỷ USD năm 2020, chiếm 31,6% thị phần xuất khẩu toàn cầu. Ngay sau là Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 29 tỷ USD, chiếm 6,4% trong khi đó Bangladesh chỉ đạt 28 tỷ USD, chiếm 6,3%.
Báo cáo của WTO cũng cho thấy xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đã giảm 7,0% trong năm 2020 so với 2019 trong khi Bangladesh đối mặt với mức giảm 15%.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến các nhà máy tại Bangladesh phải đóng cửa do nhiều nhãn hàng phương Tây hủy hợp đồng hoặc trì hoãn việc thanh toán.
Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu may mặc lớn thứ 2 trên thế giới
Nhờ sự kiểm soát dịch tốt tại Việt Nam trong năm 2020, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả, doanh nghiệp dệt may Việt Nam đáp ứng tốt các quy định về tuân thủ, luôn tìm cách đa dạng hóa sản xuất, không chỉ là hàng may mặc thời trang nhanh (giá rẻ, hợp thời trang) mà còn cả quần áo và phụ kiện tầm trung và cao cấp, xuất khẩu dệt may Việt Nam tuy có sụt giảm so với 2019 nhưng mức sụt giảm vẫn thấp hơn so với thị trường Bangladesh.
Thống kê của WTO cũng cho thấy trị giá xuất khẩu của 10 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu ở mức 378 tỷ USD, giảm mạnh so với 411 tỷ USD hồi năm 2019.
Khi Việt Nam trở thành nước xuất khẩu may mặc lớn thứ ba sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), theo công bố của WTO, Bangladesh tụt xuống vị trí thứ tư.
Nếu con số xuất khẩu kết hợp của EU được phân tách theo quốc gia, thì Việt Nam và Bangladesh sẽ lần lượt là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai và thứ ba toàn cầu.
Ấn Độ cũng tụt xuống vị trí thứ sáu khi Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua quốc gia Nam Á này trở thành nhà xuất khẩu may mặc lớn thứ năm trên toàn cầu. Xuất khẩu từ Ấn Độ đã giảm 25% trong năm 2020.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt trên 22 tỷ USD so với mục tiêu khoảng 39 tỷ USD của năm nay, thị phần của ngành dệt may tăng lên 6,7% so với 5% của năm ngoái. Tuy nhiên, mục tiêu này đang trở nên khó hơn khi nhiều doanh nghiệp tại phía Nam đang phải tạm dừng sản xuất để phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16 của Chính phủ.
Hoạt động sản xuất dệt may trong tháng 8 tại khu vực phía Nam hiện đã bị đứt gãy 90%, rủi ro từ giao hàng chậm, mất khách hàng và ảnh hưởng đến phát triển ngành trong năm 2022 rất hiện hữu.
Do đó, đứt gãy nguồn cung của các phía Nam lúc này đang là thách thức cực kỳ lớn với toàn ngành dệt may, trước hết hết là áp lực giao hàng cho các nhãn hàng.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang cho biết, hiện sức mua hàng thời trang toàn cầu của các nước lớn như Mỹ, EU đang tăng 16-17% so với cùng kỳ, có những mặt hàng tăng 30%, nhưng doanh nghiệp không giao hàng kịp thì rủi ro không thể đong đếm nổi, vì vừa bị phạt hợp đồng vừa mất uy tín trong kinh doanh. Vứi tình hình dịch bệnh phức tạp trên cả nước, nhất là đối với các tỉnh phía Nam, hoạt động may mặc ở các tỉnh có dịch bệnh đang bị đứt gãy do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Dự kiến, trong tháng 8, hoạt động sản xuất có thể bị đứt gãy tới 90%, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ xuất khẩu.
Bởi vậy, theo ông Giang, xuất khẩu những tháng cuối năm của ngành sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh. Nếu dịch được khống chế, tháng 9 các nhà máy mở cửa trở lại thì vẫn có khả năng xuất khẩu đạt 39-39,5 tỷ USD, còn không chỉ dừng ở 32-33 tỷ USD.
NHẬT HẠ
Các tin khác

Chiến lược phát triển bền vững – lợi thế mới cho Vinamilk gia tăng năng lực hội nhập toàn cầu

Vietjet nhận giải thưởng danh tiếng toàn cầu World Travel Awards về dịch vụ khách hàng

Lần đầu tiên Việt Nam có 1 đại diện nằm trong top 10 thương hiệu có tính bền vững cao nhất toàn cầu

Vinamilk tiếp sức nhà vô địch nhí bứt phá tại Robotacon WRO 2023

Điều gì giúp duy trì sức hấp dẫn của Vinamilk với người lao động trẻ?

Ứng dụng VCB Digibank ra mắt phiên bản mới 5.5.9

Bắc Ninh: Ứng dụng Thương mại điện tử trong kết nối cung - cầu

Cao Kim được vinh danh trong Top 20 dịch vụ hoàn hảo năm 2023

Cánh rừng Net Zero Vinamilk “check-in” tại Cực Nam tổ quốc với Dự án tái sinh 25 hecta rừng ngập mặn
Đọc nhiều

“Ngày hội đến trường của bé tại Trường Mầm non Quế Nham

Trường Mầm non Thánh Gióng đón chào năm học mới

Trường tiểu học Đô thị Việt Hưng: Chào mừng năm học mới

Bất thường bé sơ sinh tử vọng tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc sau khi tiêm vaccine viêm gan B

UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo giải quyết dứt điểm ô nhiễm môi trường và sai phạm của trang trại lợn Thọ Hà, xã Trung Mỹ (Bình Xuyên)
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Hướng dẫn mới về đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc

Nhiều hoạt động trong Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền – Cần Thơ

Trung thu trọn yêu thương, rinh vé 0 đồng bay Vietjet muôn phương

Đầu tư phát triển bền vững, Vinamilk luôn nằm trong top doanh nghiệp niêm yết hàng đầu hơn 10 năm qua

Góp thêm ánh sáng cho lễ hội Deepavali, Vietjet tung vé bay chỉ từ 0 đồng tới Ấn Độ

Sắp diễn ra Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23

Gia Lai nỗ lực phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững

Chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước

Dư nợ tín dụng tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước

Công ty D&T Việt Nam: 15 năm phát triển khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp

Duy Minh Advertising tự hoàn thiện và đổi mới để phù hợp hơn với thị trường

Doanh nghiệp trẻ và khát vọng cống hiến cho cộng đồng

NuiPhao Mining được vinh danh Top 100 Sao Vàng Đất Việt 2021

Điểm lại những sự kiện đình đám được tổ chức tại miền kỳ quan MerryLand Quy Nhơn

Comath hội tụ Triển lãm Vietbuild Hà Nội 2023 lần thứ hai

“Đòn bẩy” thúc đẩy cho sự “trỗi dậy” bất động sản tại Tuyên Quang “Thời điểm vàng” để đầu tư

King Island - Khẳng định “đặc quyền” sống thượng lưu
Nổi bật

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không chỉ thuần túy là ứng dụng công nghệ

Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng

Khuyến học, khuyến tài góp phần khơi dậy sức mạnh, trí tuệ Việt

Tổ chức "Vui tết trung thu" cho các em học sinh năm 2023

Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam tổ chức triển lãm Science Tornado mùa 10

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
