Trà đỗ cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì
![]() |
Đỗ trọng - Vị thuốc quý với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe |
Theo Đông y, đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, không độc đi vào kinh can, thận. Đỗ trọng có các tác dụng bổ can thận, cường cân cốt, an thai, thường được dùng trong các trường hợp đau lưng mỏi gối, chân yếu, tiểu tiện rắt, ngứa ẩm vùng kín, động thai, dọa sảy thai, thai động không yên, tăng huyết áp…
Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại đỗ trọng có các tác dụng như hạ huyết áp, ức chế sự tiến triển của viêm xương khớp, phòng, điều trị các bệnh lý về thoái hóa thần kinh…
Trong Đông y, thừa cân, béo phì được gọi với tên gọi chứng phì bàn, chứng này ngoài nguyên nhân do cơ thể có dư chất (thực chứng) còn có nguyên nhân do hư.
Béo mập hư chứng là do cơ thể bị suy yếu, khả năng trao đổi chất kém, các chất cặn bã không được đào thải kịp thời, dẫn đến tích tụ trong cơ thể và dần dần hình thành béo phì.
Loại thừa cân, béo phì do cơ thể hư nhược thường liên quan đến khí hư và dương hư. Khi nguyên khí suy yếu, cơ thể không thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, dẫn đến dễ bị ốm.
Thông thường, những người này thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, hơi thở ngắn, ít nói, dễ ra mồ hôi, tức ngực và tiêu hóa kém.
Để cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì do hư, có thể điều chỉnh qua chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, cũng có thể sử dụng thêm các loại trà thuốc hỗ trợ giảm cân.
Tuy nhiên, người bị béo phì do hư không được tùy tiện uống các loại trà giảm cân như trà ức chế cảm giác thèm ăn, trà có tác dụng tiêu mỡ quá mạnh, vì cơ thể vốn đã suy yếu, việc ức chế cảm giác thèm ăn hay tiêu mỡ có thể gây ra những phản ứng tiêu cực.
Đối với những người này đỗ trọng là một vị thuốc rất phù hợp để cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì.
Trà đỗ trọng không chứa caffeine, không có chất theanine, nhưng chứa nhiều protein, axit amin, dễ hấp thụ, có công dụng điều hòa mỡ máu, hạ huyết áp, bổ thận dưỡng can, thông tiện lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, dùng đỗ trọng liên tục trong một tháng có thể làm giảm đáng kể lượng mỡ trung tính dưới da và xung quanh nội tạng, tăng cường tổng hợp protein khác, tăng cường tiêu hao năng lượng trong cơ thể, từ đó giảm mỡ tích tụ, trung bình có thể giảm từ 1,5 đến 2,0 kg.
Cách pha trà đỗ trọng
Phương pháp 1:
Nguyên liệu: Đỗ trọng.
Cách làm: Rửa sạch đỗ trọng, cho 5 - 15g vào cốc trà, sau đó đổ 500ml nước với nhiệt độ khoảng 85°C vào. Đậy nắp lại, sau 5 phút là có thể dùng.
Công dụng: Trà này khi vào cơ thể sẽ giúp phục hồi độ đàn hồi của mạch máu, từ đó điều hòa huyết áp, đồng thời có tác dụng hạ mỡ máu, tốt đối với sức khỏe tim mạch.
Khuyến nghị dùng khoảng 1000 - 1500 ml mỗi ngày, sau khoảng nửa tháng sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Phương pháp 2:
Nguyên liệu: Đỗ trọng, tam thất, sơn tra, nước sôi.
Cách làm: Rửa sạch tất cả các dược liệu, cho vào cốc trà, đổ nước sôi vào, đậy nắp và sau 5 phút là có thể uống.
Công dụng: Khuyến nghị uống mỗi sáng, trưa và tối, dùng như trà hàng ngày. Trà này giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu, và có tác dụng tốt cho gân cốt, gan và thận.
Uống một tách trà đỗ trọng mỗi ngày có thể giúp hạ huyết áp, điều hòa mỡ máu, đồng thời giúp tinh thần thoải mái, dưỡng thần và kéo dài tuổi thọ. Những người mắc bệnh tăng huyết áp hoặc tim mạch nên dùng thường xuyên, người cao tuổi cũng có thể uống khoa học và điều độ.
Các tin khác

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thực hiện thành công kỹ thuật đóng thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da

5 bài thuốc giải rượu bằng Đông y

8 loại nước uống tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu

3 cách tránh viêm họng khi thời tiết giao mùa

Việt Nam thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên từ thảo dược

Vai trò của tạng phế và bài thuốc 'phế khí thũng' hỗ trợ điều trị Covid-19

Nhiều loài cá được ví như "viagra" chữa được bệnh khó nói của đàn ông

Bài thuốc nam giúp gia đình có 3 đời mắc bệnh hen đều đã khỏi

Phương thuốc của nữ lương y miền sơn cước giúp nhiều bệnh nhân khỏi bệnh
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Lương y Lê Xuân Xinh chung tay cùng ngành y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân do xuất huyết tiêu hóa từ ruột non

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đứt rời phế quản

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

8 cách trị mề đay bằng muối hiệu quả

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân chấn thương thận có biến chứng ổ giả phình mạch lớn xuất huyết

Cúm mùa lan nhanh: Chặn đứng nguy cơ chỉ với vài thói quen đơn giản!

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần mà ai cũng nên biết
Nổi bật

Chương trình “Tuần lễ vàng” – Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu

Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”

Thế hệ hôm nay và mai sau luôn trân trọng, biết ơn và tự hào

"Non sông đất nước vang khúc khải hoàn, trường tồn và phát triển"

Vĩnh Phúc hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2025

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
