Cách nhận biết và phân biệt bệnh viêm màng não mô cầu với các bệnh thường gặp khác
.
Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân 18 tuổi (quê Quảng Bình) đang trọ học tại Cầu Giấy, Hà Nội được đưa vào viện trong tình trạng tỉnh, cổ cứng, ban xuất huyết hoại tử vùng ngực, bụng, đùi.
Theo lời người thân đưa cô gái vào bệnh viện cho biết, trước khi vào viện 2 ngày, cô gái bị sốt, ý thức lơ mơ, nôn, đau đầu nhưng mọi người nghĩ là sốt xuất huyết nên theo dõi một ngày.
Cô gái được đưa đi khám, điều trị truyền dịch hạ sốt một ngày những vẫn sốt đùng đùng, ý thức lơ mơ, nôn nhiều nên được người thân đưa đến Bệnh viện Nhiệt đới khám.
Căn cứ vào các biểu hiện như của bệnh nhân, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến hội chứng màng não và chỉ định chọc dịch não tuỷ. Kết quả chọc dịch não tuỷ cho thấy bệnh nhân bị viêm màng não do não mô cầu, nhiễm khuẩn huyết.
“Bệnh nhân được chuyển sang cơ sở 2 tại Kim Chung, Đông Anh nằm điều trị cách ly. Chúng tôi cũng thông báo ca bệnh đến Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội để thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch”, BS Ninh nói.
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương xác nhận bệnh nhân đã điều trị tại bệnh viện 1 tuần, hiện bệnh nhân đã xuất viện.
Theo PGS.TS Kính, do cơ sở 1 của bệnh viện đang có rất nhiều người bệnh mắc sốt xuất huyết, nên phía bệnh viện phải chuyển người bệnh sang cơ sở 2 để cách ly, tránh bị lây sang những bệnh nhân khác.
Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thì bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì tỷ lệ tử vong từ 5% đến 15%.
Bệnh có các thể lâm sàng đa dạng như viêm màng não tuỷ cấp có mủ, nhiễm vi khuẩn huyết do não mô cầu.
Người bị viêm não mô cầu có đặc trưng ban xuất huyết hình sao, khác hoàn toàn với ban sốt xuất huyết, ban nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn.
Khác với các bệnh viêm màng não do virus khác, nó có thể lấy đi sinh mạng của người đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.
Loại vi khuẩn này cư trú ở vùng hầu họng con người (ổ chứa duy nhất). Vi khuẩn gây bệnh trên toàn thế giới phần lớn do type A, B, C, W135 và Y...
Tất cả mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu, nhưng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 5 tuổi và nhóm tuổi thanh, thiếu niên từ 14-20 tuổi.
Theo PGS.TS Kính thì vi khuẩn não mô cầu là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em, và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở người lớn (phân biệt với viêm màng não do virus).
Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân viêm não mô cầu, và người lành mang vi khuẩn (mang vi trùng nhưng không mắc bệnh, vi trùng thường trú ở vùng họng mũi).
Theo Tổ chức Y tế thế giới, các triệu chứng viêm não mô cầu xuất hiện đột ngột và phổ biến nhất là: Bị cứng cổ; Sốt cao; Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng); Bối rối, đau đầu; Nôn mửa…Các triệu chứng của bệnh viêm màng não có thể xuất hiện một cách nhanh chóng hoặc trong vài ngày. Thông thường, bệnh phát triển trong vòng 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các triệu chứng viêm màng não điển hình là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ và biếng ăn hoặc bỏ ăn. Ở trẻ nhỏ, thóp phồng hoặc phản xạ bất thường cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não.
Bệnh viêm màng não mô cầu có những biến chứng khủng khiếp nặng nề như rối loạn tâm thần, chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt, động kinh. Người bệnh có thể phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân do xuất huyết hoại tử gây ra.
Bệnh có thể biến chứng sang nhiễm trùng huyết, viêm phổi, khớp xương (viêm khớp), suy tuyến thượng thận.
Người bị nhiễm khuẩn não mô cầu có thể nhiễm khuẩn đường huyết. Bệnh nhân sốt rất cao, lên tới 40-41 độ C. Những cơn sốt thường kéo dài liên tục kèm theo những cơn rét run, đau đầu, đau mỏi cơ khớp toàn thân. Sau đó, họ có thể bị xuất huyết, thậm chí xuất huyết từng vùng làm hoại tử da, làm bong da...
Biến chứng nặng nhất của người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu là viêm màng não. Tình trạng này thường xảy ra sau khi người nhiễm bệnh đã bị viêm vùng mũi họng, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn.
Bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao, khoảng 50% ca bệnh tử vong nếu không được điều trị đúng. Với người mắc bệnh cho dù điều trị sớm, đúng và đủ thuốc thì tỉ lệ tử vong vẫn còn từ 5% đến 10%.
TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết đây là ca bệnh này là ca nhiễm não mô cầu đầu tiên tại Hà Nội từ đầu năm đến nay.
Ngay khi có thông tin về ca bệnh, Trung tâm đã cử cán bộ y tế đến nơi bệnh nhân ở điều tra dịch tễ, lập danh sách những người tiếp xúc gần với người bệnh để uống kháng sinh dự phòng. Đến thời điểm này, ổ dịch đã được khống chế, không xuất hiện thêm ca bệnh mới.
TS Cảm cho biết, viêm màng não mô cầu là bệnh lây qua đường hô hấp, rất nguy hiểm bởi diễn biến bệnh nhanh. Có những trường hợp chỉ sau vài tiếng bệnh phát tác đã có thể gây sốc nhiễm khuẩn.
Bệnh não mô cầu có thể xảy ra với bất kỳ ai, nguy cơ cao ở trẻ em và người già do sức đề kháng kém. Nhưng rất may, kháng sinh điều trị rất đặc hiệu với vi khuẩn này. Vì thế, phát hiện bệnh sớm, được dùng kháng sinh đúng chỉ định sẽ khống chế được bệnh.
Căn bệnh này xuất hiện rải rác quanh năm và tăng cao vào mùa xuân. Trung bình một năm Hà Nội ghi nhận 5-7 ca viêm não mô cầu.
Cũng theo TS cảm thì do các dấu hiệu ban đầu sốt cao, nôn khiến nhiều người nghĩ đến bệnh lý khác. Tuy nhiên, não mô cầu có đặc trưng ban xuất huyết hình sao, khác hoàn toàn với ban sốt xuất huyết, ban nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn. Bên cạnh đó, người bệnh còn có các hội chứng màng não (đau đầu, cổ cứng…) trong khi người bệnh sốt xuất huyết chỉ sốt cao, đau đầu. Vì thế, khi xuất hiện các dấu hiệu sốt cao, đau đầu, buồn nôn, hội chứng màng não thì cần đến viện khám ngay để được chuẩn đoán điều trị.
Thanh Thu
Các tin khác

Chủ động ứng phó với dịch COVID-19

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Quy định của Bộ Y tế về kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Bách khoa Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Phòng tránh đột quỵ khi thời tiết nắng nóng

Về tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay

Những ghi nhận về bệnh giun rồng tại Việt Nam

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức “Ngày Dinh Dưỡng Cộng Đồng Việt Nam” lần 4 tại TP. Hồ Chí Minh

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Bác sĩ Việt Nam nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại Mỹ

Ghép gan thành công cho trẻ nhỏ tuổi và nhẹ cân nhất ở Việt Nam

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Ngành y tế An Giang với chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới

6 cách ăn quả bơ để giảm mỡ bụng hiệu quả

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
