Cách làm bánh Trung thu đậu xanh ngon đẹp và cực dễ làm tại nhà
Dưới đây là các nguyên liệu và cách làm bánh nướng đậu xanh để các bạn tham khảo nhé.
Nguyên liệu làm bánh Trung thu
Nguyên liệu làm bánh Trung thu đậu xanh cho khoảng 1kg vỏ bánh:
– 3 lòng đỏ trứng gà
– 350g nước đường
– 100g dầu ăn
– 1 muỗng cà phê nước tro tàu
– 1/3 muỗng cà phê baking soda
– 500g bột mì số 8
Các nguyên liệu làm bánh
Nguyên liệu làm nhân bánh Trung thu:
– 10 quả trứng gà
– 200g đậu xanh ngâm nở
– 300g đường
– 120g dầu ăn
– 20g bột mì
– 40g bột bánh dẻo (bột nếp rang)
– 2 muỗng cà phê bột trà xanh (nếu bạn muốn làm nhân đậu xanh)
– Rượu mai quế lộ
Cách làm bánh Trung thu đậu xanh
Phần vỏ bánh đã được chuyển bị
Làm phần vỏ bánh:
– Cho nước đường, dầu ăn, baking soda, lòng đổ trứng gà vào trộn đều lên.
– Cho bột mì vào hỗn hợp vừa trộn. Khuấy cho bột hòa đều cùng hỗn hợp.
– Bột sau khi nhồi, bọc kín và ủ khoảng 30 phút.
Làm phần nhân bánh Trung thu:
– Trứng đập ra chỉ lấy lòng đỏ cho vào ngâm với nước ngừng và rượu trắng để khử mùi tanh.
– Vớt lòng đỏ trứng ra, sau đó cho 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê dầu ăn, và 1 thìa rượu mai quế lộ.
– Sau đó đem hấp cách thủy hoặc nướng với nhiệt độ 1500 độ C trong khoảng 15 phút.
– Đậu xanh nấu chín đánh nhuyễn cùng đường và chút nước.
– Cho hỗn hợp đậu cùng 1/3 lượng dầu vào chảo đảo đều cho tới khi đậu thấm dầu, cho tiếp ½ lượng dầu còn lại đun cho tới khi đậu thấm thì cho hết lượng dầu ăn vào.
– Tiếp tục đun cho tới khi đậu vừa ráo thì cho hỗn hợp bột mì và bột nếp rang vào đảo đều.
– Đun tới khi khối đậu sờ không dính vào tay vo viên, tróc hoàn toàn khỏi chảo. Nếu bạn muốn làm nhân trà xanh thì cho bột trà xanh vào trộn đều và tắt bếp.
– Nhân có khối lượng bằng 2/3 khối lượng của vỏ bánh. Ở đây mình làm khuôn bánh có khối lượng 100g thì nhân bánh sẽ là 55g. Mỗi lần cân nhân xong sẽ cho 1 lòng đỏ trứng vào bên trong.
– Lấy phần vỏ bánh ra nhào lại bằng một chút bột khô. Chia đều vỏ bánh mỗi phần 30g.
– Cán vỏ bánh thành hình tròn mỏng bao lấy phần nhân bánh.
– Thấm một lớp bột khô vào viên bánh vào khuôn. Dùng lòng bàn tay ấn đều bánh trong khuôn mà không dùng ngón tay.
– Cho bánh vào vỉ nướng. Nướng bánh nhiệt độ trên 2000C, nhiệt độ dưới 1400C. Nướng bánh tới khi vàng nhạt vừa ráo.
– Làm hỗn hợp phết mặt bánh: Trộn đều 1 lòng đỏ trứng gà, 1/2 lòng trắng, 1 thìa cà phê dầu mè, 1 thìa cà phê nước đường.
– Xịt nước đều khắp bánh. Đợi nước khô thì phết đều hỗn hợp vừa chuẩn bị lên bánh.
– Cho bánh trở lại lò nướng.
– Khi bánh có màu cam bóng, sờ bánh có cảm giác nhám là bánh chín.
– Lấy bánh ra để nguội. Như vậy đã hoàn thành xong quy trình làm bánh trung thu đậu xanh.
Kinh nghiệm làm bánh Trung thu nướng
– Bánh cổ truyền tuy dễ nhưng cũng có cái khó. Các công thức trên mạng thì nhiều nhưng tỉ lệ thành công không nhiều. Ngay như công thức vỏ bánh nướng của Baking Challenge 5 chuẩn như thế mà áp dụng vào làm để thành công cũng không phải đơn giản. Nhiều bạn hỏi mình “sao bánh của tớ làm mặt không được mịn màng”, “bánh mình làm bị chảy xệ”, “màu bánh không đẹp” hoặc “nhân sao khô, rời rạc thế?”
Kinh nghiệm làm vỏ bánh trung thu:
– Vỏ bánh công thức của Baking Challenge 5 Mooncake đến thời điểm này vẫn là công thức vỏ bánh nướng homemade tốt nhất. Nếu tuân thủ đúng hướng dẫn, cân đong đúng liều lượng coi như vỏ bánh đã ok rồi. Vỏ trộn xong cần để nghỉ ít nhất 10′ để khi tạo hình bột không bị co rút. Một lưu ý quan trọng là vỏ bánh làm theo công thức này rất dễ bị khô. Nếu 1 người làm thì không nên trộn quá 2 công thức vỏ bánh, để lâu quá bột vỏ sẽ khô dẫn dến bánh đóng ra không được sắc nét.
Nhân bánh:
a. Nhân đậu, sen, các loại khoai:
– Nếu là đậu phải đãi vỏ, ngâm nở. Tiếp đến làm chín đậu, hạt sen (hoặc khoai). Nếu hấp cách thủy (còn gọi là đồ) đậu, đỗ sẽ chín nhưng không “nhừ tơi” được. Nên cho đậu vào nồi, đổ nước ngập 1 đốt ngón tay và nấu chín trên bếp sau đó xay cả nước cả đậu thật nhuyễn. Sau đó đổ nước đậu sền sệt (thậm chí như cháo) này vào chảo dầy và bắt đầu sên. Hỗn hợp đậu ướt sên mất nhiều thời gian hơn hỗn hợp đậu khô nhưng thành phẩm trong, đẹp và để được lâu hơn là đậu khô. Khi sên nhân, đến khi hỗn hợp không còn dính chảo, dẻo là được. Lúc này sờ hỗn hợp có vẻ còn lỏng, mềm nhưng trên thực tế đến khi nguội là vừa. Sên khô quá cắt miêng bánh ra nhân sẽ bị vỡ vụn không đạt yêu cầu.
Nhân thập cẩm kiểu cổ truyền:
– Ai cũng biết nhân kiểu cổ truyền gồm mỡ muối, hạt điều, hạt dưa, hạt sen, hạt bí, vừng, lạp xưởng, lá chanh, rượu. Các nguyên liệu này đặc tính khô và rời rạc nên bột bánh dẻo trên lý thuyết là chất kết dính giúp các loại nguyên liệu này dính với nhau có thể nắm lại thành viên (nhân bánh). Tuy nhiên trên thực tế nhiều bạn làm dập khuôn theo công thức trên đã gặp khó khăn khi muốn nắm các nguyên liệu thành viên tròn, dường như chúng chẳng nghe lời, được một lúc lại rời rạc ra hết cả.
– Vấn đề là ở chỗ lũ nhân này cần một “chất xúc tác” giúp cho bột bánh dẻo làm tốt vai trò kết dính của nó. Kinh nghiệm của Kiwi và Trà My là thêm một lượng nước nhất định vào hỗn hợp nhân. Có hai cách để thêm “nước” vào: cho nước đường pha nhạt hay corn syrup hoặc cũng có thể kết hợp cả hai. Hỗn hợp được làm ẩm kết hợp tốt với bột bánh dẻo sẽ liên kết tốt.
Phết bánh:
– Muốn cho vỏ bánh nâu sậm, hỗn hợp phết bánh thông thường gồm trứng + nước chưa đủ. Cần thêm vào dầu mè đen, lòng trắng trứng. Hỗn hợp Kiwi dùng phết bánh gồm: 1 lòng đỏ trứng, 1/2 lòng trắng trứng, 2 thìa dầu mè đen, 2 thìa nước. Nếu muốn đậm hơn nữa có thể thêm vào tẹo đường cho “bắt” lửa (kinh nghiệm của Trà My).
Cách phết:
– Dùng chổi sợi nhỏ. Ở công đoạn này thì chổi hàng Thiếc (hoặc chổi quét sơn) dùng tốt hơn chổ silicon sợi to.
– Phết sau khi đã nướng tái, lúc này mặt bánh đã có tia vàng.
– Phết trứng khi mặt bánh khô, ko dính nước (nước xịt làm bánh bớt khô). Nếu xịt nước xong cần cho bánh vào lò cho bay hết hơi nước. Nếu bánh còn ướt mặt mà đã quét trứng thì mặt bánh sau sẽ không sắc nét, không bóng đẹp, thậm chí còn bị rạn.
– Trứng chỉ quét một lớp thật mỏng. Không quét dầy quá sẽ tạo bong bóng trên mặt bánh. Tốt nhất nên quẹt loại bỏ bớt phần hỗn hợp nước trứng vào thành bát trước khi quét lên bánh.
– Thông thường mỗi mẻ bánh cần 2 lần quét là đủ.
Nướng bánh:
– Nướng bánh là khâu quan trọng nhất quyết định hình dạng của một chiếc bánh. Sau khi nướng, mặt bánh phải sắc nét như lúc mới đóng, màu sắc vàng đều, thành bánh thẳng, không bị biến dạng. Nếu bánh mặt mới hơi vàng, thành bánh bị cong (chảy xệ) là nhiệt độ nướng chưa đạt. Nhân bánh nướng thực chất đã chín nên khi nướng bánh chỉ cần quan tâm đến lớp vỏ bên ngoài.
– Có hai nguyên nhân khiên bánh bị chảy xệ: hoặc do nhân bị nhão quá, hoặc do để trong lò quá lâu. Nếu do nhân nhão, tất nhiên sẽ phải “chữa” phần nhân bánh bằng cách xào lại cho khô bớt. Còn nếu do nhiệt độ lò thì cách điều chỉnh là tăng nhiệt (220 độ) nướng nhanh. Nếu để 180 độ sẽ mất nhiều thời gian nướng để bánh vàng mặt. Như vậy cũng đồng nghĩa với bánh sẽ phải ở trong lò lâu hơn dẫn đến bánh bị “phình”, nứt. Tôi nướng bánh 220 độ (thực tế nhiệt lên đến 240 độ), từ đầu đến cuối không cần chọc chân, bánh vẫn giữ phom đẹp. Một lưu ý nữa là vì nướng bánh với nhiệt cao nên luôn phải để mắt đến khay bánh nếu không muốn làm lại mẻ khác. Mỗi lần nướng thời gian không quá 8 phút. Một mẻ bánh nướng tất cả 3 lần, phết trứng 2 lần, mỗi lần nướng chưa đến mười phút nhưng sau mỗi lần nướng cần để bánh nghỉ 20-30′ cho nguội bớt mới cho vào nướng tiếp. Nếu nướng một mạch từ đầu đến khi bánh vàng mặt mặt như mong muốn thì bánh không tránh khỏi bị nứt, phồng, chảy xệ.
Minh Vy (T/h)
Các tin khác

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Học tập và trao đổi kinh nghiệm chuyên ngành với Hội nghiên cứu và phẫu thuật cột sống Nhật Bản

Tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng, nguyên nhân và điều trị

Tại sao bệnh ung thư đang gia tăng trên thế giới

Cảnh báo Hà Nội có thể là 'điểm nóng' về dịch sốt xuất huyết

Những loại thực phẩm có thể giúp bạn sống lâu hơn

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi khói bụi ngày càng gia tăng

Hướng dẫn phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới nhất

Thủ tướng hai nước Việt Nam, Úc chứng kiến lễ công bố đường bay thẳng thành phố Hồ Chí Minh - Brisbane của Vietjet
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024

Tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Máy lọc không khí - khử khuẩn Saniair V1 Lọc không khí - ngăn chặn virus/vi trùng

Bếp gas có thể khiến phổi của bạn dễ bị tổn thương bởi Nitơ Dioxide

Dinh dưỡng và sức khỏe

Cơn tăng huyết áp

Dầu thực vật - liệu có an toàn?

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Nâng ngực, hút mỡ cùng lúc: Liệu có đảm bảo an toàn?

Đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành tại Sun Beauty: Tiên phong trong kỷ nguyên làm đẹp không xâm lấn – tất cả vì khách hàng

Bác sĩ Đình Khanh và kỹ thuật "độc bản" treo sa trễ sẹo chữ J: Giải pháp tối ưu cho vòng 1 chảy xệ

Lễ ra mắt sản phẩm HAMYY: Mỹ phẩm của người Việt - Vì vẻ đẹp Việt khoẻ mạnh

Nhóm thực phẩm bổ phổi hậu COVID-19

Dinh dưỡng lành mạnh - lá chắn phòng ngừa ung thư
Nổi bật

Vĩnh Phúc thống nhất tên gọi cho các xã mới: Bước hoàn thiện trong quá trình sáp nhập

Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế bằng chất lượng vượt trội

Sun Group có 5 khách sạn được vinh danh trong top 500 tốt nhất thế giới

Can thiệp thành công bệnh nhân vỡ phình xoang mà không cần phẫu thuật

Sẽ có 1.500 người tham gia rước Phật tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Khánh Hòa -

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
