Diễn đàn kinh tế TPHCM 2024 - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5, chiều 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên Đối thoại chính sách giữa Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, Chủ tịch UBND TPHCM, lãnh đạo các tỉnh thành với các khách mời, các tập đoàn trong nước và quốc tế.

Tham dự Phiên Đối thoại chính sách có lãnh đạo Bộ ngành Trung ương (Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước), Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo một số tỉnh thành Việt Nam và các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế.

Phiên đối thoại sẽ có nội dung phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính và phần hỏi đáp với các bộ, ngành, địa phương.

Hoạt động nhằm tạo cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp được trao đổi sâu rộng, thực chất với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về thực trạng, giải pháp trong việc áp dụng mô hình chuyển đổi công nghiệp tại Thành phố cũng như vấn đề chiến lược quốc gia, đồng thời kiến nghị với Chính phủ những mô hình, giải pháp, chính sách ở tầm vĩ mô.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên Đối thoại chính sách giữa Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, Chủ tịch UBND TPHCM, lãnh đạo các tỉnh thành với các khách mời, các tập đoàn trong nước và quốc tế. Ảnh VGP
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên Đối thoại chính sách giữa Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, Chủ tịch UBND TPHCM, lãnh đạo các tỉnh thành với các khách mời, các tập đoàn trong nước và quốc tế. Ảnh VGP

Xây dựng chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghiệp ở TPHCM và các địa phương trong cả nước

Phát biểu đề dẫn phiên đối thoại, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan bày tỏ: Diễn đàn Kinh tế TPHCM 2024 rất vui mừng khi nhận được sự quan tâm của các lãnh đạo bộ, ngành trung ương; lãnh đạo các địa phương, các chuyên gia, các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế, đặc biệt là sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên đối thoại chính sách.

Điều này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như tầm quan trọng và giá trị thực tiễn của Diễn đàn Kinh tế TPHCM lần thứ 5 – năm 2024 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TPHCM."

Sự phát triển công nghệ mang tính đột phá trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến xã hội và môi trường; làm thay đổi căn bản, thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế tri thức dựa trên đổi mới sáng tạo; đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nước, nhất là các quốc gia khu vực Đông Nam Á như Việt Nam; nhờ vào chuyển đổi kinh tế số chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách phát triển để bứt phá đi lên.

Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng tạo ra nhiều thách thức, đòi hỏi phải có quyết tâm cao, nguồn lực phải lớn, nhân lực phải dồi dào, chính sách pháp luật phải hoàn thiện; hợp tác quốc tế phải sâu rộng hơn nữa; sự chủ động của địa phương là rất cần thiết, nhưng những quyết sách của Trung ương là quan trọng quyết định thành công của quá trình chuyển đổi.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu đề dẫn. Ảnh VGP
Phó Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu đề dẫn. Ảnh VGP

Trong 5 năm gần đây, kinh tế Thành phố tiếp tục phát triển ổn định, giữ vai trò là trung tâm nhiều mặt của khu vực và cả nước; là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng và cả nước. Hằng năm, Thành phố đóng góp 20% GRDP, 25% nguồn thu ngân sách và của cả nước.

Trong sự phát triển kinh tế của Thành phố, ngành công nghiệp có vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng đóng góp cao.

Trong giai đoạn từ 2016 đến nay, với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế TPHCM, ngành công nghiệp đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc dựa trên 4 ngành công nghiệp trọng yếu: (i) cơ khí; (ii) điện tử - công nghệ thông tin; (iii) hóa dược - cao su nhựa; và (iv) chế biến lương thực - thực phẩm.

Đây là những ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, tạo tác động lan tỏa tích cực đến các ngành kinh tế khác.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công nghiệp Thành phố đang đứng trước những thách thức, phát triển thiếu bền vững; gia công, lắp ráp còn chiếm tỷ trọng cao; giá trị gia tăng thấp; có công nghệ sau hơn 30 năm đầu tư phát triển nay đã lạc hậu; sử dụng nhiều tài nguyên; thâm dụng lao động; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm; phân bố khu chế xuất, khu công nghiệp không còn phù hợp, một số khu công nghiệp hiện nay nằm trong vùng lõi của Thành phố.

Để khắc phục các hạn chế nêu trên; việc chuyển đổi ngành công nghiệp Thành phố là hết sức cấp bách và cần thiết.

Thủ tướng và lãnh đạo các bộ ngành đối thoại với các doanh nghiệp
Thủ tướng và lãnh đạo các bộ ngành đối thoại với các doanh nghiệp

Công nghiệp Thành phố phải phát triển theo hướng công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp chíp điện tử, vi mạch, bán dẫn; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp xanh gắn chuyển đổi số; phát triển hệ thống các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp như logistics, dịch vụ số (gồm thông tin và truyền thông), dịch vụ tài chính…

Đặc biệt là phải hình thành các ngành công nghiệp mới như công nghiệp năng lượng mới, công nghiệp dược, công nghiệp văn hóa, điện ảnh,…

Chuyển đổi công nghiệp Thành phố gắn kết chặt chẽ với các tỉnh/thành trong vùng Đông Nam bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Thành phố tiếp tục tập trung khai thác những tiềm năng và lợi thế của mình vào phát triển công nghiệp với vai trò là trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của cả nước, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, nguồn nhân lực trình độ cao, ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả các ngành, sản phẩm công nghiệp.

Để chuyển đổi công nghiệp Thành phố thành công, ngoài nỗ lực các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cần sự đồng hành của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và các địa phương.

Trước hết là xây dựng các chính sách ưu đãi mạnh mẽ, khả thi của Trung ương và Thành phố theo thẩm quyền; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận hiệu quả các nguồn lực theo cơ chế thị trường và tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới.

Các đại biểu dự đối thoại.
Các đại biểu dự đối thoại.

Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM đã mở ra cơ hội lớn cho Thành phố trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội nói chung và vấn đề phát triển, chuyển đổi công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chắc chắn sẽ gặp phải những vấn đề khó khăn và bất cập.

Chính vì vậy, Phiên đối thoại chính sách tại Diễn đàn Kinh tế TPHCM 2024 hôm nay, là cơ hội để doanh nghiệp phản ánh kiến nghị, chính sách để Chính phủ và chính quyền Thành phố lắng nghe, tìm kiếm giải pháp để xây dựng chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghiệp ở TPHCM và các địa phương trong cả nước.

TPHCM luôn nhận thức rằng sự thành công của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong quá trình chuyển công nghiệp nói chung và sản xuất kinh doanh nói riêng, chính là sự thành công của Thành phố, góp phần tiếp thêm động lực cho Thành phố phát triển mạnh mẽ theo tinh thần "TPHCM vì cả nước, cả nước vì TPHCM", vì sự thịnh vượng chung của đất nước.

Thủ tướng: Phiên Đối thoại là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau; tiến tới hợp tác, cùng chia sẻ, lắng nghe, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng có niềm vui, hạnh phúc và sự tự hào.
Thủ tướng: Phiên Đối thoại là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau; tiến tới hợp tác, cùng chia sẻ, lắng nghe, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng có niềm vui, hạnh phúc và sự tự hào.

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tiến tới cùng hợp tác, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng

Điều phối chương trình, TS. Trần Du Lịch bày tỏ "đặt câu hỏi với Thủ tướng là khó nhất" và mong Thủ tướng có đôi lời chia sẻ với buổi đối thoại.

Phát biểu mở đầu phiên đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết "đính chính" lại ý kiến của TS Trần Du Lịch – người dẫn chương trình, rằng đặt câu hỏi với Thủ tướng không phải là "khó nhất" mà là "dễ nhất".

Thủ tướng bày tỏ vui, tự hào về TPHCM khi Diễn đàn tổ chức lần thứ 5, quy mô ngày càng lớn hơn, đối tượng nhiều hơn, vấn đề sâu sắc hơn, nhận được sự quan tâm của bạn bè, đối tác quốc tế.

Lần này, chủ đề của Diễn đàn về chuyển đổi công nghiệp là chủ đề rất rộng và cũng là tiềm năng khác biệt, cơ hội nội trội, lợi thế cạnh tranh của TPHCM; là chủ đề mang tính thời sự của quốc tế. Do đó, Diễn đàn rất có ý nghĩa với TPHCM, với Việt Nam và với cả bạn bè, đối tác quốc tế. Đây là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau; tiến tới hợp tác, cùng chia sẻ, lắng nghe, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng có niềm vui, hạnh phúc và sự tự hào.

"Tôi tin chắc sau Diễn đàn, mỗi người ra về đều có thêm "phần quà" là kiến thức mà Diễn đàn mang lại, ngoài tình cảm nồng hậu, ấm cúng của TPHCM là đơn vị tổ chức. Từ sáng đến giờ, tôi cũng đã nhận được rất nhiều từ Diễn đàn", Thủ tướng nói.

NỘI DUNG ĐỐI THOẠI

Tại Phiên đối thoại, người điều phối sẽ đặt câu hỏi "đối với Thủ tướng Chính phủ", trên cơ sở đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ phân công các lãnh đạo bộ trả lời và bổ sung thêm.

Diễn đàn kinh tế TPHCM 2024 - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tôi tin chắc sau Diễn đàn, mỗi người ra về đều có thêm "phần quà" là kiến thức mà Diễn đàn mang lại

Sớm thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư để hỗ trợ các DN trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

TS. Trần Du Lịch: Chính phủ đã, đang và sẽ làm những chính sách ưu tiên gì để hỗ trợ DN thúc đẩy nhanh quá trình chuuyển đổi nền kinh tế, trước hết là đối với ngành công nghiệp, hỗ trợ cho DN cả lớn cả nhỏ có thể chuyển đổi được?

Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chính sách tổng thể chúng ta đã có những cấp độ văn bản khác nhau đối với chuyển đổi nền kinh tế nói chung ở khái niệm rộng và chuyển đổi công nghiệp nói riêng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về đổi mới, sáng tạo.

Hiện nay, những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã được cụ thể trong chiến lược 10 năm đã được Đại hội Đảng XIII thông qua; đã vạch rõ đường lối, chủ trương, quyết sách liên quan đến chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế gắn với các mục tiêu cụ thể về nâng cao chất lượng hiệu quả nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Ở góc độ triển khai cụ thể cũng đã có những văn kiện DN có thể tham khảo, như các kế hoạch 5 năm và hàng năm đã vạch ra các bước đi cụ thể trong việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế.

Cụ thể, có nhấn mạnh vào 3 lĩnh vực trọng tâm trong chuyển đổi nền kinh tế gồm: Cơ cấu lại ngân sách Nhà nước; Cơ cấu lại DN Nhà nước; Cơ cấu lại đầu tư công. Đây là 3 trọng tâm để thúc đẩy tác động đến chuyển đổi nền kinh tế. Bên cạnh đó có những chính sách cụ thể của từng ngành, lĩnh vực trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại…

Thứ trưởng Trần Quốc Phương trả lời tại Phiên đối thoại. Ảnh VGP
Thứ trưởng Trần Quốc Phương trả lời tại Phiên đối thoại. Ảnh VGP

Đi sâu hơn trong thúc đẩy chuyển đổi với ngành công nghiệp có nhấn mạnh 2 quá trình chuyển đổi (chuyển đổi kép) đó là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đi song hành với nhau. Hiện nay để thực hiện thành công thì thúc đẩy đổi mới sáng tạo là yêu cầu bức thiết.

Đến nay, trong số các chính sách đã ban hành, tôi xin cập nhật thêm vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 quyết định quan trọng là: Phê duyệt Đề án chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam và Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp bán dẫn và sản xuất chip.

Đây là 2 quyết định mang tính then chốt để chúng ta bước sang giai đoạn mới thúc đẩy sự chuyển đổi nền kinh tế mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Hiện nay đối với chuyển đổi xanh cũng đã có những quy định cụ thể của Bộ Tài nguyên môi trường với những tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức để xác định thế nào là DN xanh, sản phẩm xanh, dự án xanh… những điều này sẽ quyết định đến việc áp dụng cơ chế, chính sách hiện nay trong các quy định pháp luật để hỗ trợ các DN đang thực hiện quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong nền kinh tế.

Cuối cùng, đối với Bộ KHĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu tới Chính phủ và rà soát các quy định hiện hành liên quan đến hỗ trợ, khuyến khích các DN thúc đẩy chuyển đổi xanh. Những điều không còn phù hợp sẽ điều chỉnh và Bộ KHĐT sẽ kiến nghị những chính sách mới.

Tới đây Bộ KHĐT cũng sẽ trình chính sách mới được Thủ tướng chỉ đạo sớm ban hành đó là Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư để hỗ trợ các DN trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Thủ tướng: Chuyển đổi là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu
Thủ tướng: Chuyển đổi là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu

Chuyển đổi là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Hệ thống chính trị của Việt Nam do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.

Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra đường lối phát triển công nghiệp, như Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết 29 năm 2022 của Trung ương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính phủ phải thể chế hóa, cụ thể hóa các nghị quyết này để thực hiện hiệu quả, với một số nhiệm vụ như Thứ trưởng Phương đã nói.

Tôi nhấn mạnh thêm một số vấn đề.

Việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hải phù hợp với điều kiện Việt Nam và xu thế thế giới. Chính phủ phải nắm chắc tình hình quốc tế, khu vực và trong nước liên quan tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chúng ta phải hiểu mình, như tôi có nghe một vị khách Hàn Quốc nói là công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa vào tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia.

Thứ nhất, chúng ta phải xây dựng và hoàn thiện thể chế, vừa qua Chính phủ đã báo cáo Quốc hội sửa nhiều luật như Luật Giao dịch điện tử, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản... và đang xây dựng nhiều luật khác như Luật Dữ liệu. Trong kỳ họp thứ 8 sắp tới của Quốc hội, số lượng luật thông qua và thảo luận là nhiều nhất từ trước tới nay. Chính phủ cũng ban hành các nghị định, các quyết định quy phạm.

Cùng với đó, xây dựng cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực; thúc đẩy phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh và không thẻ không có hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa.

Thứ tư là hình thành quản trị phù hợp với chuyển đổi. Thứ năm là có lộ trình, kế hoạch, bước đi đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra, phải huy động sự giúp đỡ, chia sẻ của bạn bè, đối tác quốc tế về kinh nghiệm, nguồn lực…, bởi chuyển đổi là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là theo hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Thứ trưởng Lê Công Thành: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn. Ảnh VGP
Thứ trưởng Lê Công Thành: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn. Ảnh VGP

Hỗ trợ cho các doanh nghiệp thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn

TS. Trần Du Lịch: Chúng ta nói nhiều về xu thế hiện nay là chuyển đổi xanh, đặc biệt là kinh tế tuần hoàn. Tôi được biết hiện nay là Chính phủ đã xây dựng một kế hoạch hoạt động quốc gia, thực hiện kinh tế tuần hoàn đến 2035. Nhân Diễn đàn này, mong Thủ tướng hoặc phân công Bộ phụ trách nói rõ hơn chương trình hành động này để tạo một kỳ vọng cho doanh nghiệp, đặc biệt đang xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn?

Thứ trưởng Bộ TNMT Lê Công Thành: Phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn đã thành xu thế của thời đại, của cả thế giới. Việt Nam chúng ta cũng phát triển nền kinh tế phù hợp với xu thế thời đại.

Hiện nay Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn. Trong Dự thảo Kế hoạch này đã đề ra 5 quan điểm, mục tiêu, 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với các chương trình nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành một.

Đặc biệt trong các nhóm nhiệm vụ giải pháp có nhóm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong hoạt động sản xuất.

Cụ thể là hỗ trợ về thiết kế sinh thái để đạt được tiêu chí của kinh tế tuần hoàn; thứ 2 là hỗ trợ áp dụng, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất kinh doanh; hỗ trợ thứ 3 là thúc đẩy đổi mới sáng tạo áp dụng công nghệ số, công nghệ thân thiện với môi trường, nhất là kỹ thuật hiện có tốt nhất để thực hiện kinh tế tuần hoàn. Và cũng có những hỗ trợ về hình thành, phát triển thị trường cho các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong chuỗi sản xuất tuần hoàn.

Ngoài các nhóm nhiệm vụ giải pháp trên, còn có nhóm giải pháp tăng cường quản lý chất thải. Như chúng ta đã biết, mấu chốt nhất của kinh tế tuần hoàn là chất thải của ngành này sẽ trở thành nguyên liệu đầu vào cho ngành khác. Chính vì vậy hỗ trợ để thí điểm, nhân rộng phát triển các mô hình quản lý chất thải theo vùng miền và địa phương cũng sẽ nằm trong kế hoạch này để chúng ta tạo cái hỗ trợ về vốn, đất đai cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.

Chính sách về tín dụng xanh, trái phiếu xanh, hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng có những chế độ hỗ trợ về tín dụng xanh rất cụ thể. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bộ tiêu chí xác định các dự án xanh để các dự án có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh không chỉ ở trong nước. Xây dựng chính sách mua sắm công xanh để hỗ trợ sự phát triển của kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.

Tiếp theo, học hỏi những kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng sẽ phải hướng tới tiếp tục sửa đổi các luật pháp về bảo vệ môi trường để hạn chế nhập khẩu phế liệu và khuyến khích thu gom, sử dụng phế liệu trong nước để làm nguyên liệu sản xuất.

Chính sách này được rất nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đã đi trước chúng ta trong phát triển kinh tế tuần hoàn trong khu vực đã áp dụng.

Việc thứ hai là chúng ta cũng sẽ nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia để trong luật của chúng ta có thể đưa vào những quy định về tỷ lệ nguyên liệu tái chế trong mỗi sản phẩm sản xuất ra. Đây cũng là những kinh nghiệm của các quốc gia đi trước trong khu vực đã áp dụng.

Trong thời gian sắp tới, ngành Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ để bổ sung, sửa đổi hệ thống pháp luật để bảo vệ môi trường, tạo điều kiện khuyến khích hơn nữa phát triển chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn.

Mọi người dân tham gia thực hiện kinh tế tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thế giới đã thực hiện kinh tế tuần hoàn từ lâu và Việt Nam cũng có thực hiện, nhưng trong bối cảnh cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số thì vấn đề này mới được quan tâm thỏa đáng, với mục tiêu đưa kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế, phong trào.

Đảng Cộng sản Việt Nam xác định không hy sinh môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, một trong những giải pháp bảo vệ môi trường là phát triển kinh tế tuần hoàn, vừa giúp giảm thâm dụng tài nguyên, vừa tận dụng được các nguyên liệu như sử dụng rác thải để sản xuất điện.

Chủ trương của Đảng đã rất rõ, pháp luật đang được hoàn thiện dần. Việt Nam nói chung và Chính phủ nói riêng đang tập trung vào 2 nội dung: Nâng cao nhận thức và xây dựng cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực từ người dân, mọi người dân tham gia thực hiện kinh tế tuần hoàn. Đây là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định.

Thứ trưởng Lê Xuân Định: Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ xã hội hóa các nguồn lực cho KHCN. Ảnh VGP
Thứ trưởng Lê Xuân Định: Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ xã hội hóa các nguồn lực cho KHCN. Ảnh VGP

Xã hội hóa các nguồn lực cho KHCN

Chúng ta biết từ lâu Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu về KHCN, đổi mới sáng tạo, xếp hạng tăng… Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa giá trị và tạo bùng nổ cần phải có đột phá hơn nữa, đặc biệt là KHCN. Vậy cần có những chính sách, giải pháp đột phá gì để đột phá về KHCN trên cả 3 lĩnh vực công nghệ IT, công nghệ sinh học và vật liệu mới?

Thứ trưởng Lê Xuân Định, Bộ KHCN: Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo Bộ KHCN thực hiện một công việc rất quan trọng để thể chế hóa chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực KHCN và đổi mới sáng tạo.

Đó là xây dựng dự án Luật sửa đổi Luật Khoa học công nghệ thành Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo để làm sao thể chế hóa được tất cả chỉ đạo trong việc chuyển đổi công nghiệp hóa, cũng như phát triển dựa trên KHCN và đổi mới sáng tạo trở thành các quy định pháp luật.

Trong tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án Luật này, có lẽ chúng ta sẽ có một sự thay đổi căn bản về cách nhìn nhận, đối tượng điều chỉnh. Như đồng chí Trần Du Lịch vừa mới đề cập là có sự thay đổi gì về cơ chế chính sách.

Nếu chính sách trước đây của chúng ta là Luật KHCN chủ yếu là sử dụng ngân sách nhà nước cho các đơn vị công lập để làm dự án, đề tài nghiên cứu thì trong dự án Luật lần này sẽ tập trung vào vấn đề xã hội hóa các nguồn lực cho KHCN.

Để hoạt động KHCN, đổi mới sáng tạo được tạo điều kiện và được thực hiện chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước, tức là ở các doanh nghiệp để làm sao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ năng lực hấp thu công nghệ, sáng tạo công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đấy là hành lang pháp lý quan trọng nhất để cho doanh nghiệp được quyền sử dụng chính kinh phí của mình cho việc tìm hiểu, mua tri thức, mua bí quyết công nghệ để trở thành năng lực nội sinh của các doanh nghiệp.

Hiện nay các doanh nghiệp được trích lập quỹ phát triển KHCN cho doanh nghiệp. Nhưng quy định hiện nay của chúng ta chưa đủ mạnh mẽ, một phần nào đó là sự tin cậy cho doanh nghiệp dùng quỹ đấy để đổi mới chính công nghệ của doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, trước mắt Thủ tướng đang chỉ đạo Bộ KHCN sửa Nghị định 95 về cơ chế đầu tư về tài chính cho KHCN cũng sẽ gỡ bỏ rào cản trong lĩnh vực này. Ví dự như: Quỹ phát triển KHCN trong doanh nghiệp sẽ được sử dụng để chuyển đổi số của doanh nghiệp, trong thời gian tới cũng sẽ có quy định, từ giờ đến cuối năm sẽ có.

Về lâu dài thì trong năm tới sẽ trình Quốc hội sửa Luật KHCN và quan trọng nhất là theo hướng xã hội hóa để cho doanh nghiệp trở thành nhân tố trung tâm trong quá trình hấp thu công nghệ, làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lan tỏa trên toàn bộ hệ thống chuyển đổi công nghiệp của chúng ta.

TS. Trần Du Lịch: Sáng nay trên diễn đàn, có một đại biểu Iraren phát biểu rất hay là: Sở dĩ Iraren phát triển được KHCN tất cả các nghiên cứu dù tư nhân hay nhà nước nghiên cứu xong đều đưa ra thị trường hết, thành hàng hóa. Vậy đồng chí cho biết thêm, phát triển thị trường công nghệ Việt Nam thế nào hiện nay? Nếu không có thị trường này thì liệu chính sách về công nghệ có phát triển được không? Dự kiến của Bộ KHCN về vấn đề thúc đẩy thị trường công nghệ thế nào?

Thứ trưởng Lê Xuân Định: Đây thật sự là một nút thắt. Để kết quả nghiên cứu có thể thương mại hóa và trở thành sản phẩm đổi mới sáng tạo thì nó gặp một rào cản hiện nay đó là Luật Quản lý tài sản công.

Và theo cách nhìn nhận của chúng ta là khi 1 nhiệm vụ mà sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản được hình thành từ nhiệm vụ đó được quản lý như tài sản công, như một công trình xây dựng đã hoàn thành. Mà không tính rằng tất cả những đầu tư của chúng ta đã kết tinh thành tri thức và việc quan trọng nhất là quản lý tri thức, truyền bá tri thức và ứng dụng tri thức đấy.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với Bộ KHCN sửa đổi Nghị định 70 về quản lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách nhà nước và chúng tôi cũng đang cố gắng để tháo gỡ việc này.

Tuy nhiên, chỉ có 1 Nghị định đấy thì chưa đủ, ở đây nhìn về khái niệm quản lý tài sản công thì nếu như chúng ta không tháo bỏ, thì các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu cũng không dùng tài sản của mình để góp vốn vào những doanh nghiệp khởi nguồn mà sử dụng chính những tri thức, bí quyết công nghệ của mình để phát triển thành sản phẩm phục vụ xã hội.

Ở đây còn một khía cạnh, rào cản tiếp theo nữa là Luật quản lý công chức, viên chức, không cho phép viên chức của chúng ta tham gia làm lãnh đạo doanh nghiệp, tham gia thành lập doanh nghiệp. Vì vậy nó ngăn cản sự chuyển đổi nhân lực có kỹ năng nghiên cứu, có tri thức giữa khối nghiên cứu trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển giáo dục, đào tạo là nền tảng quan trọng để phát triển khoa học, công nghệ. Ảnh VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển giáo dục, đào tạo là nền tảng quan trọng để phát triển khoa học, công nghệ. Ảnh VGP

Phát triển giáo dục, đào tạo là nền tảng quan trọng để phát triển khoa học, công nghệ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển khoa học công nghệ trước hết phải phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng rất quan trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; đã ban hành các nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục làm nền tảng cho phát triển khoa học công công nghệ, như chuyển từ trang bị kiến thức đơn thuần sang kiến thức toàn diện.

Chính phủ xác định phải cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng thể chế. Thể chế có vai trò rất quan trọng. "Thể chế, thể chế và thể chế". Do đó, phải hoàn thiện thể chế góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là một trong những đột phá.

Thứ hai, phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các nội dung trên.

Thứ ba, về nguồn lực, phải sửa đổi các quy định để phát triển thị trường khoa học công nghệ, sản phẩm khoa học công nghệ là một loại hàng hóa có thể giao dịch trên thị trường một cách công khai, minh bạch, đúng giá trị, tuân thủ quy luật thị trường. Lấy nguồn lực Nhà nước là vốn mồi, dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực xã hội.

Cùng với đó, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách để bộ máy quản lý khoa học công nghệ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; có cơ chế, chính sách khuyến khích sự năng động, sáng tạo vì nhiệm vụ chung, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, trong đó có giải pháp về cán bộ.

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài. Ảnh VGP
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài. Ảnh VGP

Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

TS. Trần Du Lịch: Câu hỏi tiếp theo liên quan đến một vấn đề khá lớn, đó là việc dư luận trong nước và thế giới ủng hộ chúng ta tham gia cam kết COP26 net zero 2050. Chính phủ đã có chủ trương hành động, có kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên, qua diễn đàn, đề nghị Thủ tướng xin làm rõ: Chúng ta triển khai mục tiêu này như thế nào ở cấp Trung ương và cấp địa phương về vấn đề triển khai lộ trình net zero và có sự lựa chọn địa phương. Chúng ta có những chính sách gì để thúc đẩy địa phương tham gia chương trình Chính phủ?

Ông Trương Thanh Hoài, Thứ trưởng Bộ Công Thương: Về vấn đề chuyển dịch năng lượng thì Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điện VIII tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023. Trên tinh thần đối với nhiệt điện than thì không đầu tư các dự án mới, tiến tới giảm dần, nếu các dự án đang hoạt động thì phải cải tạo đưa lên hiệu suất cao hơn.

Đồng thời, phải giảm tối đa phát thải. Bên cạnh đó, trong Quy hoạch điện VIII cũng có xác định nguồn điện thay thế ít phát thải hơn như từ khí thiên nhiên hóa lỏng, các nguồn điện mặt trời, năng lượng tái tạo, các nguồn điện gió trên bờ và ngoài khơi.

Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay chúng tôi cũng đang sửa toàn diện Luật Điện lực.

Trên tinh thần để đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định, dài hạn, đảm bảo thu hút vào các hoạt động sản xuất đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam cũng như đời sống của người dân, hiện nay, Luật Điện lực được xây dựng theo hướng nhằm thu hút được tất cả các nguồn lực xã hội trong việc phát triển nguồn điện.

Thứ nhất là cung cấp đủ năng lượng. Thứ hai là góp vào việc chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh, giảm phát thải.

Trong thời gian vừa qua, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, chúng tôi đã ban hành các cơ chế như cơ chế mua bán điện trực tiếp để cho các người dân và doanh nghiệp nếu có các điều kiện và các địa phương nếu có điều kiện để đầu tư thì có thể bán thẳng các nguồn điện tự sản xuất ngay cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Bên cạnh đó, một chính sách cũng rất quan trọng, trong thời gian rất ngắn thì Thủ tướng cũng sẽ ký ban hành chính sách phát triển điện mặt trời, mái nhà và việc tự sản xuất tự tiêu thụ cũng sẽ được khuyến khích để phát triển.

Trong cơ chế này, người dân và các doanh nghiệp khi đầu tư các hệ thống điện mặt trời và mái nhà trong trường hợp có lượng điện dư thì sẽ được bán lên lưới điện quốc gia. Và quan trọng nhất, trong giai đoạn bước khởi đầu cho nên là mức độ và tỷ lệ bán lên lưới điện quốc gia thì chúng tôi sẽ khống chế ở một mức độ nhất định để đảm bảo tính ổn định và vận hành ổn định của hệ thống điện quốc gia.

Thêm nữa, trong Luật Điện lực sửa đổi lần này, chúng tôi cũng nhấn mạnh, bên cạnh thị trường phát triển cạnh tranh mà Việt Nam hiện nay đã triển khai thì chúng tôi sẽ triển khai tiếp cấp độ ở thị trường bán buôn cạnh tranh. Tức là có thể các nhà sản xuất và các hộ sản xuất điện có nguồn sản xuất điện tự sản xuất theo quy định được quyền bán vào thị trường chung, thị trường bán điện cạnh tranh. Và tất nhiên, trên cơ sở đảm bảo ổn định của hệ thống điện quốc gia. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện gió và điện năng lượng tái tạo.

Trong Luật Điện lực sửa đổi sắp tới đây, chúng tôi sẽ có những chính sách ưu đãi và hỗ trợ, đặc biệt là chính sách điện gió ngoài khơi có những chính sách đột phá theo như Nghị quyết 55 để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đảm bảo cái mục tiêu net zero 2050.

Thứ trưởng Lê Anh Tuấn.
Thứ trưởng Lê Anh Tuấn.

Ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Ngành giao thông vận tải có phát thải khí Metan và CO2 thì chỉ đứng thứ ba sau ngành nông nghiệp. Tuy nhiên để thực hiện chủ trương của Đảng, đặc biệt là cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26, Bộ giao thông vận tải cũng đã xây dựng chương trình và trình Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 876/QĐ-TTg tháng 7 năm 2022 trong đó có đưa ra lộ trình để chuyển đổi phương tiện và phát triển hạ tầng làm thế nào giảm được phát thải khí cacbon CO2 đến năm 2050 về net zero.

Trong chương trình đó xác định giao thông đô thị khí thải CO2 và cacbon có tác động rất lớn đối với cả môi trường đô thị nên Bộ Giao thông vận tải xây dựng lộ trình đề nghị các đô thị, đặc biệt đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội chúng ta có một chính sách cụ thể tùy theo năng lực tài chính của các thành phố.

Chúng tôi mong muốn thành phố có chính sách khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng và chuyển đổi các phương tiện như xe buýt mà chúng ta sử dụng năng lượng như dầu, diesel, xăng sang năng lượng xanh là điện và các năng lượng khác hydrogen...

Chúng ta cũng khẩn trương triển khai các dự án như Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt đột phá kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là hạ tầng giao thông, trong đó có giao thông đô thị là đường sắt đô thị. Hiện nay đang triển khai hai đồ án, yêu cầu Bộ Giao thông vận tải lập hai đề án phát triển giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, có rất nhiều chính sách khác như là phát triển đường sắt tốc độ cao cũng là một giải pháp để giảm thải khí cacbon CO2, phát triển khung hạ tầng chiến lược đường bộ cao tốc cũng là một trong các giải pháp đó.

Thứ ba nữa là phát triển các phương tiện thiết bị, chúng tôi cũng đã xây dựng lộ trình đến năm 2030, có những chính sách để khuyến khích các phương tiện sử dụng năng lượng điện, hydrogen. Đến năm 2040, từng bước hạn chế sản xuất thiết bị ô tô, phương tiện đường bộ sử dụng năng lượng xăng và năng lượng nhiên liệu khác, chỉ tập trung vào năng lượng xanh, sạch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hiện Trung ương đang làm chính sách, đường lối, cơ chế, luật pháp, chương trình, kế hoạch; phải dẫn dắt câu chuyện đào tạo nhân lực, quản lý, huy động nguồn vốn… cho vấn đề này.

Còn địa phương phải chủ động thực hiện theo thẩm quyền để thực hiện theo chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương, vận dụng một cách tốt nhất phù hợp điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp.

Về các nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ thứ nhất là thực hiện chuyển đổi năng lượng, chuyển từ năng lượng phát thải nhiều carbon như nhiệt điện than sang năng lượng sạch, năng lượng xanh, có lộ trình chấm dứt hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than. Năng lượng sạch gồm điện năng lượng nguyên tử, điện gió, điện mặt trời, hydrogen, điện sinh khối, khí hóa lỏng…

Việt Nam có thể phát triển năng lượng sạch vì là nước nhiệt đới gió mùa, không thiếu nắng và gió, không ai lấy đi được của chúng ta. Cùng với đó, tăng cường trồng rừng để hấp thụ carbon, phát triển năng lượng sinh khối; đồng thời nghiên cứu phát triển năng lượng nguyên tử.

Việt Nam đã ban hành và thực hiện Quy hoạch điện VIII theo hướng nói trên; vừa qua đã ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp và sắp ban hành trong tuần tới nghị định về khuyến khích điện mặt trời mái nhà.

Cùng với đó, Việt Nam phát triển giao thông xanh, xe điện, vận tải ít phát thải; thúc đẩy xây dựng các dự án lớn về đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị…

Đây là những việc chúng ta đang làm rất tích cực và cần phải có sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế, như các nước G7 hỗ trợ Việt Nam thông qua quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam và Nhóm các Đối tác quốc tế (IPG).

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Thu hút những dự án có quy mô lớn, dự án thân thiện với môi trường, dự án có công nghệ cao để nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Ảnh VGP
Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Thu hút những dự án có quy mô lớn, dự án thân thiện với môi trường, dự án có công nghệ cao để nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Ảnh VGP

Chúng ta có chính sách cụ thể nào để thu hút đầu tư FDI thế hệ mới?

Rất nhiều nước cạnh tranh để thu hút đầu tư các doanh nghiệp "đầu đàn" về chip, bán dẫn… Về lĩnh vực này, chúng ta có chính sách cụ thể nào, xin Thủ tướng làm rõ hơn, đặc biệt lĩnh vực đầu tư FDI thế hệ mới?

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong định hướng chỉ đạo chung tại Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị năm 2019 là thu hút những dự án có quy mô lớn, dự án thân thiện với môi trường, dự án có công nghệ cao để nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

Để triển khai các định hướng đó của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng chương trình hành động, các cơ chế, chính sách cụ thể. Hiện nay, để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần phải bảo đảm các điều kiện căn bản để các nhà đầu tư có thể nhìn vào và đến với Việt Nam.

Đầu tiên là các định hướng về phát triển và định hướng về chính sách phải rõ ràng, minh bạch, các nhà đầu tư sẽ nhìn thấy. Ở đây liên quan đến vấn đề định hướng trong chiến lược phát triển của Việt Nam cũng như là trong các kế hoạch cụ thể phát triển ngành, lĩnh vực để các nhà đầu tư quan tâm.

Thứ hai, liên quan các điều kiện căn bản của đầu tư nước ngoài, bao gồm điều kiện về đất đai, điều kiện về nguồn nhân lực, điều kiện về năng lượng…

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam có rất nhiều thay đổi đối với việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến 3 yếu tố này để thu hút các nhà đầu tư, đón nhận các thay đổi về dòng vốn đầu tư trong bối cảnh mới, bao gồm sửa đổi Luật Đất đai để làm sao tăng cơ hội tiếp cận đất đai cho các nhà đầu tư.

Đối với nguồn năng lượng, vừa qua chúng ta đã phê duyệt Quy hoạch Điện VIII và cũng như chỉ đạo của Thủ tướng, rất quyết liệt trong triển khai đường dây 500 kV mạch 3 với một mục tiêu cao nhất là không để thiếu điện cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Đối với đào tạo nguồn nhân lực thì đây cũng là một định hướng, đột phá lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong phát triển nguồn nhân lực, đối với việc thu hút, hấp dẫn các dự án đầu tư thế hệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bán dẫn, hay các lĩnh vực mới, thì có các chính sách bổ sung cũng như đề án thêm như tôi đề cập ban đầu về Quyết định của Thủ tướng phê duyệt Đề án đào tạo 100.000 kỹ sư, công nhân kỹ thuật cao trong lĩnh vực bán dẫn, AI để phục vụ định hướng thu hút mới.

Bên cạnh đó, như ông Trần Du Lịch đã nêu, liên quan đến bối cảnh hiện nay là các nhà đầu tư đang lo ngại về thuế tối thiểu toàn cầu. Tất nhiên, đối với các nhà đầu tư lớn, tập đoàn xuyên quốc gia mà đạt tiêu chí phải nộp thuế tối thiểu toàn cầu thì đây là mối quan tâm rất lớn để họ triển khai dự án ở các nước như nước ta.

Hiện nay, để duy trì được môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, Thủ tướng cũng đang chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện Nghị định về quỹ hỗ trợ đầu tư và trong đối tượng của quỹ hỗ trợ đầu tư là hướng tới thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, công nghiệp mới về chip bán dẫn, hydrogen xanh… để hỗ trợ cho doanh nghiệp có tính khả thi trong việc mở rộng đầu tư ở Việt Nam giữa các dự án hiện hành mà doanh nghiệp đang vận hành với việc mở rộng, đầu tư thêm dự án mới mà doanh nghiệp đã triển khai ở Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long: Các nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn về tỷ lệ góp vốn khi tham gia đầu tư xây dựng các trung tâm dữ liệu. Ảnh VGP
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long: Các nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn về tỷ lệ góp vốn khi tham gia đầu tư xây dựng các trung tâm dữ liệu. Ảnh VGP

Các nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn về tỷ lệ góp vốn khi tham gia đầu tư xây dựng các trung tâm dữ liệu

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long: Về lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông, trong thu hút FDI đối với dự án đầu tư công nghệ cao, thời gian vừa qua Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Viễn thông sửa đổi.

Trong Luật này, lần đầu tiên chúng ta đưa dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây vào trong Luật để quy định, quản lý, nhưng chủ yếu là để xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển, thu hút các nhà đầu tư đối với các trung tâm dữ liệu lớn, rất lớn.

Chúng ta đã biết, chuyển đổi số rất cần những trung tâm dữ liệu với quy mô rất lớn. Doanh nghiệp Việt Nam chúng ta cũng đã chủ động xây dựng nhưng chúng ta vẫn cần nhiều nhà đầu tư lớn nước ngoài tham gia.

Trong Luật Viễn thông này, đưa vào 2 điểm mấu chốt, thứ nhất là các nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn về tỷ lệ góp vốn khi tham gia đầu tư xây dựng các trung tâm dữ liệu. Thứ hai, các trung tâm dữ liệu cũng không phải bị cấp phép. Chúng tôi theo nguyên tắc hậu kiểm để bảo đảm các quy định, tiêu chuẩn xanh, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Ngày 20/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chiến lược về công nghiệp bán dẫn của Việt Nam. Trong chiến lược này, có rất nhiều chính sách ưu đãi.

Tuy nhiên các chính sách này sẽ được các bộ, ngành thực thi, triển khai trong quá trình ban hành các hướng dẫn, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan, các chi phí về thuế.

Có một nội dung tôi muốn trao đổi thêm, Nhà nước, Chính phủ sẽ dành nguồn ngân sách xây dựng các phòng thí nghiệm dùng chung cấp quốc gia để các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng sử dụng.

Đối với vấn đề phát triển công nghiệp công nghệ số, rất cần các phòng thí nghiệm, phòng kiểm định, để giúp các doanh nghiệp trong quá trình thử nghiệm công nghệ mới, mô hình mới.

Bộ TTTT cũng trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ số, có nghĩa, các doanh nghiệp FDI mang công nghệ đến nhưng họ cũng rất cần các doanh nghiệp công nghệ số để phụ trợ, hỗ trợ thành hệ sinh thái.

Đây là chiến lược và đang thực thi. Hiện nay chúng ta đã đạt được 0,5 doanh nghiệp/1.000 dân, mục tiêu đến 2030 phấn đấu 1 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân.

FDI là nguồn lực quan trọng, mang tính đột phá

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Như chúng ta đã đề cập, trong phát triển đất nước thì nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài la quan trọng và đột phá. FDI mang lại nguồn vốn, công nghệ, quản trị, góp phần đào tạo nhân lực và thị trường.

Trong điều kiện hiện nay của chúng ta, nguồn FDI rất quan trọng và mang tính đột phá vì nguồn lực bên trong có hạn. Từ đầu năm tới nay, FDI toàn cầu suy giảm nhưng Việt Nam vẫn thu hút 21 tỷ USD nguồn vốn FDI đăng ký và giải ngân 14 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay, như vậy việc thu hút của chúng ta có hiệu quả.

Muốn thu hút FDI lại phải quay trở lại 3 vấn đề chúng ta đã nêu: Thứ nhất, thể chế sao cho thông thoáng, tháo gỡ các vướng mắc, cản trở về thủ tục đầu tư, giảm thủ tục, phân cấp, phân quyền cho địa phương nhiều hơn.

Thứ hai, hạ tầng phải thuận tiện, thông suốt, hiện chi phí logitstics của Việt Nam chiếm khoảng 17-18% GDP, phải kéo giảm xuống ngang các nước tiên tiến là khoảng 11-12% GDP. Muốn vậy phải phát triển hạ tầng, việc này ngoài tạo không gian phát triển mới, tăng giá trị đất đai thì còn giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và nền kinh tế.

Thứ ba, quan tâm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành mới nổi như chíp bán dẫn, hydrogen, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây….

Còn TS Trần Du Lịch có đề cập một việc cụ thể là thuế tối thiểu toàn cầu, trước đây chúng ta đang giảm thuế để thu hút đầu tư. Khi OECD áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, thì thay vì sử dụng công cụ thuế, chúng ta phải sử dụng công cụ khác để hỗ trợ nhà đầu tư như hỗ trợ bằng tiền, sản phẩm và cơ chế, chính sách. Các nhà đầu tư có thể yên tâm về việc này.

Chúng tôi kêu gọi các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Việt Nam vì đang xây dựng cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, con người và quản trị thông minh.

Việt Nam cam kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự. Tôi tin Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn hiện nay và tương lai.

Quyết tâm xây dựng hạ tầng số

TS. Trần Du Lịch: Thưa Thủ tướng, hạ tầng số là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế số và xã hội số. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào các công nghệ mới như 5G, IoT, AI. Liệu Thủ tướng có quyết tâm xây dựng hạ tầng số như hạ tầng giao thông không?

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không những quyết tâm mà còn quyết tâm hơn, đặc biệt là về điện và sóng. Chúng ta quyết tâm không để thiếu điện và phải làm điện sạch.

Đồng thời, phải phủ sóng viễn thôn ở tất cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để không để ai bị bỏ lại phía sau.

Chúng ta đã quyết tâm phát triển hạ tầng giao thông nhưng với hạ tầng số còn có quyết tâm cao hơn, theo xu thế của thế giới.

Bên cạnh quyết tâm chính trị thì cơ chế, chính sách huy động nguồn lực rất quan trọng, chúng ta đang học hỏi kinh nghiệm thế giới để xây dựng thể chế phát triển hạ tầng số toàn diện, hiệu quả.

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh bình quân 22%/năm

TS. Trần Du Lịch: Để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn khối doanh nghiệp đầu tư công nghệ, đổi mới sáng tạo vừa qua Chính phủ cũng ban hành một số chính sách về tín dụng. Nhân đây có NHNN, Thủ tướng hoặc NHNN có thể cho biết chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp chuyển đổi thế nào, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ để làm nhiệm vụ này?

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Câu hỏi của TS. Trần Du Lịch liên quan đến chính sách của ngành ngân hàng, NHNN hỗ trợ cho lĩnh vực ưu tiên, trong đó có chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Trước hết xin báo cáo là trong gần 9 tháng đầu năm, NHNN cũng đã hết sức cố gắng và bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình trong nước và quốc tế để điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, phù hợp, với tinh thần là ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp tiếp cận được vốn tín dụng Ngân hàng.

NHNN ưu tiên giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là nền tảng quan trọng nhất dành cho sức cạnh tranh của nền kinh tế được tốt hơn và trong đó hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, cũng như là nâng cao năng lực cạnh tranh.

Về thanh khoản, NHNN luôn luôn cố gắng để bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế cho các tổ chức tín dụng, được ví như mạch máu của nền kinh tế thanh khoản phải được thông suốt.

Về tín dụng, NHNN kiểm soát tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý và cố gắng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và các ngành, các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, từ năm 2022 trở lại đây khi mà chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ diễn ra trên toàn cầu với mức độ nhanh và rất mạnh, cho nên áp lực rất lớn đối với tỷ giá và thị trường ngoại tệ.

Tuy nhiên, nỗ lực cố gắng của NHNN cũng như sự phối hợp của các Bộ, ngành và đặc biệt là sự chỉ đạo của Thủ tướng thì thị trường ngoại tệ cơ bản là giữ được sự ổn định, tỷ giá cũng đã diễn biến rất phù hợp với diễn biến trong và ngoài nước.

NHNN thấy rằng, với sứ mệnh của mình thì cần phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa với các chính sách vĩ mô khác thì đảm bảo kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát; tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp chuyển đổi số cũng như là nâng cao năng lực cạnh tranh. Nền kinh tế vĩ mô ổn định cũng là một lợi thế cạnh tranh cho cả quốc gia, cũng góp phần nâng cao xếp hạng của quốc gia.

Cụ thể liên quan đến ngành trong lĩnh vực ưu tiên, trong đó có các giải pháp quyết liệt thì NHNN cũng đã có các chương trình, chính sách về tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Trong đó có các doanh nghiệp áp dụng công nghệ số hay chuyển đổi số.

Cụ thể, về mặt lãi suất thì 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ đã được NHNN áp dụng với mức lãi suất thấp hơn so với mức lãi suất cho vay thông thường, và mức tín dụng luôn luôn được ưu tiên cho những ngành lĩnh vực được ưu tiên này, là một trong những tiêu chí để khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Theo thống kế tốc độ tăng trưởng của tín dụng xanh theo ghi nhận của NHNN trong 5 năm qua, thì tăng trưởng bình quân ở mức là 22%/năm. Như vậy là gấp khoảng 1,5 lần so với tốc độ bình quân chung của toàn ngành. Đó là một minh chứng cho thấy tín dụng khuyến khích của NHNN cho các lĩnh vực ưu tiên là phát huy hiệu quả trên thực tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Một nước muốn phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn thì kinh tế nước đó phải ổn định và phát triển.

Việt Nam đang làm rất tốt việc này, nhất là sau đại dịch COVID-19. Chúng ta vừa kiểm soát được lạm phát, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy được tăng trưởng, vừa giữ được ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế (về năng lượng, lao động, thu chi ngân sách, lao động, xuất nhập khẩu).

Nền tảng này có vững chắc thì mới thực hiện được các chính sách tiền tệ phục vụ phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; mới có dư địa để thực hiện chính sách tài khóa thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng: Chưa bao giờ ngoại giao kinh tế được thúc đẩy như giai đoạn hiện nay. Ảnh VGP
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng: Chưa bao giờ ngoại giao kinh tế được thúc đẩy như giai đoạn hiện nay. Ảnh VGP

Chưa bao giờ ngoại giao kinh tế được thúc đẩy như giai đoạn hiện nay

TS. Trần Du Lịch: Lâu nay vai trò của kinh tế đối ngoại rất quan trọng, sắp tới, việc vận dụng ngoại giao kinh tế để thu hút đầu tư chiến lược như thế nào?

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng: Xin khẳng định chưa bao giờ ngoại giao kinh tế được thúc đẩy như giai đoạn hiện nay. Đây là chủ trương Đảng đã định hướng chỉ đạo và ngay từ đầu nhiệm kỳ này. Đảng đã chủ trương xác định ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ cơ bản trung tâm của ngoại giao Việt Nam. Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt để cụ thể hóa chủ trương của Đảng. Trong thời gian vừa qua Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo việc ngoại giao kinh tế và trên thực tế chúng ta đã nhìn thấy những hiệu quả rất rõ ràng trong giai đoạn chống dịch COVID-19. Khi đó Thủ tướng đã chỉ đạo ngoại giao kinh tế phải đặt trọng tâm vào ngoại giao vaccine, qua đó, đã tạo ra sự xoay chuyển tình thế.

Hiện nay, Thủ tướng cũng tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành trong đó có Bộ Ngoại giao tiếp tục cần đẩy mạnh ngoại giao kinh tế và ngoại giao cũng phải tạo ra đột phá trong thu hút nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho phát triển đất nước.

Chúng tôi cho rằng ngoại giao kinh tế hiện nay vừa là yêu cầu khách quan, vừa là yêu cầu chủ quan.

Về khách quan, chúng ta đã thảo luận rất nhiều về các xu thế toàn cầu hiện nay trong một thế giới siêu kết nối thì nhu cầu hợp tác của các quốc gia cũng rất lớn để thúc đẩy hợp tác cùng phát triển.

Từ nhu cầu chủ quan của Việt Nam thì đất nước cũng đang bước vào giai đoạn phát triển mới với các mục tiêu khát vọng phát triển đất nước đến năm 2030, 2045. Việt Nam hiện nay cũng đã đang trở thành 1 trong 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới, là 1 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn trên thế giới. Chúng ta cũng đã trở thành mắt xích rất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, do đó nhu cầu của chúng ta là cần thu hút thêm các đối tác quốc tế, các nguồn lực từ quốc tế.

Bạn bè thế giới cũng đánh giá rất cao tiềm năng của Việt Nam để có nhu cầu hợp tác. Như vậy có thể thấy chủ trương rất đúng đắn của chúng ta hiện nay là đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế vừa đáp ứng nhu cầu khách quan, chủ quan của chúng ta.

Hiện nay theo chỉ đạo của Chính phủ, ngoại giao kinh tế đang chú trọng vào 5 định hướng lớn:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập tự chủ đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trong đó tiếp tục kiến tạo môi trường hoà bình ổn định thuận lợi cho phát triển thúc đẩy quan hệ đối tác.

Nếu như theo dõi có thể thấy trong đối ngoại cấp cao của chúng ta thì nội hàm kinh tế là then chốt và tất cả những hoạt động đối ngoại cấp cao đều hướng tới và đạt kết quả cụ thể về hợp tác kinh tế và đóng góp cho phát triển đất nước.

Thứ hai, Thủ tướng vẫn thường xuyên chỉ đạo là thúc đẩy động lực cho tăng trưởng gồm: thúc đẩy thu hút đầu tư, thương mại, du lịch, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Thứ ba, ngoại giao kinh tế phải thúc đẩy 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực.

Thứ tư, ngoại giao kinh tế phải nắm bắt được xu thế của thời đại. Việc này Bộ Ngoại giao cùng các Bộ, ngành và qua cả hội nghị hôm nay để chúng ta nắm bắt xu thế mới nhất của thời đại, tình hình quốc tế để áp dụng với tình hình đất nước.

Thứ năm, ngoại giao kinh tế phải gắn với các địa phương, doanh nghiệp. Có lẽ chưa bao giờ chúng ta đẩy mạnh ngoại giao kinh tế gắn với các nhu cầu sát sườn của các địa phương như giai đoạn hiện nay.

Và hiện nay Thủ tướng cũng đang chỉ đạo Bộ Ngoại giao đẩy mạnh ngoại giao công nghệ, ngoại giao tập đoàn để thu hút các nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực chiến lược. Đây là một số những định hướng mà ngoại giao kinh tế đã triển khai trong thời gian vừa qua cũng như là trong thời gian sắp tới.

Ngoại giao kinh tế phải đưa nền kinh tế Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những vấn đề hiện nay trên thế giới tác động tới toàn cầu, toàn dân, như đại dịch COVID-19, cạnh tranh chiến lược, cạn kiệt tài nguyên, giá hóa dân số… là những vấn đề rất lớn mà không nước ngoài tự mình giải quyết được, nên phải đề cao chủ nghĩa đa phương, kêu gọi đoàn kết quốc tế.

Nền ngoại giao Việt Nam phải góp phần giữ vững môi trường hòa bình, hợp tác để phát triển, trong đó có nội dung ngoại giao kinh tế, để phát triển kinh tế, tham gia xử lý các vấn đề toàn cầu, toàn dân.

Về vấn đề cụ thể, ngoại giao kinh tế cuối cùng là phải đưa nền kinh tế Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi sản xuất toàn cầu; mở rộng thị trường, đối tác, như các thị trường mới tại Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi… Hiện nay chúng ta đã làm tốt, chúng ta phải làm tốt hơn.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn SOVICO nêu câu hỏi với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn SOVICO nêu câu hỏi với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Lãnh đạo 1 số doanh nghiệp đặt câu hỏi với Thủ tướng

Ông Alain Cany, Chủ tịch Tập đoàn Jardine Matheson Vietnam bày tỏ rất ấn tượng với quyết tâm của cá nhân Thủ tướng và cam kết cao của Chính phủ Việt Nam, hoan nghênh những gì mà Chính phủ Việt Nam đã làm trong những năm vừa qua, đặc biệt trong chuyển đổi xanh nền kinh tế. Khẳng định các doanh nghiệp sẵn sàng ủng hộ Việt Nam trong chuyển đổi xanh, hoan nghênh Quy hoạch điện VIII, cơ chế mua bán điện trực tiếp được Chính phủ ban hành. Ông nêu một số đề xuất liên quan các dự án điện tái tạo, quỹ hỗ trợ đầu tư…

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn SOVICO: Được biết, Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết về vai trò của kinh tế tư nhân, động lực của tăng trưởng phát triển kinh tế. Xin Thủ tướng cho biết, Chính phủ có những chiến lược dài hạn nào để khuyến khích hợp tác công tư (PPP) để có thể tạo thành động lực tăng trưởng và thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho những ngành công nghiệp mũi nhọn?

Ông Alain Cany, Chủ tịch Tập đoàn Jardine Matheson Vietnam.
Ông Alain Cany, Chủ tịch Tập đoàn Jardine Matheson Vietnam.

Ông Nguyễn Trung Chính, Tập đoàn Công nghệ CMC: Tôi xin có 1 câu hỏi là 1 hiến kế.

Câu hỏi của tôi là vừa rồi Hội nghị Trung ương 10, đặc biệt bài phát biểu của Tổng Bí thư nhân ngày 2/9, Tổng Bí thư có nêu về chuyển đổi số như một cuộc cách mạng và là động lực để cho việc thay đổi quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất. Thủ tướng bình luận như thế nào về phát biểu của Tổng Bí thư và Thủ tướng có cho rằng chuyển đổi số là một cuộc cách mạng và là động lực hay không?

Tôi xin đóng góp một sáng kiến cho Diễn đàn. Như các quý vị đều biết, công nghệ AI ngày một phát triển và dự đoán đến năm 2030 tạo ra 15700 tỷ đô la mỹ, tăng trưởng 15%. Việt Nam nếu áp dụng tốt thì cũng có thể tạo ra GDP từ 150 đến 200 tỷ. Như vậy chúng ta đến lúc phải có một chiến lược chuyển đổi AI, thay vì chỉ chuyển đổi số. Chính phủ cũng như là Thành phố Hồ Chí Minh nên có một chiến lược này và chúng tôi sẵn sàng cùng Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng chiến lược và thông qua Diễn đàn kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tôi muốn đưa ý tưởng này thành ý tưởng của Thành phố Hồ Chí Minh, và rất mong được sự ủng hộ của Thành phố Hồ Chí Minh và Chính phủ.

Cuối cùng, chúng tôi cam kết những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đầu tàu dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển và đưa tất cả sự phát triển không chỉ của mình mà tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp startup xây dựng đất nước phát triển xanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cảm ơn ngài Alain Cany và các cộng sự luôn đồng hành cùng Việt Nam những năm qua. Chúng tôi sẽ nghiên cứu tiếp thu góp ý về sửa đổi nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp. Về góp ý liên quan việc xây dựng quỹ hỗ trợ đầu tư, chúng tôi xây dựng quỹ này trên tinh thần bình đẳng, công khai, minh bạch, không chỉ các doanh nghiệp công nghệ mà các doanh nghiệp khác cũng có thể được hỗ trợ, trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Về câu hỏi của chị Phương Thảo, chúng ta xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Chúng ta phải tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về thể chế, sửa đổi các luật, nhất là Luật hợp tác công tư; khuyến khích trao đổi, hợp tác giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước trên tinh thần chia sẻ, thấu hiểu, đồng hành. Tuần trước, chúng tôi đã dành cả một ngày để lắng nghe, chia sẻ với các doanh nghiệp, ngân hàng tư nhân.

Về quan điểm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, tôi cho rằng vấn đề này vừa phù hợp xu thế thế giới, vừa đúng hoàn cảnh Việt Nam, phù hợp tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và trên thực tế Việt Nam đang đi theo hướng như thế, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không chỉ giúp tăng cường, làm mạnh hơn lực lượng sản xuất, mà còn góp phần thực hiện quan hệ sản xuất tiên tiến. Đây là chủ trương lớn mà Việt Nam đang đi đúng hướng.

Về câu hỏi còn lại, chúng tôi sẽ có chiến lược tổng thể, toàn diện, bao trùm về các lĩnh vực AI, điện toán đám mây, internet vạn vật… cũng như các xu hướng phát triển mới. Nói tóm lại, phải vừa có chiến lược để các lĩnh vực phát triển đúng hướng, vừa có cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, vừa xây dựng hạ tầng phù hợp, đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn, không chỉ với các lĩnh vực trên mà còn cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước nói chung.

Thủ tướng PHạm Minh Chính: Muốn có chính sách, giải pháp hiệu quả thì phải nắm chắc tình hình, dù tình hình hiện nay phức tạp, khó lường, khó định đoán. Ảnh VGP
Thủ tướng PHạm Minh Chính: Muốn có chính sách, giải pháp hiệu quả thì phải nắm chắc tình hình, dù tình hình hiện nay phức tạp, khó lường, khó định đoán. Ảnh VGP

TPHCM gánh vác trọng trách, sứ mệnh nhiều hơn, cao hơn

Phát biểu chỉ đạo, kết luận phiên đối thoại, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh TPHCM tổ chức thành công Diễn đàn lần thứ 5 với khoảng 1.500 đại biểu từ nhiều quốc gia, nhiều ngành, diễn đàn lần sau tốt hơn, toàn diện hơn, nhiều người tham gia hơn lần trước; cảm ơn đại biểu, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, trong nước tới tham gia, cổ vũ cho Diễn đàn.

Đặt vấn đề "tại sao phải chuyển đổi", Thủ tướng cho rằng tình hình thay đổi thì phải có cách ứng xử phù hợp tình hình, thích ứng với tình hình để tiếp tục phát triển đi lên. Muốn có chính sách, giải pháp hiệu quả thì phải nắm chắc tình hình, dù tình hình hiện nay phức tạp, khó lường, khó định đoán.

Về bối cảnh tình hình hiện nay, Thủ tướng nêu rõ, tình hình thế giới có thể đánh giá khái quát: Về tổng thể thì hòa bình, nhưng cục bộ có chiến tranh; tổng thể thì hòa hoãn, nhưng cục bộ có căng thẳng; tổng thể thì ổn định, nhưng cục bộ có xung đột.

Thế giới đang đối mặt những vấn đề toàn cầu, toàn dân, do đó phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện để giải quyết, trong đó có vấn đề chuyển đổi, ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Về vấn đề TPHCM và Việt Nam đã, đang chuyển đổi như thế nào và đã đạt được những kết quả gì, Thủ tướng cho biết đến nay, Việt Nam đã hình thành được hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam xác định 3 yếu tố nền tảng, trụ cột gồm xây dựng nền dân chủ XHCN; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong đó, nguyên tắc xuyên suốt là lấy người dân là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất, là động lực và mục tiêu của sự phát triển.

Thủ tướng: Việt Nam xác định 3 yếu tố nền tảng, trụ cột gồm xây dựng nền dân chủ XHCN; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong đó, nguyên tắc xuyên suốt là lấy người dân là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất, là động lực và mục tiêu của sự phát triển.
Thủ tướng: Việt Nam xác định 3 yếu tố nền tảng, trụ cột gồm xây dựng nền dân chủ XHCN; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong đó, nguyên tắc xuyên suốt là lấy người dân là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất, là động lực và mục tiêu của sự phát triển.

Cùng với đó, Việt Nam cũng xác định các định hướng lớn:

Thứ nhất, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, lấy nguồn lực bên trong (con người, tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hoá, lịch sử) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài (vốn, khoa học công nghệ, quản lý, nhân lực chất lượng cao) là quan trọng, đột phá.

Thứ ba, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc. Thực hiện chính sách quốc phòng "4 không".

Thứ tư, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Thứ năm, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Văn hoá soi đường cho quốc dân đi. Văn hoá còn thì dân tộc còn, văn hoá mất thì dân tộc mất.

Thứ sáu, xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, toàn diện. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận xã hội.

Trong tổng thể chuyển đổi của Việt Nam thì có nội dung chuyển đổi công nghiệp, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.
Trong tổng thể chuyển đổi của Việt Nam thì có nội dung chuyển đổi công nghiệp, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Thủ tướng cho biết, trong tổng thể chuyển đổi của Việt Nam thì có nội dung chuyển đổi công nghiệp, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Về kết quả đã đạt được, Thủ tướng nhắc đến một số con số như quy mô GDP năm 2023 đạt khoảng 433 tỷ USD, đứng 34 trên thế giới, nằm trong nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất về quy mô thương mại quốc tế, thu nhập bình quân đầu người từ trên dưới 100 USD khi bắt đầu đổi mới tăng lên khoảng 4.30 USD. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm.

Trong 6 tháng năm 2024, GDP Việt Nam tăng trưởng 6,42%, ngay sau cơn bão Yagi Chính phủ đã có các giải pháp khắc phục và dự kiến GDP cả năm đạt 7%.

Trong thành tựu chung của cả nước, Thủ tướng đánh giá TPHCM luôn đi đầu trong đổi mới, luôn là trung tâm tăng trưởng, tiên phong trên nhiều lĩnh vực, trong đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân.

Thủ tướng đồng tình cao với ý kiến của các đại biểu về yêu cầu chuyển đổi công nghiệp toàn diện tại TPHCM, xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, ngang tầm lịch sử.
Thủ tướng đồng tình cao với ý kiến của các đại biểu về yêu cầu chuyển đổi công nghiệp toàn diện tại TPHCM, xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, ngang tầm lịch sử.

Qua tham dự Diễn đàn, Thủ tướng đồng tình cao với ý kiến của các đại biểu về yêu cầu chuyển đổi công nghiệp toàn diện tại TPHCM, xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, ngang tầm lịch sử, nhân dân năm sau luôn được hạnh phúc, ấm no hơn năm trước, phát triển hài hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa kinh tế, xã hội, môi trường.

Thủ tướng tin rằng với truyền thống vẻ vang, sự nỗ lực của TPHCM, sự hỗ trợ của Trung ương, của bạn bè, đối tác quốc tế, sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, TPHCM nhất định sẽ đạt được mục tiêu nói trên.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, chuyển đổi công nghiệp phải vừa làm mới các ngành công nghiệp truyền thống (như cơ khí chế tạo, hóa chất…), vừa phải phát triển các ngành công nghiệp mới với khái niệm rộng hơn, liên quan tới các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm.

Muốn làm được điều này, Thủ tướng nêu rõ, phải xây dựng và hoàn thiện thể chế, vừa qua TPHCM đã được Quốc hội ban hành nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù. Cùng với đó, phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao; quản trị thông minh. Ngoài ra phải có các giải pháp huy động nguồn lực thông qua đẩy mạnh hợp tác công tư, việc này TPHCM có điều kiện làm được và phải làm bằng được.

Về trách nhiệm của Chính phủ và các bộ ngành, Thủ tướng nêu rõ, phải xây dựng thể chế cùng TPHCM; ưu tiên về cơ chế, chính sách để tiếp tục phát huy nguồn lực của Thành phố; xây dựng chiến lược chung cho cả nước, trong đó có chiến lược riêng, cơ chế đặc thù với TPHCM vì Thành phố gánh vác trọng trách, sứ mệnh nhiều hơn, cao hơn.

Với các doanh nghiệp, Thủ tướng kêu gọi tinh thần hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

TPHCM phải xây dựng hạ tầng thông suốt, thể chế thông thoáng, quản trị thông minh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường, đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thành công của nhà đầu tư là thành công của TPHCM và của Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cùng các đại biểu tham dự diễn đàn. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cùng các đại biểu tham dự diễn đàn. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhắc lại, Việt Nam cam kết không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhưng kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế…

Thủ tướng mong các đối tác phát triển ủng hộ TPHCM và Việt Nam về: ưu đãi tài chính; từng bước chuyển giao công nghệ để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, cung ứng toàn cầu; góp phần đào tạo nhân lực; nâng cao năng lực quản trị hiện đại, thông minh; góp phần xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Thủ tướng cho rằng, trong quá trình phát triển sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn cần giải quyết, những khó khăn, thách thức cần vượt qua. Điều quan trọng là cùng lắng nghe, thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cung làm, cùng hưởng, cùng chiến thắng và cùng phát triển, cùng có niềm vui, hạnh phúc và tự hào.

Thủ tướng tin tưởng sau Diễn đàn này, các đại biểu đều thu hoạch được nhiều điều, trong đó cái được lớn nhất là sự chân thành, tình cảm và tin tưởng để trao đổi thẳng thắn, góp ý với tinh thần xây dựng.

Thủ tướng đề nghị TPHCM và các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nghiên cứu, rà soát các ý kiến, tham luận, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư và các chuyên gia, nhà khoa học để sớm giải quyết, xử lý và tiếp thu, hoàn thiện cơ chế, chính sách./.

Theo Chinhphu.vn

Các tin khác

Khai trương tuyệt phẩm sân gôn nơi miền di sản cố đô Huế Golden Sands Golf Resort

Khai trương tuyệt phẩm sân gôn nơi miền di sản cố đô Huế Golden Sands Golf Resort

(SK&MT) - Ngày 28/9, sân gôn Golden Sands Golf Resort (xã Vinh Xuân và Vinh Thanh, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) đã chính thức khai trương và chào đón những người yêu môn thể thao tinh hoa 600 năm tuổi của thế giới. Được định vị là điểm đến gôn đẳng cấp thế giới, dưới bàn tay tài hoa của nhà thiết kế sân gôn số 1 thế giới Nicklaus Design, “tuyệt tác ven biển miền Trung” Golden Sands Golf Resorthứa hẹn mang đến những trải nghiệm chơi gôn thách thức nhất Việt Nam.
Sẽ có gần 1000 tỉ đồng chi trả tiền tín chỉ carbon lúa ở ĐBSCL

Sẽ có gần 1000 tỉ đồng chi trả tiền tín chỉ carbon lúa ở ĐBSCL

(SK&MT) - Trong khuôn khổ hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp, Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi đã phê duyệt tổng kinh phí 33,3 triệu USD và có thể tăng lên đến 40 triệu USD.
Phát triển công trình xanh tại Việt Nam – Kinh nghiệm và giải pháp

Phát triển công trình xanh tại Việt Nam – Kinh nghiệm và giải pháp

(SK&MT) - Diễn đàn "Thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp" do Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức là một trong những hoạt động của Tuần lễ công trình xanh Việt Nam năm 2024.
Tổ hợp Newtown Diamond – Biểu tượng kiến trúc nghệ thuật tại trục đại lộ kim cương của thành phố biển Đà Nẵng

Tổ hợp Newtown Diamond – Biểu tượng kiến trúc nghệ thuật tại trục đại lộ kim cương của thành phố biển Đà Nẵng

(SK&MT) - Thành phố đáng sống Đà Nẵng vừa chào đón sự ra mắt của tổ hợp căn hộ cao cấp mang tên Newtown Diamond tại quận Ngũ Hành Sơn và ngay sát bên biển Mỹ Khê, bãi biển đứng đầu trong danh sách 5 bãi biển Đà Nẵng đẹp nhất hành tinh do nhiều trang báo nổi tiếng nước ngoài bình chọn.Với thiết kế mang đậm tính nghệ thuật, tổ hợp căn hộ cao cấp Newtown Diamond giúp kiến tạo không gian thượng lưu nổi bật nơi trục đại lộ kim cương của thành phố biển Đà Nẵng.
Chuyển đổi công nghiệp theo hướng xanh, bền vững ở TP Hồ Chí Minh

Chuyển đổi công nghiệp theo hướng xanh, bền vững ở TP Hồ Chí Minh

(SK&MT) - TPHCM đã, đang và sẽ triển khai nhiều chính sách chuyển đổi theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; cấu trúc lại và nâng cấp các ngành, phát triển công nghiệp theo chiều sâu ưu tiên các ngành ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường…
Cần một chiến lược chuyển đổi xanh quốc gia mang tính tổng thể

Cần một chiến lược chuyển đổi xanh quốc gia mang tính tổng thể

(SK&MT) - Chuyển đổi xanh không đơn thuần là một số chính sách đơn lẻ mà gồm hệ thống các chính sách cùng thiết kế chương trình thực thi chính sách để chuyển đổi từ đầu tư, thương mại, phát triển các lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy các sáng kiến xanh… đến các hoạt động giảm phát thải trong thực tế.
Xu thế từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng lượng tái tạo

Xu thế từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng lượng tái tạo

(SK&MT) - Trong hai thập kỷ qua, việc sử dụng năng lượng mặt trời và gió đã vượt qua kỳ vọng và phát triển nhanh hơn nhiều so với dự kiến. Từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo đã trở thành xu thế chung của các quốc gia toàn cầu.
Kinh tế Cần Thơ duy trì tăng trưởng và có nhiều khởi sắc

Kinh tế Cần Thơ duy trì tăng trưởng và có nhiều khởi sắc

(SK&MT) - Kinh tế, xã hội của TP Cần Thơ tiếp tục duy trì tăng trưởng, hầu hết các chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ, hoạt động của các doanh nghiệp có nhiều khởi sắc. Đây là những điểm sáng được đưa ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (mở rộng) sơ kết công tác 9 tháng và triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2024 được Thành ủy Cần Thơ tổ chức vào sáng 26/9.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TPHCM lần thứ 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TPHCM lần thứ 5

Sáng 25/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5 - phiên toàn thể.
Xem thêm

Đọc nhiều

Lâm Đồng: Công trình xây dựng trái phép và khai thác đá trái phép diễn ra ở các địa phương

Lâm Đồng: Công trình xây dựng trái phép và khai thác đá trái phép diễn ra ở các địa phương

(SK&MT) – Người dân phản ánh một công trình xây dựng trái phép quy mô lớn mọc lên sát hồ thủy điện Đại Ninh ở xã Tà Hine, huyện Đức Trọng; tình trạng đất trên địa bàn thôn 4, xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt liên tục bị đào bới nham nhở để khai thác đá ảnh hư
Huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh): Cơ sở sản xuất nhôm hoạt động trái phép gây ô nhiễm môi trường

Huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh): Cơ sở sản xuất nhôm hoạt động trái phép gây ô nhiễm môi trường

(SK&MT) - Một cơ sở sản xuất trái phép nhôm lậu, không có tên, ngang nhiên hoạt động trên phần đất thuộc Ban Quản lý Rừng Láng Le tại ấp 7 (ấp 3 cũ), xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Cơ sở này bất chấp các quy định của pháp luật, đe dọa trực tiếp đến môi trường, hệ sinh thái rừng và sức khỏe của người dân trong khu vực. Điều khó hiểu hơn là cơ sở này tồn tại trong thời gian dài mà không hề bị xử lý.
Hà Nội - Món quà ý nghĩa dành tặng học sinh nghèo ngày khai trường

Hà Nội - Món quà ý nghĩa dành tặng học sinh nghèo ngày khai trường

(SK&MT) - Nhân Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025, Công ty Cổ phần Chuyên ngành Môi trường và Sinh Thái - Việt Nam đã tặng quà cho 100 học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn tại Chương Mỹ, Hà Nội.
Đắk Nông: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ trại nuôi heo quy mô hàng chục nghìn con

Đắk Nông: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ trại nuôi heo quy mô hàng chục nghìn con

(SK&MT) - Hôi thối, ruồi nhặng, ô nhiễm môi trường… là tình trạng người dân xã Quảng Phú (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) đã phải chịu đựng nhiều năm nay vì tác động do trại nuôi heo của Công ty TNHH chăn nuôi Khang Thọ gây ra.
Cần Thơ: Mưa kèm theo dông lốc làm sập, tốc mái 38 căn nhà

Cần Thơ: Mưa kèm theo dông lốc làm sập, tốc mái 38 căn nhà

Cần Thơ: Mưa kèm theo dông lốc làm sập, tốc mái 38 căn nhà
chinh thuc thong cau phao tam thay the cau phong chau phu tho
cach xu ly ve sinh moi truong sau mua bao lut
ta p chi suc khoe moi truong chia se kho khan voi dong bao chiu thiet hai do con bao yagi
thai nguyen gong minh vuot qua trong con lu lich su
thuc trang o nhiem moi truong tu du an xay dung tro thanh noi lo hien huu cua nguoi dan tai hung yen
bo y te ra khuyen cao phong chong dich dau mua khi
hung yen thuc tien chat luong cong trinh du an chua dam bao anh huong den moi truong doi song nhan dan
ban tin tong hop suc khoe moi truong so 7 thang 8
ban tin suc khoe moi truong so 6 thang 7
thai binh co bat luc truoc tinh trang gay o nhiem moi truong tai xa thai phuong
Giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi

Giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi

(SK&MT) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 442/TB-VPCP ngày 1/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn về giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.
Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới xây dựng "Đồng bằng thông minh"

Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới xây dựng "Đồng bằng thông minh"

(SK&MT) - Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thích ứng với biến đổi khí hậu là chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước, với nhiều chính sách phát triển để phát huy tiềm năng, lợi thế tạo động lực cho Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thịnh
Du lịch tăng trưởng đột phá, giá thuê căn hộ ven biển Cửa Lò tăng mạnh

Du lịch tăng trưởng đột phá, giá thuê căn hộ ven biển Cửa Lò tăng mạnh

(SK&MT) - Du lịch phục hồi, giá thuê căn hộ ven biển tại các điểm nghỉ dưỡng tăng trưởng mạnh mẽ với tỉ lệ lấp đầy tăng cao.
Legend Valley Country Club - Top 10 Sân Gôn Tốt Nhất Việt Nam 2024

Legend Valley Country Club - Top 10 Sân Gôn Tốt Nhất Việt Nam 2024

(SK&MT) - Ban tổ chức Giải thưởng Vietnam Golf & Leisure Awards 2024 vừa vinh danh sân gôn Legend Valley Country Club là “Top 10 Sân Gôn Tốt Nhất Việt Nam” và “Sân Gôn Có Par 5 Hấp Dẫn Nhất Năm 2024”
Sẽ có gần 1000 tỉ đồng chi trả tiền tín chỉ carbon lúa ở ĐBSCL

Sẽ có gần 1000 tỉ đồng chi trả tiền tín chỉ carbon lúa ở ĐBSCL

(SK&MT) - Trong khuôn khổ hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp, Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi đã phê duyệt tổng kinh phí 33,3 triệu USD và có thể tăng lên đến 40 triệu USD.
Nâng tầm giá trị hạt muối Bạc Liêu

Nâng tầm giá trị hạt muối Bạc Liêu

Nâng tầm giá trị hạt muối Bạc Liêu
Thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng

Thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.
Chào ngày đôi 5/5, Vietjet tung hàng triệu vé bay giảm đến 55%

Chào ngày đôi 5/5, Vietjet tung hàng triệu vé bay giảm đến 55%

(SK&MT) - Hàng triệu vé máy bay giảm 55% đang chờ đón bạn duy nhất ngày 5/5 tại website www.vietjetair.com và ứng dụng điện thoại Vietjet Air. Siêu ưu đãi trong tầm tay, Vietjet thôi!
Kinh tế tuần hoàn - Cơ hội cho ngành hàng lúa Việt Nam

Kinh tế tuần hoàn - Cơ hội cho ngành hàng lúa Việt Nam

(SK&MT) - Việt Nam là nước sản xuất lúa đứng thứ 5 thế giới có khối lượng phụ phẩm rơm rạ, trấu, cám rất lớn. Nếu như các phụ phẩm từ lúa gạo được tái chế, tái sử dụng sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông
Cần Thơ: 2 tấn xoài tượng da xanh xuất khẩu sang Úc và Hoa Kỳ

Cần Thơ: 2 tấn xoài tượng da xanh xuất khẩu sang Úc và Hoa Kỳ

(SK&MT) - Lô hàng xuất khẩu lần này gồm 1 tấn xoài tượng da xanh sang Úc và 1 tấn xoài tượng da xanh sang Hoa Kỳ, bằng đường hàng không.
Có một “Lung Trời” giữa miền Tây

Có một “Lung Trời” giữa miền Tây

“Năm 1999, bác Sáu Dân (cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) ghé thăm Lung Ngọc Hoàng. Sau khi đi thực tế, về làm việc, bác Sáu Dân căn dặn: Đây là mảnh rừng rất quý, là lá phổi xanh cho cả đồng bằng cần phải bảo tồn”, anh Sáu Bé (Trần Bé Em, Trưởng Phòng Khoa học v
Chủ tịch Quốc hội gặp Đoàn Đại biểu Doanh nghiệp gia đình tiêu biểu

Chủ tịch Quốc hội gặp Đoàn Đại biểu Doanh nghiệp gia đình tiêu biểu

Tối 3/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt Đoàn Đại biểu Doanh nghiệp gia đình tiêu biểu cả nước, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội.
Hành lang xanh trung tâm của Thủ đô

Hành lang xanh trung tâm của Thủ đô

(SK&MT) - Khu vực ven sông Hồng đã được định hướng phát triển thành hành lang xanh trung tâm của thủ đô theo Quyết định số 00/QĐ-TTg ngày 16/6/2023 và đoạn sông Hồng chảy qua địa bàn hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên sẽ trở thành trung tâm của không gian x
Cityland group hướng tới hệ sinh thái đa ngành vươn tầm quốc tế

Cityland group hướng tới hệ sinh thái đa ngành vươn tầm quốc tế

(SK&MT) - Với 21 năm xây dựng và phát triển (2003 –2024), hướng đến mục tiêu đa ngành được coi là đòn bẩy giúp CityLand Group vươn mình vượt qua những thay đổi và thách thức trong hành trình mới - hành trình phát triển bền vững.
Lợi thế vàng khiến Sunshine Sky City lọt vào “mắt xanh” của các nhà đầu tư

Lợi thế vàng khiến Sunshine Sky City lọt vào “mắt xanh” của các nhà đầu tư

(SK&MT) - Pháp lý minh bạch, chính sách bán hàng hấp dẫn, chủ đầu tư uy tín cùng những ưu thế vượt trội về vị trí, tiện ích, Sunshine Sky City hứa hẹn trở thành dự án có tiềm năng tăng giá không giới hạn tại thị trường bất động sản TP.HCM.
Điểm danh một số dự án Sunshine đang bán trên thị trường

Điểm danh một số dự án Sunshine đang bán trên thị trường

(SK&MT) - Cùng kế hoạch ra mắt 5 dự án mới trong năm 2024, Sunshine Group tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án đã và đang “ra hàng” trong thời gian qua, được thị trường đánh giá cao nhờ các lợi điểm tạo nên giá trị thực cho người dùng cuối như vị trí đ

Nổi bật

Cần phối hợp hài hòa giữa quản lý và chăm sóc, điều trị cho người sử dụng ma túy

Cần phối hợp hài hòa giữa quản lý và chăm sóc, điều trị cho người sử dụng ma túy

(SK&MT) - Vẫn trong chủ đề về vấn đề thách thức của toàn cầu là người sử dụng ma túy (NSDMT), sáng ngày 3/10, các đại biểu đến từ nhiều cơ quan chức năng và chuyên môn liên quan của UNODC và Việt Nam tiếp tục tọa đàm về mối quan hệ giữa quản lý và chăm só
Thủ tướng: “Mỗi công dân Việt Nam sẽ đều có sổ sức khoẻ điện tử”

Thủ tướng: “Mỗi công dân Việt Nam sẽ đều có sổ sức khoẻ điện tử”

(SK&MT) - Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc.
“3 thông” trong chuyển đổi năng lượng

“3 thông” trong chuyển đổi năng lượng

(SK&MT) - Tại phiên họp lần thứ 5 của Ban chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban chỉ đạo COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm làm tốt hơn nữa trong ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh, chuyển đổi
Giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi

Giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi

(SK&MT) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 442/TB-VPCP ngày 1/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn về giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.
Chính phủ luôn đồng hành với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo

Chính phủ luôn đồng hành với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo

(SK&MT) - Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội thảo "Năng lượng mới và năng lượng tái tạo - Tiềm năng và nguồn lực đầu tư" được UBND tỉnh Bến Tre tổ chức chiều 2/10.
Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Dự kiến sẽ có khoảng 60 bệnh nhân được thăm khám trong Chương trình phẫu thuật từ thiện, các bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe sẽ được phẫu thuật trong đợt 1 này.
TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

(SK&MT) - Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung trọng tâm trong cải cách hành chính, vừa có ý nghĩa trong tổ chức hoạt động hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước, vừa tạo cơ hội cho hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế – xã hội.
Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

(SK&MT) - Bệnh viện C Thái Nguyên là một trong những bệnh viện uy tín cung cấp các dịch vụ Đa khoa khu vực Thái Nguyên. Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua 32 năm phát triển và trưởng thành, Bệnh viện không ngừng phát triển lớn mạnh về quy mô cũng như làm chủ nhiều kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

(SKMT) - Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (tiền thân là Viện Điều dưỡng Khu tự trị Việt Bắc) được thành lập ngày 12/10/1955. Qua hơn sáu thập kỷ xây dựng và phát triển, với sự đổi mới về cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nay đã trở thành một bệnh viện lớn của tỉnh.
Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

(SK&MT) - Là bệnh viện công lập Hạng 3 tại tỉnh Thái Nguyên, TTYT thị xã Phổ Yên luôn đảm bảo chuyên môn và hạ tầng để đảm nhận chức năng thăm khám tại địa phương. Đồng thời, liên tục nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu đạt các tiêu chí Trạm đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã, để người dân luôn an tâm khi tới đây khám và điều trị.
Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Ngay từ ngày đầu thành lập (31/12/1965), Bệnh viện A Thái Nguyên luôn định hướng rõ sứ mệnh là chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn và phục vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày đó. Trong chặng đường hơn 50 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy thuốc của bệnh viện đã luôn nỗ lực rèn luyện, cống hiến hết mình cho sứ mệnh cao cả ấy, làm nên thành tích chung của ngành Y tế Thái Nguyên, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ (TTYT huyện Đồng Hỷ) là bệnh viện công lập hạng III trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, TTYT huyện Đồng Hỷ đã không ngừng nỗ lực thực hiện tốt vai trò phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng và thực hiện tốt tiêu chí cơ sở y tế “Xanh – Sạch – Đẹp”.
Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

(SK&MT) - Nằm ở một huyện vùng núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, thế nhưng trong những năm qua, tập thể cán bộ, thầy thuốc, y bác sĩ tại Trung tâm Y tế Chợ Đồn luôn phát huy tinh thần vượt khó, đoàn kết một lòng, từng bước xây dựng đơn vị ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác khám chữa bệnh của người dân đồng bào dân tộc miền núi tại địa phương.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

(SK&MT) - Những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng chú trọng áp dụng công nghệ tiên tiến để triển khai nhiều kỹ thuật mới trong công tác chuyên môn, điều này đã giúp người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương mà không phải di chuyển lên các bệnh viện tuyến trên.
Giao diện di động