Top 3 thị trường carbon hấp dẫn đầu tư nhất 2024
Chỉ số Hấp dẫn Đầu tư Thị trường Carbon Tự nguyện (VCM Index) 2024 được Abatable công bố tại Tuần lễ Khí hậu tại New York diễn ra tháng trước. Đây là một trong những các dữ liệu tham khảo của các nhà đầu tư dự án carbon.
Chỉ số này sử dụng 3 trụ cột và 24 chỉ số để đánh giá bối cảnh thị trường carbon, xem xét các yếu tố như sự tiến bộ về quy định, mức độ sẵn sàng của thị trường, cơ hội dự án và khả năng định hình các thị trường carbon trong tương lai.
Abatable là nhà cung cấp giải pháp thị trường carbon trụ sở tại London (Anh). Họ cung cấp công cụ giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường carbon, tìm kiếm đối tác, đánh giá rủi ro và nâng cao tác động môi trường.
VCM Index cũng xem xét tiềm năng tác động quốc gia đối với khí hậu, thiên nhiên và con người. Sau đây là top 3 quốc gia dẫn đầu trong danh sách 40 thị trường được xếp hạng.
![]() |
Colombia
Tăng 11 hạng so với năm ngoái lên vị trí dẫn đầu thế giới, Colombia là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh học nhất trên thế giới. Vị thế này có được nhờ một phần diện tích rừng nhiệt đới Amazon. Quốc gia Nam Mỹ này nổi lên dẫn đầu toàn cầu về phát hành tín chỉ carbon cho giải pháp dựa trên thiên nhiên (NBS), với 142 triệu tấn tín chỉ carbon được phát hành kể từ khi thị trường thành lập.
Colombia cũng thể hiện thành tích mạnh mẽ trong trụ cột sẵn sàng cho thị trường carbon toàn cầu, với cách tiếp cận sáng tạo về định giá carbon, thể hiện sự kết hợp giữa cơ chế tuân thủ và thị trường carbon tự nguyện.
Cụ thể, thuế carbon của Colombia đã thúc đẩy đáng kể hoạt động thị trường. Khung pháp lý mới và cơ chế đăng ký carbon quốc gia cũng đang thu hút sự quan tâm đáng kể từ các nhà đầu tư tín chỉ carbon.
![]() |
Công viên quốc gia Aberdares, Kenya |
Kenya
Xếp ở vị trí số 1 năm ngoái của VCM Index, Kenya tụt một hạng xuống thứ 2 năm nay. Tuy nhiên, quốc gia Tây Phi này vẫn trong top đầu nhờ nguồn cung tín chỉ carbon cao. Họ đã phát hành khoảng 20% tổng số tín chỉ carbon của cả châu Phi từ năm 2016 đến năm 2021.
Gần đây, Kenya còn triển khai khung pháp lý theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris , qua đó cải thiện điểm số sẵn sàng tham gia thị trường carbon toàn cầu. Khung pháp lý theo Điều 6 (Article 6) là một phần trong Thỏa thuận Paris, được thiết kế để tạo ra các cơ chế và quy tắc cho việc giao dịch tín chỉ carbon giữa các quốc gia.
Khung này gồm hai cơ chế chính: Điều 6.2 và Điều 6.4. Trong đó, Điều 6.2 cho phép các quốc gia giao dịch tín chỉ carbon thông qua các thỏa thuận song phương hoặc đa phương, đảm bảo tính minh bạch và tránh tính toán trùng lặp.
Trong khi đó, Điều 6.4 thiết lập một sàn giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu do Liên Hợp Quốc giám sát, giúp thúc đẩy phát triển bền vững và tạo nguồn tài chính cho các nước đang phát triển thông qua các dự án giảm phát thải.
Việc triển khai khung pháp lý này không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí giảm phát thải mà còn tạo điều kiện cho các quốc gia thu lợi từ việc bán tín chỉ, đồng thời hỗ trợ họ đạt được các mục tiêu về khí hậu đã cam kết. Tại châu Phi, đã có Kenya, Rwanda, Ghana, Tanzania và Zambia đã thiết lập khung pháp lý theo Điều 6.
![]() |
Campuchia
Campuchia tăng 3 hạng so với năm 2023. Quốc gia Đông Nam Á này có hệ động thực vật đa dạng, tạo nền tảng cho việc phát triển các dự án carbon phù hợp với cả mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu lẫn bảo tồn đa dạng sinh học, trong bối cảnh từng trải qua mức độ phá rừng đáng kể.
Nước này đạt điểm cao trong trụ cột "Cơ hội về khí hậu, thiên nhiên và con người" của VCM Index. Ngoài ra, vào tháng 12/2023, việc ban hành "Sổ tay hướng dẫn hoạt động toàn diện theo Điều 6" giúp điểm số đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon toàn cầu của Campuchia tăng cao.
Năm nay, biến động bảng xếp hạng của VCM Index phản ánh sự phức tạp của thị trường tín chỉ carbon. Một số quốc gia thăng hạng nhờ các bước chuẩn bị cho Điều 6 của Hiệp định Paris, cho phép giao dịch tín chỉ carbon giữa các quốc gia.
Madagascar, Zambia và Brazil cũng nổi bật nhờ những tiến bộ về quy định và gia tăng nguồn cung tín chỉ carbon. Họ hưởng lợi nhờ tham gia sớm vào Điều 6, mang đến cho các nhà đầu tư lợi thế đi đầu trong các thị trường đang phát triển này.
Ví dụ, Brazil đã tăng 33 bậc nhờ vào sự gia tăng nguồn cung tín chỉ carbon, củng cố vai trò ngày càng quan trọng trên thị trường toàn cầu. Các công ty công nghệ lớn như Google, Meta, Microsoft và Amazon đang đổ hàng triệu USD vào các sáng kiến tín chỉ carbon của Brazil.
Riêng thứ hạng của Việt Nam trong VCM Index 2024 giảm 11 bậc so với năm 2023, đứng 26 trên 44 thị trường trong danh sách. Theo thống kê của báo cáo, Việt Nam hiện có 113 dự án đang được phát triển liên quan đến thị trường carbon, gồm các dự án về năng lượng hiệu quả chiếm 41%, năng lượng tái tạo (39%) và các loại dự án khác (19%). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa ban hành hướng dẫn chính thức hoặc quy định liên quan đến Điều 6 của Hiệp định Paris nên thứ hạng chưa cao.
Tại Đông Nam Á, ngoài Campuchia thì Thái Lan và Indonesia có thứ hạng cao hơn Việt Nam, lần lượt ở vị trí 15 và 17. Trong khi, Malaysia và Myanmar xếp sau, lần lượt giữ vị trí 28 và 29 trong danh sách.
Các tin khác

Sẽ có gần 1000 tỉ đồng chi trả tiền tín chỉ carbon lúa ở ĐBSCL

Nâng tầm giá trị hạt muối Bạc Liêu

Thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng

Chào ngày đôi 5/5, Vietjet tung hàng triệu vé bay giảm đến 55%

Petrovietnam - Thành công từ quản trị biến động

Quý I/2024, Petrovietnam tăng trưởng doanh thu 19%

Giao ban CEO tháng 3 năm 2024: Rủi ro thị trường gia tăng, Petrovietnam vẫn giữ được đà tăng trưởng ấn tượng

Bổ sung, làm mới các động lực: Từ lý luận và thực tiễn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Đắk Lắk: Xuất khẩu lô tổ yến chính ngạch đầu tiên sang thị trường Trung Quốc
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Yến sào Khánh Hoà 16 năm liên tiếp đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”

Quỹ Thiện Tâm đồng hành cùng Khánh Hoà triển khai Đề án thí điểm nuôi biển công nghệ cao

Newtown Diamond – Lựa chọn lý tưởng khi nhu cầu căn hộ cao cấp tại Đà Nẵng tăng mạnh

Tối ưu kết hợp con người và công nghệ, Vietjet nhận cùng lúc ba giải thưởng nhân sự quốc tế

Bạc Liêu: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giúp phát triển bền vững nghề muối

Khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu

Tín dụng xanh là gì?

Top 3 thị trường carbon hấp dẫn đầu tư nhất 2024

Hợp tác xã (HTX) Artemia Vĩnh Châu - Bạc Liêu: Mang thương hiệu vươn tầm thế giới

Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Vận tải Việt Hải: An toàn, uy tín, chất lượng

Kinh tế tuần hoàn - Cơ hội cho ngành hàng lúa Việt Nam

Cần Thơ: 2 tấn xoài tượng da xanh xuất khẩu sang Úc và Hoa Kỳ

Hòa Bình: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch gần 2.400 tỉ đồng

Chính thức cất nóc tòa căn hộ cao cấp The Fibonan

Radisson Blu Hội An Resort: Nét chạm tinh hoa giữa lòng Phố cổ

Nhà phố thương mại Hồng Bàng Midtown - Chinh phục bộ tứ giá trị bất động sản đỉnh cao
Nổi bật

Tọa đàm “Cung cấp thông tin về ngành Nước giải khát và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”

Bộ Công thương tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỀ Y TẾ NHÂN CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC CỘNG HÒA ARMENIA CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
