Biến đổi khí hậu đang làm ảnh hưởng trầm trọng đến một nguồn “tài nguyên” quý giá: giấc ngủ
Biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân trực tiếp đến giấc ngủ của con người, bởi giấc ngủ rất quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Vì vậy mỗi chúng ta cần hành động làm giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Ai cũng biết một cảm giác kinh khủng: Một đêm nhiệt độ cao, không khí ngột ngạt, chắc chắn dẫn đến giấc ngủ bị ảnh hưởng, hậu quả là sáng hôm sau, bạn cảm thấy mình thực sự rất mệt mỏi. Cảm giác đó không chỉ là khó chịu. Nhiều năm nghiên cứu cho thấy rằng thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tăng cường rối loạn tâm trạng, làm chậm khả năng học tập của một người và nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến các vấn đề về chi phí lớn về kinh tế của cá nhân, xã hội.
Mất ngủ làm cho ta mất tập trung, làm giảm hiệu suất công việc, cũng gây rối loạn tâm lý. Nó thường dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi,… Đồng thời gây nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ,…Khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Hơn nữa, khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim. Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn tới suy giảm hoạt động của não bộ, gây suy giảm trí nhớ.
Gần đây, một nghiên cứu mới liên quan chứng mất ngủ, và nói rộng ra, tất cả các vấn đề đi kèm với nó liên quan đến biến đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen (Hy Lạp) phát hiện ra rằng nhiệt độ ban đêm ngày càng ấm lên, do biến đổi khí hậu thúc đẩy nhiệt độ cao hơn, đẩy giờ đi ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn, khiến chúng ta mất đi thời gian nghỉ ngơi ban đêm rất quý giá.
Những người được theo dõi giấc ngủ trong nghiên cứu, được công bố vừa qua trên Tạp chí One Earth, bị mất ngủ ngay cả ở những nơi nhiệt độ không quá cao và gặp khó khăn trong việc thích nghi với nhiệt độ ngủ. Các nhà nghiên cứu cảnh báo, con người chúng ta bị mất ngủ trầm trọng mỗi năm từ 20 đến 30 ngày mỗi năm trong thời gian tới. Các chuyên gia nói rằng đó là một ví dụ rất rõ ràng về việc biến đổi khí hậu đang diễn ra như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của con người, không chỉ theo những cách thảm khốc như hạn hán và lũ lụt nhiều hơn, ảnh hưởng môi trường nặng nề hơn. Kelton Minor, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen, cho biết: “Mất ngủ do biến đổi khí hậu đã xảy ra ngay bây giờ, ngày hôm nay và chắc chắn trong tương lai”.
Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ
Minor và các đồng nghiệp của mình đã xem xét dữ liệu được thu thập trên toàn thế giới từ năm 2015 đến năm 2017 từ gần 50.000. Điều đáng chú ý hơn là kết quả cho thấy mọi người ngủ nhiều nhất khi nhiệt độ bên ngoài dưới 10°C. Trên ngưỡng đó, khả năng họ ngủ ít hơn bảy tiếng sẽ tăng lên. Trên 25°C, thì ngủ càng ít hơn. Khi nhiệt độ ban đêm ngoài trời lên đến 30°C, mọi người mất ngủ trung bình khoảng 15 phút mỗi đêm.
Nghiên cứu cũng cho thấy những tác động cũng tăng dần theo tuổi tác: Những người trên 70 tuổi sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ nhiều hơn gấp đôi, mất khoảng 30 phút mỗi đêm so với 15 phút của người trẻ tuổi dưới áp lực nhiệt độ. Phụ nữ cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn, mất ngủ nhiều hơn khoảng 25% so với mức trung bình ở nhiệt độ cao hơn.
Và cư dân của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình bị gián đoạn thời gian ngủ nhiều gấp ba lần so với những người có thu nhập cao, một phần có lẽ là do họ không đủ hoặc ít có điều kiện để sắm, sử dụng thiết bị điều hòa nhiệt độ hơn.
Cơ thể chưa thể lập tức thích nghi với môi trường
Tuy nhiên, có thể đáng lo ngại hơn là một phát hiện khác: Cơ thể con người dường như không thích nghi với nhiệt độ ngủ nóng hơn, ngay cả khi họ sống ở vùng khí hậu nóng quanh năm, hoặc thậm chí sau khi họ đã trải qua một mùa hè nóng nực. Những đêm nhiệt độ cao hơn bình thường làm xáo trộn giấc ngủ của họ.
Minor giải thích, điều đó có lý do cơ thể chúng ta điều chỉnh nhiệt độ bên trong chặt chẽ như thế nào. Quá nóng hoặc quá lạnh một vài độ thì các cơ quan của chúng ta bắt đầu hoạt động kém hơn hoặc ngừng hoạt động. Nhiệt độ cơ thể là một trong những yếu tố kiểm soát chính đối với giấc ngủ. Trước khi đi ngủ, chúng ta vận chuyển máu đến các đầu chi và làm cân bằng cơ thể. Nếu không có sự thay đổi đó, cơ thể chúng ta khó đi sâu vào giấc ngủ hơn nhiều. Cần kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ cơ thể khiến chúng ta kém thích nghi linh hoạt hơn khi đối mặt với tình trạng mất ngủ thường xuyên.
Hiện tại, biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm ấm hành tinh khoảng 1,1oC kể từ những năm đầu thế kỷ 19. Nhưng nhiệt độ ban đêm đã bằng hoặc thậm chí cao hơn ban ngày ở hầu hết các nơi trên thế giới. “Trước đây, ban đêm là cơ hội để hạ nhiệt cơ thể. Nhưng khi nóng là tác nhân gây căng thẳng mãn tính, cơ thể không thể hạ nhiệt và phục hồi đó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người”, Rupa Basu, chuyên gia sức khỏe cộng đồng thuộc Văn phòng Đánh giá Nguy cơ Sức khỏe Môi trường của California cho biết.
Các nhà nghiên cứu Copenhagen ước tính rằng những đêm nhiệt độ cao hơn đã khiến con người mất ngủ khoảng 44 giờ mỗi năm. Nhưng khi hành tinh càng nóng lên, những người ngủ có thể mất 50 giờ mỗi năm nếu lượng khí thải carbon tiếp tục bằng hoặc nhiều hơn hiện tại
Cần có những giải pháp hiệu quả
Jose Guillermo Cedeno Laurent, một nhà nghiên cứu sức khỏe môi trường tại Harvard, cho biết đây không phải là điều dễ xem nhẹ. Ông và các đồng nghiệp đã thực hiện một thí nghiệm tại Đại học Harvard trong đợt nắng nóng năm 2016. Những sinh viên ngủ trong ký túc xá khang trang hơn có máy lạnh đã làm bài kiểm tra với kết quả tốt hơn tốt hơn so với những sinh viên sống trong các tòa nhà cũ hơn và không có máy điều hòa, Cedeno Laurent nói. Ngay cả những người trẻ tuổi, khỏe mạnh… cũng thực sự bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nghiên cứu của ông chỉ ra một giải pháp khả thi cho tình trạng thiếu ngủ do khí hậu gây ra: lắp nhiều máy lạnh hơn trong các hộ gia đình trên toàn thế giới. Nhưng đó là một thách thức lớn về chi phí kinh tế rất tốn kém tiền bạc và môi trường, vì phần lớn điện năng cung cấp đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch-than đá, mặt khác do nhiệt lượng dư thừa hút ra từ các phòng ngủ được thải ra không khí bên ngoài.
Đối với Cedeno Laurent, mối liên hệ giữa tình trạng thiếu ngủ và sức khỏe con người, cả về thể chất và tinh thần vô cùng quan trọng. Việc làm rõ mối liên hệ giữa khí hậu và giấc ngủ khiến chúng ta không thể bỏ qua trách nhiệm xã hội trong việc khắc phục nguyên nhân của vấn đề cũng như các tác động của nó. Đó là hạn chế ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt. Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố không thể thiếu cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Tích cực sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, không dùng ô tô, xe máy mà đi bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe lại vừa có lợi cho môi trường. Ngoài ra việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng cũng góp phần đáng kể việc giảm thải các khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển…
Xuân Vinh