Xạ trị ung thư bằng ptoton hiệu quả hơn băng photon
Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị cho khối u ác tính. Trong đa số trường hợp các bác sĩ sử dụng bức xạ photon, mặc dù kết quả của các cuộc nghiên cứu được thực hiện trong những năm gần đây cho thấy rằng, liệu pháp proton giúp giảm nguy cơ tác dụng phụ khoảng 2/3 so với xạ trị bằng photon. Hơn nữa, tỷ lệ chữa khỏi ở những bệnh nhân được điều trị bằng một trong hai loại điều trị gần như giống hệt nhau.
Các nhà khoa học từ Trung tâm ung thư Abramson thuộc Trường Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ) đã tiến hành một nghiên cứu so sánh, kết quả đã xác nhận rằng liệu pháp flash giúp giảm nguy cơ tác dụng phụ khoảng 2/3 so với xạ trị bằng photon. Trong trường hợp này, tỷ lệ chữa khỏi ở những bệnh nhân nhận được một trong hai lựa chọn điều trị là gần như nhau.
Do proton có khối lượng lớn hơn electron rất nhiều lần, nên góc tán xạ gây nên do proton nhỏ hơn so với electron. Nhờ đó chùm tia bức xạ tập trung chính xác hơn vào khối u, gây tổn hại tối thiểu cho các mô lân cận. Ngoài ra, toàn bộ thời gian điều trị có thể rút ngắn xuống còn một giây chứ không phải vài tuần với xạ trị bằng photon.
"Kinh nghiệm lâm sàng của chúng tôi đã chỉ ra rằng liệu pháp proton có một số lợi thế, nhưng thật không ngờ rằng, tác dụng của nó lại lớn như vậy”, - tác giả chính của công trình nghiên cứu, tiến sĩ James Metz, Giám đốc Trung tâm trị liệu Proton tại Đại học Pennsylvania cho biết như trên.
Đây là lần đầu tiên bất cứ ai công bố phát hiện chứng minh tính khả thi của việc sử dụng proton chứ không phải electron để tạo ra các liều flash với máy gia tốc hiện đang được sử dụng để điều trị lâm sàng. Điều đó cho thấy rằng bức xạ proton có thể được sử dụng để điều trị ung thư hiệu quả ngay cả bây giờ, mà không cần phải tạo ra thiết bị đặc biệt.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn phải thực hiện những cải tiến nhất định. Ví dụ, các tác giả lưu ý rằng họ phải phát triển các cảm biến đặc biệt để tạo ra liều lượng cần thiết với các proton, bởi vì các máy dò tiêu chuẩn nhanh chóng bão hòa do liều lượng bức xạ quá lớn và vận tốc hạt siêu cao.
Tiến sĩ Metz nói: "Chúng tôi đã có thể phát triển các hệ thống chuyên dụng trong phòng nghiên cứu để tạo ra các liều flash. Nhiều cuộc thí nghiệm chứng minh rằng chúng tôi có thể điều khiển chùm proton trên thiết bị đang được sử dụng trong các cơ sở nghiên cứu truyền thống".
Các tác giả nghiên cứu tin rằng, việc tối ưu hóa các thiết bị sẽ cho phép thực hiện các thử nghiệm lâm sàng, để sử dụng phương pháp trị liệu flash trong thực hành y tế rộng rãi.
Linh Đức