Bác sĩ trẻ đam mê với y học hạt nhân
Bác sĩ trẻ Mai Hồng Sơn là chuyên gia trong lĩnh vực Y học hạt nhân ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Ảnh do nhân vật cung cấp).
Thành công của bác sĩ Mai Hồng Sơn là minh chứng cho sự nỗ lực của tuổi trẻ trên con đường chinh phục những thử thách mới.
Sau khi tốt nghiệp, anh Mai Hồng Sơn (sinh năm 1984) trở về nước, về làm việc tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2010 và được phân vào làm việc chuyên ngành y học hạt nhân. Lúc đó, chuyên ngành này hoàn toàn mới mẻ đối với nhiều bác sĩ.
Với mong muốn sẽ tìm thấy thành công ở những thử thách mới, bác sĩ Sơn quyết định theo đuổi chuyên ngành y học hạt nhân. Nhớ lại những ngày đầu mới về đơn vị, bác sĩ Mai Hồng Sơn cho biết: Vì là chuyên ngành mới nên bản thân luôn cảm thấy nhiều áp lực và khó khăn khi tiếp cận. “Trước đây, tôi chỉ có kiến thức cơ bản về chẩn đoán hình ảnh thường quy, trong khi đó y học hạt nhân lại là hình ảnh chức năng, hình ảnh chuyển hóa nên rất bỡ ngỡ”, anh cho biết.
“Y học hạt nhân là chuyên ngành mới ở Việt Nam và có rất ít người chọn nên tôi cũng chưa rõ con đường đi sẽ thế nào. Ban đầu tôi thấy khó mường tượng và có những lúc thấy nản lòng. Khi đó Khoa Y học hạt nhân đã được trang bị rất nhiều máy móc hiện đại của Hoa Kỳ và châu Âu nên việc tiếp cận kỹ thuật mới là vô cùng khó khăn. Công việc đòi hỏi phải thành thạo tiếng Anh để đọc tài liệu cũng như nghiên cứu nên yêu cầu của lãnh đạo Khoa và Bệnh viện là rất khắt khe đối với bác sĩ trẻ”, bác sĩ Sơn cho biết thêm.
Khi mới bước vào nghề, bác sĩ Sơn đã phải dành rất nhiều thời gian ngoài giờ cũng như ngày nghỉ để tự học thêm tiếng Anh chuyên ngành trong hai năm liền. Thời gian trôi qua, với sự giúp đỡ của PGS.TS Lê Ngọc Hà - Chủ nhiệm Khoa Y học hạt nhân và các đồng nghiệp, sự nỗ lực của bản thân, anh Sơn đã tiến bộ dần và thấy yêu thích chuyên ngành y học hạt nhân này hơn. Từ đó, anh miệt mài, hăng say làm việc và đã bắt đầu ấp ủ thực hiện các kỹ thuật mới và nghiên cứu khoa học.
Sau khi được thực tập và tập huấn ở nhiều nước phát triển như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore..., bác sĩ Mai Hồng Sơn đã tham gia thực hành các kỹ thuật hàng đầu của y học hạt nhân tại Việt Nam đó là: PET/CT, SPECT/CT ứng dụng trong chẩn đoán các bệnh ung thư, thần kinh, tim mạch và nội tiết. Kỹ thuật PET/CT trong ung thư của Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện TWQĐ 108 nhận được sự quan tâm của nhiều bác sĩ đầu ngành trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, kỹ thuật chụp PET/CT có tiêm thuốc cản quang trong ung thư đầu cổ mà bác sĩ Sơn tham gia đã giành được giải nhất Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành y tế khu vực Hà Nội năm 2013. Sau đó, công trình này còn được công bố trên tạp chí y khoa quốc tế. Đây là kỹ thuật cũng chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam vì nó đòi hỏi trang thiết bị hiện đại với sự tỉ mỉ, cầu kỳ trong khi thực hiện. Ở những bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc xạ trị, các mốc giải phẫu đã thay đổi và gây khó khăn cho PET/CT toàn thân thông thường để phát hiện tổn thương. Do đó, chụp PET/CT có tiêm thuốc cản quang trong ung thư đầu cổ kết hợp hình ảnh chuyển hóa và CT có tiêm thuốc cản quang đã nâng cao được giá trị chẩn đoán trong phát hiện tái phát tại chỗ, di căn hạch vùng, phục vụ tốt hơn cho chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tại Bệnh viện TWQĐ 108.
Bác sĩ Sơn cho biết anh đang thực hiện kỹ thuật lập kế hoạch điều trị ung thư gan nguyên phát bằng hạt vi cầu gắn Y90 với kinh nghiệm trên 100 bệnh nhân. Đây là kỹ thuật mũi nhọn của Bệnh viện TWQĐ 108, là một trong những công trình tiêu biểu trong cụm công trình được Giải thưởng Hồ Chí Minh. Kỹ thuật này còn rất mới ở Việt Nam và cũng chỉ được triển khai ở một số nước trên thế giới trong những năm gần đây. Chia sẻ thêm về kế hoạch này, bác sĩ Mai Hồng Sơn cho biết: “Lập kế hoạch điều trị trên hình ảnh SPECT/CT đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, sự tỉ mỉ, tìm tòi, kết hợp hình ảnh giải phẫu trên CT và hình ảnh chuyển hóa trên SPECT, cũng như hình ảnh 90Y-PET/CT sau điều trị”.
Kỹ thuật mà bác sĩ Sơn đang triển khai có thể giúp nâng liều điều trị vào tổ chức ác tính cao hơn so với kỹ thuật thông thường, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn cho cơ quan lành. Kỹ thuật này đã được thực hiện cho nhiều bệnh nhân ung thư gan giai đoạn trung gian. Để phát triển chuyên ngành của mình, bác sĩ Mai Hồng Sơn đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết. Làm việc trong giờ chưa đủ, anh còn dành thêm thời gian ngoài giờ để nghiên cứu, hợp tác và đào tạo cùng các đồng nghiệp trong và ngoài nước.
Bác sĩ Mai Hồng Sơn đã có gần 20 bài báo khoa học, trong đó có 1 bài báo được công bố quốc tế năm 2016. Bên cạnh đó, anh còn tham gia 3 đề tài cấp nhà nước, chủ trì 4 đề tài cấp cơ sở và đã được nghiệm thu đạt.
Trong hợp tác quốc tế, bác sĩ Mai Hồng Sơn còn là giảng viên chính của module đào tạo PET/CT trong ung thư thực quản thuộc dự án hợp tác với đại học Seoul (Hàn Quốc). Ngoài ra, anh còn là thành viên tích cực tham gia hợp tác với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trong dự án PERTAIN và các dự án hợp tác kỹ thuật của IAEA và Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện TWQĐ 108 thông qua Bộ Khoa học Công nghệ để phát triển y học hạt nhân tại Việt Nam.
Dự án hợp tác kỹ thuật giai đoạn 2020 - 2022 đã được duyệt để phát triển phương pháp y học hạt nhân mới Theranostic trong ung thư tiền liệt tuyến và ung thư gan tại Việt Nam trong những năm tới. Chia sẻ về động lực theo đuổi chuyên ngành mới này, anh Mai Hồng Sơn cho biết: “Mong muốn đưa ngành y học hạt nhân Việt Nam tiếp cận với thế giới, trở thành phương pháp chữa bệnh hữu hiệu cho người Việt, là động lực để mình không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn thử thách”.
Với những thành tích đã đạt được Đại úy, bác sĩ Mai Hồng Sơn đã được trao tặng Bằng khen của Bộ Quốc phòng, 5 Giấy khen của Bệnh viện TWQĐ 108 và 3 năm liên tiếp nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Đặc biệt, anh đang được đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sĩ Thi đua toàn quân” năm 2020.
Các tin khác

Đề xuất điều kiện được cấp Giấy chứng nhận là Lương y

Câu chuyện đầu năm về những người con...

Lương y Võ Văn Trung: 30 năm hành nghề chữa bệnh về vấn đề xương khớp giúp hàng trăm người khỏi bệnh

Lương y Nguyễn Thị Thanh Xuân: Hãy giữ sức khỏe tốt bằng tăng cường miễn dịch

TS. Nhâm Văn Sinh - Nỗi trăn trở mang tên SH-91

Truy tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khoẻ nhân dân” cho nữ điều dưỡng tử vong khi chống dịch Covid-19

Nhiều hơn trách nhiệm, đó là tình thương

Đếm từng giọt nước nổi chìm tử sinh

Lương y Nguyễn Thị Thanh Xuân: Đưa lạc quan đến với người bệnh
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Khu sinh thái Sông Hậu Farm tất bật gói bánh chưng lớn nhất miền Tây
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Lương y Lê Xuân Xinh chung tay cùng ngành y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân do xuất huyết tiêu hóa từ ruột non

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đứt rời phế quản

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

8 cách trị mề đay bằng muối hiệu quả

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân chấn thương thận có biến chứng ổ giả phình mạch lớn xuất huyết

Cúm mùa lan nhanh: Chặn đứng nguy cơ chỉ với vài thói quen đơn giản!

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần mà ai cũng nên biết
Nổi bật

Ngành y tế đã có những đổi mới hoạt động y tế, bắt nhịp được các chủ trương của Đảng, quyết sách của Nhà nước

Quân khu 9 chúc Tết Chôl Chnam Thmây tại Trà Vinh

Lễ hội Đền Đô năm 2025 sẽ có màn bắn pháo hoa nghệ thuật

Hàng triệu người trên thế giới có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Tây Ban Nha

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
