Dưỡng phế trong gió lạnh đầu mùa, thời tiết khô hanh
Theo Đông y, sự khô hanh và những cơn gió lạnh đầu mùa thu dễ làm tổn thương đến tạng phế của con người, làm tiêu hao tân dịch, khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng khô như da dẻ khô, nứt nẻ, khô mắt, khô môi, khô miệng, khô mũi…
Ngoài ra còn có các triệu chứng của phế như ho, đau họng… Do đó, trong mùa thu, việc dưỡng sinh cần chú trọng đến dưỡng phế. Đông y có rất nhiều phương pháp để dưỡng phế, trong đó có 4 loại thực phẩm và 4 huyệt đạo quan trọng.
4 thực phẩm dưỡng phế
Đông y có câu "dược bổ bất như thực bổ", tức là bổ dưỡng bằng thuốc men không bằng bổ dưỡng bằng thực phẩm. Mùa nào thức nấy, mỗi mùa với những đặc trưng về khí hậu lại sản sinh ra những loại thực phẩm phù hợp với tiết trời ấy.
Các thầy thuốc Đông y thường khuyến nghị khi dưỡng phế có thể sử dụng các thực phẩm có màu trắng, vì theo ngũ hành, màu trắng thuộc hành kim sẽ đi vào kinh phế. Có thể ăn một số thực phẩm màu trắng như nấm tuyết, củ mài, củ cải trắng, lê để đạt hiệu quả bổ âm và giữ ẩm.
![]() |
- Nấm tuyết
Nấm tuyết là tên gọi khác của mộc nhĩ trắng. Theo Đông y, nấm tuyết có vị ngọt, nhạt, tính bình, không có độc, là loại nấm hấp thu được tinh khí của đất trời, có thể dưỡng nhan, làm đẹp, tư bổ giúp thân thể khỏe mạnh.
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong nấm tuyết có chứa nhiều chất sắt, vitamin C, calci, phốt pho… có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đây là loại thực phẩm rất có lợi cho cơ thể giúp dưỡng phế, chống lại sự khô táo của mùa thu.
![]() |
- Củ mài
Củ mài ở nước ta thường được dùng thay thế cho vị thuốc sơn dược hay hoài sơn. Củ mài ngoài làm thuốc có thể chế biến thành các món ăn rất ngon miệng như nấu chè, nấu cháo, các món hầm…
Theo Đông y, đây là vị thuốc có vị ngọt, tính bình, quy kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận. Đối với tạng phế, củ mài có tác dụng bổ ích cho phần âm của phế, sinh tân dịch giúp điều trị các chứng phế âm hư tổn.
Mùa thu, tạng phế dễ bị tổn thương, tân dịch dễ bị hao tổn vì vậy đây là một loại thực phẩm dưỡng sinh rất thích hợp để ăn trong mùa này.
![]() |
- Củ cải trắng
Củ cải trắng được mệnh danh là Nhân sâm trắng, là loại rau rất có lợi đối với sức khỏe con người. Theo Đông y, củ cải trắng có vị cay, tính mát, khi nấu chín sẽ có vị ngọt, tính bình, quy kinh Phế, Vị.
Đây là loại thực phẩm có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp rất tốt, có thể điều trị các trường hợp người mệt mỏi, suy nhược, ho nhiều, ho có đờm, ho ra máu, viêm Phế quản mạn tính ở người cao tuổi…
Củ cải trắng cũng là một lựa chọn giúp dưỡng phế, bổ sung tân dịch cho mùa thu.
![]() |
- Quả lê
Từ lâu lê đã trở thành một dược liệu thiên nhiên giúp điều trị các bệnh liên quan đến Phế. Theo Đông y, lê có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận phế, giảm ho, sinh tân dịch, thanh nhiệt, tiêu đàm, tiêu độc. Lê và các món ăn chế biến từ lê chính là những thực phẩm vô cùng quý báu trong mùa thu giúp dưỡng phế, chống lại sự khô táo.
Dưỡng phế mùa thu bằng cách xoa bóp 4 huyệt đạo
Ngoài việc ăn uống, việc xoa bóp các huyệt đạo cũng là một lựa chọn tốt. Dưới đây là 4 huyệt đạo có thể giúp dưỡng phế mùa thu. Mỗi ngày dành thời gian day ấn các huyệt đạo này sau một thời gian tác dụng dưỡng phế sẽ có thể thấy rất rõ.
- Huyệt vân môn
Vị trí: Nằm ở phía dưới đầu ngoài của xương đòn, trên bờ trên của cơ ngực lớn, tại điểm lõm giữa cơ và xương đòn.
Huyệt vân môn là huyệt trên kinh phế, đây là nơi phát ra mạch khí của kinh phế, có tác dụng khai thông phế khi, giảm ho, long đờm, có tác dụng điều trị nhiều chứng bệnh do phế khí hư nhược gây ra.
- Huyệt trung phủ
Vị trí: Nằm dưới huyệt vân môn 1 thốn (khoảng bề ngang của đốt ngón tay cái).
Cũng giống như huyệt vân môn, trung phủ cũng là một huyệt thuộc kinh phế. Đây là nơi mạch khí của kinh phế hội tụ, có tác dụng sơ điều phế khí chuyên dùng trong điều trị các chứng ho, hen suyễn, viêm khí quản, lao phổi…
- Huyệt ngư tế
Vị trí: Nằm ở lòng bàn tay, tại trung tâm của xương bàn tay của ngón cái (trung tâm ô mô cái).
Đây là huyệt thứ 10 của kinh phế, có các tác dụng điều trị chứng ho, ho ra máu, lao phổi - là một huyệt giúp dưỡng phế trong mùa thu.
- Huyệt tam âm giao
Vị trí: Nằm ở phía trên mắt cá trong của chân, cách mắt cá chân bê ngang của 4 ngón tay.
Tam âm giao là huyệt thường xuyên được dùng trong Đông y. Đây là nơi hội tụ của ba kinh âm ở chân là can, thận và tỳ, là huyệt thứ 6 trên kinh tỳ. Theo Đông y, tỳ thổ sinh phế kim, vì vậy đây đồng thời cũng là một huyệt vị rất hiệu quả trong việc dưỡng phế, dưỡng tân dịch, đặc biệt thích hợp trong mùa thu.
Các tin khác

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thực hiện thành công kỹ thuật đóng thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da

5 bài thuốc giải rượu bằng Đông y

8 loại nước uống tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu

3 cách tránh viêm họng khi thời tiết giao mùa

Việt Nam thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên từ thảo dược

Vai trò của tạng phế và bài thuốc 'phế khí thũng' hỗ trợ điều trị Covid-19

Nhiều loài cá được ví như "viagra" chữa được bệnh khó nói của đàn ông

Bài thuốc nam giúp gia đình có 3 đời mắc bệnh hen đều đã khỏi

Phương thuốc của nữ lương y miền sơn cước giúp nhiều bệnh nhân khỏi bệnh
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Lương y Lê Xuân Xinh chung tay cùng ngành y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân do xuất huyết tiêu hóa từ ruột non

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đứt rời phế quản

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Nước đậu bắp rất có lợi cho sức khỏe

Trà đỗ cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân chấn thương thận có biến chứng ổ giả phình mạch lớn xuất huyết

Cúm mùa lan nhanh: Chặn đứng nguy cơ chỉ với vài thói quen đơn giản!

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần mà ai cũng nên biết

Bệnh thoái hóa võng mạc – Những câu hỏi thường gặp
Nổi bật

Cần Thơ khai mạc Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

Tọa đàm “Cung cấp thông tin về ngành Nước giải khát và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”

Bộ Công thương tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỀ Y TẾ NHÂN CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC CỘNG HÒA ARMENIA CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
