Chưa già đã đau lưng!
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Người cao tuổi bị đau nhức xương cốt là điều bình thường vì “bộ khung” sau thời gian dài "khuân vác" đã bị xuống cấp. Tuy nhiên, gần đây người bị đau lưng tìm đến bệnh viện ngày càng trẻ….
Các bác sĩ vạch mặt một số "thủ phạm" sau:
- Đeo cặp nặng: Sách vở rất nặng, một chiếc cặp tùy theo cấp học nặng trung bình 5kg. Nhiều em có ba lô nhưng vẫn đeo một bên vì tiện tay và trông "hot" hơn. Mang cặp sách không cân bằng trọng lượng hai bên làm lệch cột sống. Mỗi ngày một chút, sức nặng đè lên vai - lưng và làm đau lưng, cổ, vai, gáy...
- Thừa cân béo phì: Ít ai ngờ việc cố gắng nuôi con mập mạp khỏe mạnh, chiều con, cho con ăn những gì con thích lại hại con. Gần đây trào lưu thưởng thức thức ăn nhanh của phương Tây (giàu năng lượng nhưng kém giá trị dinh dưỡng) càng làm cho các bé dễ dàng tăng cân.
Ngoài chuyện làm cho các bé nhanh chóng thừa cân, các món này còn có hàm lượng muối cao, khi vào cơ thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa can-xi, phốt-pho của bộ xương, làm ảnh hưởng đến chất lượng xương... Song song là vận động ít, thường xuyên ngồi một chỗ học, chơi game, xem ti vi… làm cho xương ngày càng yếu và đối mặt với bệnh tật.
- Lao động, chơi thể thao… đều có thể làm tổn thương cột sống, làm cho cột sống già sớm. Đã có trường hợp vừa khuân vật nặng lên là nghe sống lưng kêu "cụp" một tiếng, tiếp theo đó là cơn đau kéo dài. Hoặc, chỉ đơn giản là vói tay đập banh cũng bị đau bất thình lình. Cũng có lúc không cần vác vật quá nặng, nhưng nâng vật không đúng cách (khom lưng nâng vật nặng lên) cũng gây đau lưng.
Có nhiều trường hợp cơn đau không xuất hiện ngay lúc nâng vật mà vài giờ sau, qua một đêm hoặc thậm chí vài ngày sau mới xuất hiện. Nhiều người tham công tiếc việc, khi cơ thể chớm đau vẫn cố làm việc, đến khi không đứng dậy nổi thì việc chữa trị sẽ phức tạp hơn. Thực tế cho thấy, không chỉ lao động tay chân, mang vác nặng mà việc ngồi nhiều, lâu, không đúng tư thế cũng làm cơ lưng bị "quá tải".
- Chơi thể thao: Những người chơi thể thao thường rơi vào một trong hai hội chứng:
+Hội chứng thể thao cuối tuần: Do bận rộn phải tranh thủ thời gian nên ra sân là lao vào thi đấu luôn khiến dễ bị chấn thương.
+Hội chứng "chiến binh" ngày cuối tuần: Dồn sức chơi thể thao trong hai ngày cuối tuần với cường độ lớn gây quá tải cho cơ thể, dễ dẫn đến chấn thương không chỉ lưng mà còn các khớp và bộ phận khác.
- Làm đẹp: Phụ nữ rất thích mang giày gót cao vì càng cao, càng yểu điệu. Nhưng, cái giá của sự làm đẹp này là làm thay đổi trọng tâm của cơ thể, buộc cơ thể phải tự điều chỉnh, cột sống phải ưỡn ra quá mức, lâu dài sẽ gây hại, ngoài ra còn ảnh hưởng đến cấu trúc của bàn chân.
Giữ "tuổi xuân"cho cột sống
BS Nguyễn Ngọc Tuấn - bộ môn Chấn thương chỉnh hình - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM hướng dẫn:
- Nâng vật nặng đúng tư thế: Luôn giữ cho cột sống ở tư thế thẳng, cân bằng. Nhớ câu thần chú "thẳng lưng mà cong chân" chứ không làm ngược lại. Hãy ngồi xuống nâng vật lên chứ không đứng cúi gập lưng xuống nâng vật. Khi mang vật nặng thì mỗi tay mang 5kg tốt hơn là mang 10kg ở một tay. Làm việc cũng cần đúng tư thế.
- Tập thể dục hằng ngày trước khi bắt đầu làm việc. Đây là hình thức khởi động, làm nóng cơ thể trước khi "thi đấu" công việc thường nhật, giúp cho cơ thể có sự chuẩn bị trước khi chịu sự "tra tấn" của công việc. Trong lao động, học tập, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nằm nghỉ đúng tư thế (tránh nằm nệm bị võng).
- Để tránh các hội chứng "chiến binh", hội chứng "thể thao cuối tuần" cần sắp xếp rải đều thời gian tập thể thao trong tuần; không "đốt cháy giai đoạn" của phần khởi động, làm nóng cơ thể kỹ trước khi thi đấu.
Cuối cùng là chiếc cặp học sinh - đây là vấn đề phụ huynh cần lưu ý, nhắc nhở con em, ngày nào mang sách vở ngày ấy. Hiện, một số trường đã có tủ cá nhân giúp các em đỡ phải "gồng gánh" kiến thức mỗi khi đến trường.
Theo Phương Nam - Phụ nữ TPHCM
Các tin khác

Chủ động ứng phó với dịch COVID-19

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Quy định của Bộ Y tế về kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Bách khoa Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Phòng tránh đột quỵ khi thời tiết nắng nóng

Về tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay

Những ghi nhận về bệnh giun rồng tại Việt Nam

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức “Ngày Dinh Dưỡng Cộng Đồng Việt Nam” lần 4 tại TP. Hồ Chí Minh

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Bác sĩ Việt Nam nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại Mỹ

Ghép gan thành công cho trẻ nhỏ tuổi và nhẹ cân nhất ở Việt Nam

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Ngành y tế An Giang với chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới

6 cách ăn quả bơ để giảm mỡ bụng hiệu quả

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
