Cảnh báo Hà Nội có thể là 'điểm nóng' về dịch sốt xuất huyết
![]() |
Nhân viên y tế của Hà Nội đi kiểm tra, tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết tại các hộ gia đình. Ảnh: PV |
Từ đầu năm tới nay, Việt Nam đã ghi nhận khoảng 40.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 8 ca tử vong; dịch đang có xu hướng gia tăng tại nhiều địa phương.
Tại Hà Nội, trong khoảng 2 tuần trở lại đây, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố đang bắt đầu tăng dần. Tính tới thời điểm này, số ca mắc tại Hà Nội đã tăng khoảng 65%.
Theo Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm nay đến giữa tháng 6/2023, Hà Nội đã ghi nhận gần 400 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2022). Năm nay, dịch sốt xuất huyết sẽ có những diễn biến phức tạp và công tác phòng, chống còn nhiều khó khăn.
TS. Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương nhận định: “Dự báo thời gian tới, Hà Nội có thể sẽ là “điểm nóng” về sốt xuất huyết. Hiện dịch sốt xuất huyết hiện đang có dấu hiệu “đảo chiều” so với năm 2022; trong khi khu vực phía Nam có số lượng ca mắc giảm hơn một nửa so với năm ngoái thì miền Bắc lại có dấu hiệu gia tăng số ca mắc”.
Theo TS. Nguyễn Văn Dũng, chu kỳ dịch hiện đã có sự thay đổi. Cụ thể, năm 2017, dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh với số ca mắc và tử vong rất cao; ngay sau đó đến năm 2019 và năm 2022 cũng có số ca mắc rất cao. Đây đều không phải là các chu kỳ 4 năm như quy luật trước đó.
“Sự thay đổi này cho thấy, dịch sốt xuất huyết hiện nay diễn biến tùy từng vùng, tùy từng miền, không theo một chu kỳ nào”, TS. Nguyễn Văn Dũng đánh giá.
Theo đó, nguyên nhân của sự thay đổi quy luật này là do diễn biến thay đổi của thời tiết khi mùa đông ở miền Bắc không quá lạnh, mùa hè quá nóng, mưa nhiều… Đây là cơ hội để muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển. Mưa nhiều cũng sẽ tạo ra các ổ nước cho ổ bọ gậy phát triển, mật độ muỗi cao dẫn đến khả năng truyền bệnh cho con người cũng tăng lên.
Đặc biệt, hiện nay, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều đang tạo thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn sinh sôi, phát triển. Trong khi đó, người dân vẫn có thói quen tích trữ nước mưa, nước sinh hoạt, nước tưới cây trong các bể xây, thùng phi, xô, chậu… hay trồng cây cảnh, hòn non bộ đã vô tình tạo ra môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng và bọ gậy phát triển, truyền bệnh.
Chủ động phòng dịch
TS. Nguyễn Văn Dũng cho rằng: Việc phòng chống dịch sốt xuất huyết rất phức tạp vì không chỉ dựa vào đội ngũ y tế, chính quyền địa phương mà còn phải dựa vào ý thức của người dân. Đặc biệt, sau dịch COVID-19, nguồn lực y tế dự phòng thay đổi, ngành y tế đối mặt với nhiều thách thức; người dân cũng cần chủ động hơn ngăn dịch lây lan để tránh gây gánh nặng cho hệ thống y tế.
Theo đó, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể tạo thành dịch do virus Dengue gây ra; bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó, truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất vẫn là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Để phòng chống sốt xuất huyết, quan trọng nhất là người dân phải dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống, không để nước đọng trong các xô chậu, chum vại…
“Đặc biệt, người dân cần hiểu rằng muỗi vằn chủ yếu đẻ trứng trong các thiết bị đồ dùng chứa nước trong nhà, chỉ cần không có nước đọng thì không có muỗi truyền bệnh. Việc này chỉ có người dân mới làm được, mà không có đội ngũ y tế nào làm thay được”, TS. Nguyễn Văn Dũng khẳng định.
TS. Nguyễn Văn Dũng cũng lưu ý người dân, hiện trên thị trường có nhiều hóa chất diệt muỗi, tuy nhiên người dân không nên tự mua về phun. Nếu có nhu cầu diệt muỗi, người dân nên liên hệ với các đơn vị y tế dự phòng ở địa phương, không sử dụng các loại hóa chất không rõ ràng, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra tình trạng muỗi kháng hoá chất.
Theo đó, việc phòng bệnh sốt xuất huyết vẫn chủ yếu là phòng tránh muỗi đốt, vệ sinh môi trường không cho muỗi đẻ trứng, kết hợp các biện pháp diệt loăng quăng bọ gậy. Tại những nơi phát hiện ca bệnh sốt xuất huyết cần tiến hành phun hoá chất diệt muỗi trưởng thành, tránh dịch bệnh lan rộng.
Các tin khác

Những loại thực phẩm có thể giúp bạn sống lâu hơn

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi khói bụi ngày càng gia tăng

Hướng dẫn phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới nhất

Thủ tướng hai nước Việt Nam, Úc chứng kiến lễ công bố đường bay thẳng thành phố Hồ Chí Minh - Brisbane của Vietjet

Siêu ưu đãi ngày đôi 6/6, vé bay giảm 90% bay khắp Việt Nam và quốc tế

E-Voucher giá cực hấp dẫn, bay muôn nơi cùng Vietjet!

Bay quốc tế 0 đồng, săn khuyến mãi dễ dàng thứ Tư, Năm, Sáu mỗi tuần cùng Vietjet!

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa: Ký kết thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực y tế với bệnh viện của Pháp
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Triển khai chiến lược phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam

Những trở ngại lớn trong điều trị ung thư ở nước ta hiện nay

Hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế Sửa đổi bổ sung trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (BHYT)

Hướng dẫn thanh toán thuốc, vật tư, sinh phẩm mua từ nguồn ngân sách cho khám, chữa bệnh BHYT

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Học tập và trao đổi kinh nghiệm chuyên ngành với Hội nghiên cứu và phẫu thuật cột sống Nhật Bản

Tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng, nguyên nhân và điều trị

Tại sao bệnh ung thư đang gia tăng trên thế giới

Bác sĩ Trần Nhật Khang – Chuyên gia thẩm mỹ da với kỹ năng và kinh nghiệm xuất sắc

Meso Extra không kim, làm đẹp không xâm lấn - lựa chọn lý tưởng cho làn da nhạy cảm

Công ty Mỹ phẩm – Dược phẩm từ thảo dược Việt Nam

Đắp mặt nạ cà chua: Bí quyết giúp làn da rạng ngời

Nhóm thực phẩm bổ phổi hậu COVID-19

Dinh dưỡng lành mạnh - lá chắn phòng ngừa ung thư

Lễ vinh danh 10 thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu 2021

Violet Phạm: Top 10 shop mẹ và bé tốt nhất tại Hà Nội
Nổi bật

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa được “Vinh danh bệnh viện hoàn thành chương trình PRIME”

"Thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun

Hanoi Half Marathon 2023 - Chạy vì rùa

Công ty cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc: Sản xuất kinh doanh gắn với trách nhiệm vì cộng đồng

Diễn đàn logistics chuyển đổi số đồng bằng sông Cửu Long

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
