Phòng bệnh hay tìm bệnh để chữa… bạn chọn cách nào
|
Là một Lương y chuyên điều trị về căn bệnh ung thư và nhiều căn bệnh hiểm nghèo khác, trong quá trình hành nghề lương y Nguyễn Thị Thanh Xuân luôn đặt sức khỏe của cộng đồng lên hàng đầu. Chúng tôi xin gửi tới bạn đọc những chia sẻ, lời khuyên của lương y Xuân đối với việc chữa bệnh và đặc biệt là chữa bệnh từ khi chưa phát bệnh như thế nào?
Câu chuyện về chuyên môn
Những năm trước đây, nhiều bệnh viện của nhà nước hay các bệnh viện tư nhân, trung tâm y tế đều có dịch vụ tầm soát ung thư sớm thông qua xét nghiệm máu. Việc tầm soát ung thư sớm rất quan trọng liên quan đến khả năng thành công cao trong điều trị ung thư, giảm gánh nặng cho xã hội, việc tầm soát ung thư sớm này được các nhà chuyên môn đánh giá cao.
Theo thống kê trong vài ba năm lại đây, ung thư bùng phát rất mạnh, số người phát hiện mới và số người chết cao đột biến điển hình như năm 2020 (phát hiện trên 182 ngàn, số người chết trên 122 ngàn). Chính vì sự đột biến này nên việc quảng bá vấn đề tầm soát ung thư càng được đẩy lên thành cao trào, đi quá những ấn định về chuyên môn như chụp pet/citi tầm soát ung thư.
Trước đây đã có một số bệnh viện lớn tại Hà Nội nhập máy chụp Pet/citi, và đã tiến hành quảng bá rầm rộ về: Chụp Pet/citi tầm soát ung thư sớm. Thông tin này đã được giới chuyên môn, nhà khoa học phản đối kịch liệt và việc này đã dần chìm vào quên lãng.
Hiện nay các bệnh viện lại thêm một dịch vụ rất rất mới đó là xét nghiệm gen. Xét nghiệm gen có thể phát hiện đột biến gen gây ung thư ở những người mà gia đình họ có nhiều người bị mắc ung thư, người ta gọi đó là gen di truyền (hội chứng ung thư gia đình)...
Vâng, còn bao nhiêu dịch vụ tương tự ra đời với mục đích kinh doanh khi ung thư bùng phát, họ biết rằng ung thư là nỗi sợ hãi cho tất cả mọi người từ giàu có đến người nghèo, từ quan chức lãnh đạo cho đến phó thường dân.
Thực tế
Với xã hội việc tầm soát ung thư sớm rất quan trọng và nên làm nhưng vấn đề là làm thế nào cho hiệu quả và thiết thực tới tận những người dân nghèo, tiếc rằng đến thời điểm hiện tại vẫn là một chi phí quá lớn với họ.
Có bác sĩ trẻ mới ra trường đã chia sẻ: “nếu không tầm soát ung thư sớm, nếu bị ung thư thì sẽ thế nào? Bán cả nhà cửa, vay mượn cũng không đủ tiền mà cứu sống được người, vậy số tiền bỏ ra tầm soát hàng năm có đáng gì so với mạng sống”.
Tuy nhiên khi được hỏi, nếu đứng trên khía cạnh đa số người có thu nhập thấp trong xã hội để nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan nhất thì cháu nghĩ sao?
Lương y Nguyễn Thị Thanh Xuân là người có thâm niên trong điều trị ung thư, đến nay có cả ngàn bệnh nhân. Nói về những câu chuyện tiếp xúc với các bệnh nhân hàng ngày, đã có vô số những trường hợp dở khóc dở cười qua câu chuyện của chính họ. Lương y Xuân chia sẻ:
Có bệnh nhân tên là Trang (Ca sĩ), hàng năm vẫn đều đặn tầm soát ung thư sớm với chi phí 15-17 triệu đồng nhưng cũng không phát hiện ra bị ung thư, bạn chỉ phát hiện ra sau phẫu thuật u lành tính, đi sinh thiết hóa ra là ung thư.
Có trường hợp bệnh nhân làm tại một công ty tư nhân ngoài nước, văn phòng em có 2 người mắc ung thư trong đó có em ấy, điều đáng nói ở đây chính là cứ đều đặn 6 tháng cơ quan lại cho toàn văn phòng khám tổng thể và sàng lọc ung thư sớm (người nước ngoài họ rất quan tâm tới sức khỏe của nhân viên), tiếc rằng lúc em ấy phát hiện ung thư chỉ là ngẫu nhiên khi đưa bạn đi khám và mình tiện thể cũng khám luôn, kết quả đã ở giai đoạn 3.
Trường hợp nữa là cách đây 5 năm có một bệnh nhân là người quen của lương y Xuân, bạn này thấy đau bụng đi vào Bệnh viện 198 khám và được chỉ định nằm viện. Nằm viện hơn một tháng với bao xét nghiệm: xét nghiệm máu, nội soi, siêu âm chỉ kết luận viêm loét dạ dày. Uống thuốc cả tháng bụng càng đau hơn, sau đó được người bạn làm ngành y tư vấn sang viện Hồng Ngọc nội soi lại thì phát hiện có khối u, sau khi chụp citi thấy dạ dày có khối u >10cm và cả gan có khối u >10cm.
Trường hợp thứ ba là vào cuối năm 2018, lương y Xuân đã nhận được lịch đặt khám của một chú ở Gia Thụy, Gia Lâm, Hà Nội bị căn bệnh ung thư gan quá nặng, viện K trả về và cho gia đình biết thời gian sống của chú tính theo từng ngày. Qua trao đổi, người bệnh cho biết do bị đau dạ dày chú đi khám theo bảo hiểm ở viện Y học Phòng không - Không quân, sau chụp chiếu có phát hiện thêm nốt mờ ở gan. Chú có hỏi bác sỹ nốt mờ đó có vấn đề gì không, bác sỹ trả lời về uống thuốc điều trị dạ dày đi, nốt đó sẽ tự hết...thật buồn và cũng thật là tiếc.
Sau khi thăm khám, bắt mạch lương y Xuân đã bốc thuốc, điều trị cho bệnh nhân này kéo dài được thêm nhiều tháng.
Đây là những trường hợp trong số hàng trăm bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư, có nhiều bệnh ung thư giai đoạn cuối đến điều trị tại lương y Xuân mà không biết mình bị ung thư gì, bệnh viện không tìm ra ung thư nguyên phát. Đã bị ung thư giai đoạn cuối mà không biết chính xác là mình bị ung thư gì dù qua rất nhiều xét nghiệm, chụp chiếu và cả kinh nghiệm của BS chuyên ngành về ung thư.
Bảo vệ sức khỏe bằng cách xét nghiệm tầm soát ung thư sớm luôn được các bệnh nhân quan tâm
Có phải ai phát hiện ra gen bị đột biến là bị ung thư ngay?
Nhiều gia đình xảy ra có vài người bị ung thư qua các thế hệ ở nhiều lứa tuổi khác nhau, điều đó cho thấy gen đột biến có thể làm cho chúng ta bị ung thư và cũng có thể không, nó chỉ cảnh báo cho ta thấy nguy cơ có thể mắc ung thư và thời gian phát tác thì không thể xác định được.
Với ý nghĩa chuyên môn thì cho rằng nếu biết trước thì vẫn tốt, chú ý hơn, khám và xét nghiệm định kỳ...nếu phát bệnh thì chữa sớm khả năng khỏi cao....
Nếu như 1 người đi xét nghiệm gen cho kết luận có gen đột biến lúc ấy người đó sẽ thế nào?
Cả cuộc đời họ sống trong lo âu, luôn nghĩ mình có thể mắc ung thư vào bất cứ lúc nào và có thể chết bất kể lúc nào... Bạn cảm giác thế nào khi cuộc sống của mình lúc nào cũng bất an?
Thực tế bị đột biến gen chưa chắc đã bị ung thư đâu các bạn nhé, nếu ta sống trong lo âu, tế bào trong cơ thể sẽ tăng hoạt khả năng phân chia trái quy luật khi đó lại làm chúng ta bị nguy cơ ung thư cao hơn đấy.
Còn rất nhiều câu chuyện để cho thấy ung thư rất phức tạp, phát hiện rất khó khăn, nhiều trường hợp ở giai đoạn cuối sắp chết còn không biết chính xác là mình bị mắc ung thư gì chỉ biết chỗ di căn là ung thư thứ phát.
Như vậy đấy các bạn, các xét nghiệm tầm soát ung thư sớm thực sự hiệu quả rất thấp.
- Với người có thu nhập cao, việc tầm soát ung thư sớm cũng nên làm, dù % phát hiện thấp vẫn còn hơn không.
- Còn những người thu nhập thấp thì sao? Có nên tầm soát ung thư sớm?
Một số hình ảnh lương y Nguyễn Thị Thanh Xuân bắt mạch, điều trị cho bệnh nhân ung thư
Với nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị ung thư lương y Xuân xin chia sẻ với bạn đọc những kinh nghiệm sau:
Tìm ra bệnh để chữa cũng tốt nhưng với số tiền xét nghiệm cao như vậy và còn cao hơn nữa nếu ta thực hiện ở những nơi uy tín, hàng năm chúng ta chỉ cần bỏ ra số tiền = 1/4 số tiền đó để đầu tư vào sức khỏe, nâng miễn dịch cho cơ thể, cải tạo lại môi trường trong cơ thể, không tạo môi trường xấu cho tế bào đột biến gen (chỉ là phần nhỏ), tế bào phân chia trái quy luật hoạt động, đào thải độc tố hàng năm tức là đào thải các nguy cơ ung thư ra khỏi cơ thể, sống lành mạnh, vui vẻ an nhiên với cuộc sống thì căn bệnh ung thư sẽ ít gõ cửa nhà chúng ta hơn.
Dù bất kỳ thời điểm nào, dù giàu có hay nghèo khó thì việc bảo vệ sức khỏe bằng cách " chữa bệnh từ khi chưa phát bệnh " là cách thông minh nhất, rẻ nhất, chất lượng sống cao nhất đó các bạn. Đừng quá tập trung nhiều vào việc đi tìm bệnh để chữacác bạn nhé, hãy biết phòng bệnh cho mình một cách khôn ngoan.