Điện mặt trời: Vừa thừa vừa thiếu

Theo dõi suckhoemoitruong.com.vn trên
TẠP CHÍ SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ - Cơ quan ngôn luận của Viện Sức khỏe và Môi trường vì cộng đồng (IOHEC)

(SK&MT) - Theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện nay tổng số dự án điện mặt trời (ĐMT) đã bổ sung quy hoạch là 135 dự án với tổng công suất là 10.300 MW. Tính đến hết ngày 11/5/2020, đã có 92 dự án hoặc một phần dự án ĐMT và 10 dự án hoặc một phần dự án điện gió với tổng công suất gần 6.000 MW đã vận hành thương mại.

Điện mặt trời: Vừa thừa vừa thiếu

ĐMT hiện đang là một trong những giải pháp để phát triển nguồn năng lượng cho các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, ĐMT cũng đang thu hút các nhà đầu tư nhờ chính sách hấp dẫn: ưu đãi tiếp cận vốn; miễn thuế nhập khẩu thiết bị; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất... Tuy nhiên, hiện nay quy hoạch ĐMT còn nhiều “ngổn ngang” chưa được tháo gỡ dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu.

Hạ tầng không theo kịp “sức nóng” đầu tư

Theo quy hoạch, tổng công suất nguồn điện mặt trời dự kiến phát triển giai đoạn đến năm 2025 là 14.450 MW, đến năm 2030 là 20.050 MW. Hiện tại đã thực hiện bổ sung vào quy hoạch 10.300 MW. Như vậy, giai đoạn đến 2025 cần bổ sung thêm khoảng 4.000 MW (tương ứng 5.000 MWp), giai đoạn 2026-2030 cần bổ sung thêm khoảng 5.600 MW (7.000 MWp) để thực hiện cơ chế đấu thầu xác định giá điện cạnh tranh.

Việc điều chỉnh mục tiêu quy hoạch phát triển điện mặt trời sẽ được xem xét tổng thể trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), hiện đang được Bộ Công Thương tổ chức lập và dự kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháng 10 năm 2020.

Còn theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chỉ tính riêng hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã có 19 nhà máy điện mặt trời, điện gió với tổng công suất khoảng 670 MW(chiếm 13% công suất đã vào vận hành). Như vậy riêng hai tỉnh này đã tương đương 20% so với tổng số 92 nhà máy ĐMT trên cả nước. Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ các nhà máy ĐMT ở đây phải thực hiện hạn chế công suất phát trong một số thời điểm do quá tải lưới điện.

Bài toán đặt ra ở đây là quy hoạch và lưới điện đồng bộ chưa theo kịp với nhau. Điều này có thể được lý giải bởi việc triển khai xây dựng dự án ĐMT chỉ khoảng 6 tháng, đây là khoảng thời gian rất ngắn so với việc đầu tư xây dựng một trạm biến áp (thường khoảng 2 - 3 năm) và cũng nhanh hơn nhiều so với việc đầu tư nâng cấp cải tạo lưới điện.

Thực tế, do thiếu đường truyền, hiện có rất nhiều dự án ĐMT lớn chưa thể triển khai hoặc hoạt động không hết công suất. Phổ biến nhất ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Đến cuối năm 2019, Bình Thuận đã đưa gần 1.200 MW ĐMT vào vận hành. Chính vì sự phát triển nhanh, trong khi thủ tục đầu tư lưới điện theo quy trình của nhà nước không theo kịp, dẫn đến tình trạng giảm phát, nhiều nhà máy chỉ đưa được 30 - 40% điện năng lên lưới.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Công Thương đã báo cáo điều chỉnh bổ sung quy hoạch 15 công trình lưới điện truyền. Bộ Công Thương cũng đã tích cực chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên rà soát quy hoạch nguồn và lưới, khẩn trương thực hiện các công trình lưới điện. Phấn đấu đến hết năm 2020, khi hoàn thành các công trình đường dây 110 kV Tháp Chàm – Phan Rí mạch 2, xây dựng mới trạm biến áp 220 kV Phan Rí, trạm 220 kV Ninh Phước, nâng công suất trạm biến áp 220 kV Tháp Chàm (đã hoàn thành) sẽ đảm bảo truyền tải hết công suất các dự án điện mặt trời.

Theo quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2020 - 2025 (Quy hoạch VII điều chỉnh), trong một báo cáo vào tháng 02/2020, Viện Năng lượng đã rà soát, đánh giá hiện trạng triển khai, tiến độ vận hành của các dự án nguồn điện đã được phê duyệt. Theo đó, cần nghiên cứu tăng cường phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo, nhất là nguồn điện mặt trời do có thể thực hiện nhanh, đáp ứng tiến độ vận hành ngay từ năm 2021.

Giá mua điện mặt trời còn sức hút?

Ngày 6.4 vừa qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển ĐMT trong đó xác định rõ giá thu mua ĐMT. Theo đó, mức giá 1.783 đồng/kWh (7,69 cent) dành cho dự án ĐMT nổi (trên mặt nước), 1.644 đồng/kWh (7,09 cent) với ĐMT mặt đất, 1.943 đồng/kWh (8,38 cent) với ĐMT trên mái nhà. Giá mua điện này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Theo quyết định này, bên mua điện (là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được EVN ủy quyền hoặc tổ chức cá nhân khác) có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời nối lưới phát lên hệ thống điện quốc gia phù hợp với quy định về vận hành hệ thống điện và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành điện; ưu tiên điều độ để khai thác toàn bộ công suất, điện năng phát của các dự án ĐMT.

Trước đó, để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư phát triển ĐMT, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 11 vào tháng 4-2017 trong đó chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải mua toàn bộ sản lượng điện từ các nhà máy ĐMT ở mức giá 9,35 cents (USD)/kWh, tương đương 2.086 đồng/kWh điện, cao hơn nhiều lần giá mua buôn điện từ các nhà máy nhiệt điện than, thủy điện.

Như vậy so với biểu giá mới ban hành lần này, giá mua ĐMT đã được điều chỉnh giảm đi. Tuy nhiên theo một số nhà đầu tư thì bảng giá điện mới mà Chính phủ vừa ban hành là hợp lý vì các dự án ĐMT đang quá tải, tập trung tại một vài khu vực, có phát điện cũng không thể truyền tải được nên cần hạ giá mua xuống để tạm ngưng làn sóng bùng nổ.

Cần điều chỉnh quy hoạch phát triển điện

Mặc dù Quy hoạch điện VII điều chỉnh đang còn hiệu lực đã bị phá vỡ bởi việc bổ sung tràn lan các dự án điện mới trong khi các dự án điện đã được ghi danh không thể triển khai đúng như tiến độ, kế hoạch. Tuy nhiên trong 2 tháng qua, Bộ Công thương đã liên tục có nhiều công văn đề nghị bổ sung 7.000 MW điện gió vào quy hoạch điện hiện hành. Đáng nói là trước 7.000 MW điện gió đang được đề nghị bổ sung hiện nay, các cơ quan chức năng đã bổ sung tới 4.800 MW điện gió vào quy hoạch điện hiện hành.

Lý giải về điều này, Bộ Công thương cho biết: theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh cho thấy hầu hết các nguồn nhiệt điện đều chậm tiến độ 1-2 năm, thậm chí một số dự án bị chậm đến 4-5 năm. Dự báo năm 2023 có thể thiếu trên 13 tỷ kWh điện, trong khi đã phải phát dầu gần 11 tỷ kWhn nếu không triển khai ngay một số giải pháp đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời hay tăng cường mua điện từ các nước trong khu vực.

Có thể thấy, trong các năm từ 2020 đến 2023, công suất nguồn nhiệt điện thiếu hụt liên tục tăng. Đến hết năm 2023, công suất nhiệt điện thiếu hụt so với quy hoạch lên tới 12.690 MW. Tình trạng thiếu hụt công suất được cải thiện trong các năm 2024 và 2025. Mặc dù vậy, đến hết năm 2025, tổng công suất nhiệt điện thiếu hụt trong giai đoạn 2020-2025 vẫn còn khoảng 7.250 MW.

Cân đối cung cầu điện giai đoạn 2021-2025 (với dự báo tăng trưởng phụ tải điện như Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh) cho thấy nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2021-2024 là rõ ràng. Lượng điện thiếu hụt sẽ tăng từ 400 triệu kWh năm 2021, lên cao nhất đến 13,3 tỷ kWh vào năm 2023. Năm 2024, sản lượng thiếu hụt giảm còn khoảng 11 tỷ kWh và đến năm 2025 hệ thống điện có thể đáp ứng nhu cầu phụ tải nếu tiến độ các chuỗi dự án khí - điện đáp ứng tiến độ.

Để đảm bảo không thiếu điện cho phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2021-2025, phát triển năng lượng tái tạo trong đó có điện gió là một trong những giải pháp có thể triển khai ngay giai đoạn đến năm 2023. Theo báo cáo rà soát tổng thể Quy hoạch điện VII điều chỉnh do Viện Năng lượng lập tháng 02 năm 2020, cần huy động giai đoạn đến năm 2025 dự kiến với 2 phương án là phương án cơ sở và phương án cao. Với phương án cơ sở, ĐMT cần phát triển khoảng 14.450 MW, điện gió khoảng 6.030 MW. Với phương án cao, ĐMT cần phát triển khoảng 20.350 MW, điện gió khoảng 11.630 MW.

Phương án cao được lựa chọn là phương án điều hành để phát triển nguồn điện đủ dự phòng trong trường hợp phụ tải tăng cao, điều kiện khí hậu bất lợi (thủy điện phát thấp do hạn hán kéo dài) hoặc một số nguồn điện khác tiếp tục chậm tiến độ.

Sự phát triển của ĐMT, điện gió là tín hiệu mừng vì cung cấp thêm nguồn điện cho đất nước trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện luôn cận kề. Tuy nhiên, sự phát triển quá “nóng” của hai nguồn điện này trong một thời gian ngắn cũng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần lưu tâm.

Câu chuyện về đầu tư ĐMT, điện gió cho thấy chính sách khuyến khích của Chính phủ dành cho năng lượng tái tạo đã tạo nên diện mạo mới cho hệ thống năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần tránh chạy theo phong trào, cần phải tính toán kỹ lưỡng để không rơi vào hoàn cảnh như nhiều nhà đầu tư ĐMT đã mắc phải. Đồng thời, những chính sách đầu tư của Nhà nước cần có sự nhất quán, tránh để lại những khoảng trống về giá như ĐMT thời gian qua. Có như vậy, nguồn lực tư nhân mới mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này, góp phần giảm bớt nguy cơ thiếu điện.

TRƯỜNG MINH

Các tin khác

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn của Yến sào Khánh Hòa

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn của Yến sào Khánh Hòa

(SK&MT) - Ngày 13/10/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường đã cùng tham quan Khu trưng bày các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là một trong những sự kiện nằm trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc từ ngày 12-14/10/2024.
Tín dụng xanh là gì?

Tín dụng xanh là gì?

(SK&MT) - Tín dụng xanh là hình thức cấp vốn của các tổ chức tài chính nhằm thúc đẩy các dự án và hoạt động thân thiện với môi trường, giảm tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
Trái phiếu xanh Green Bonds

Trái phiếu xanh Green Bonds

(SK&MT) - Green bonds - trái phiếu xanh giống các loại trái phiếu truyền thống nhưng điểm khác là được phát hành để huy động vốn cho các dự án có lợi cho môi trường. Trái phiếu xanh là một trong các sản phẩm của Tín dụng xanh
Top 3 thị trường carbon hấp dẫn đầu tư nhất 2024

Top 3 thị trường carbon hấp dẫn đầu tư nhất 2024

(SK&MT) - Colombia, Kenya và Campuchia là 3 quốc gia hấp dẫn hàng đầu cho các nhà đầu tư tín chỉ carbon vào năm 2024, theo Abatable.
Kích cầu Du lịch với chủ đề “Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa,  đến Để Yêu”

Kích cầu Du lịch với chủ đề “Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa, đến Để Yêu”

(SK&MT) - Tối ngày 13/10/2024 tại Quảng trường 2/4, TP. Nha Trang (Khánh Hoà) Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa tổ chức Chương trình công bố du lịch Khánh Hòa đạt 9 triệu lượt khách và phát động kích cầu du lịch với chủ đề “Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu” với nhiều gói sản phẩm du lịch mức giá ưu đãi hấp dẫn, hút khách dịp cuối năm.
Những thị trường carbon lớn nhất thế giới

Những thị trường carbon lớn nhất thế giới

(SK&MT) - Top 4 thị trường carbon lớn trên thế giới là Châu Âu, Bắc Mỹ, Anh và Trung Quốc, trong đó thị trường carbon của châu Âu lớn nhất với quy mô gần 859 tỷ USD.
Phát triển kinh tế xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Phát triển kinh tế xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam

(SK&MT) - Kinh tế xanh và bảo vệ môi trường là hai khái niệm chứa đựng những nội hàm khác nhau, nhưng đang có xu hướng tiến gần nhau trong một nội dung đã được dùng trong mọi lĩnh vực là “Phát triển bền vững”.
Ứng dụng công nghệ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp

(SK&MT) - Trước xu thế cạnh tranh của thị trường sản xuất và kinh doanh, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào kết quả thắng lợi của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Để giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao, buộc các đơn vị, doanh nghiệp phải tăng cường các giải pháp ứng dụng công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay.
Từng bước hoàn thiện thí điểm thị trường carbon

Từng bước hoàn thiện thí điểm thị trường carbon

(SK&MT) - Chiều 7/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.
Thủ tướng: Việt Nam tự tin, bản lĩnh bước vào kỷ nguyên thông minh

Thủ tướng: Việt Nam tự tin, bản lĩnh bước vào kỷ nguyên thông minh

(SK&MT) - Chiều 7/10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã cùng giao lưu, đối thoại với sinh viên các trường đại học về chủ đề "Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ".
Xem thêm
giai phap giam thieu dot ngoai troi su dung thuoc bao ve thuc vat trong nong nghiep co hoi tu gahp
nganh thep huong toi tieu hao nguyen lieu thap
chinh thuc thong cau phao tam thay the cau phong chau phu tho
cach xu ly ve sinh moi truong sau mua bao lut
ta p chi suc khoe moi truong chia se kho khan voi dong bao chiu thiet hai do con bao yagi
thai nguyen gong minh vuot qua trong con lu lich su
thuc trang o nhiem moi truong tu du an xay dung tro thanh noi lo hien huu cua nguoi dan tai hung yen
bo y te ra khuyen cao phong chong dich dau mua khi
hung yen thuc tien chat luong cong trinh du an chua dam bao anh huong den moi truong doi song nhan dan
ban tin tong hop suc khoe moi truong so 7 thang 8
Công ty Yến sào Khánh Hòa tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong Top 16 “Thương hiệu Mạnh – Phát triển bền vững” năm 2024

Công ty Yến sào Khánh Hòa tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong Top 16 “Thương hiệu Mạnh – Phát triển bền vững” năm 2024

(SK&MT) - Vừa qua, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times thuộc Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đã tổ chức chương trình Thương hiệu Mạnh năm 2024. Qua hơn 20 năm tổ chức, chương trình đã trở thành kênh thông tin – kết nối – hội tụ với
Siêu ưu đãi dành tặng hành khách Perth (Australia) bay khắp Việt Nam chỉ từ 0 đồng!

Siêu ưu đãi dành tặng hành khách Perth (Australia) bay khắp Việt Nam chỉ từ 0 đồng!

(SK&MT) - Vietjet tặng vé chỉ từ 0 đồng (*) kèm 20kg hành lý (*) trên các chuyến bay từ Perth đến TP. Hồ Chí Minh và nối chuyến miễn phí (*) khám phá các điểm du lịch hấp dẫn tại Việt Nam.
Cải cách thuế thuốc lá để nâng cao sức khỏe và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Cải cách thuế thuốc lá để nâng cao sức khỏe và phát triển bền vững tại Việt Nam.

(SK&MT) - Bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam mới đây công bố Bản tư vấn chính sách với tiêu đề "Cải cách thuế thuốc lá để nâng cao sức khỏe và Phát triển Bền vững tại Việt Nam."
Nghiên cứu phát triển quy trình hướng tới nền kinh tế trung hòa carbon

Nghiên cứu phát triển quy trình hướng tới nền kinh tế trung hòa carbon

(SK&MT) - Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế dựa trên nhiên liệu hóa thạch sang nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải phân bổ lại nguồn lực và triển khai các quy trình và công nghệ sạch mới. Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hóa dầu đã nghiên cứu
Tín dụng xanh là gì?

Tín dụng xanh là gì?

(SK&MT) - Tín dụng xanh là hình thức cấp vốn của các tổ chức tài chính nhằm thúc đẩy các dự án và hoạt động thân thiện với môi trường, giảm tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
Top 3 thị trường carbon hấp dẫn đầu tư nhất 2024

Top 3 thị trường carbon hấp dẫn đầu tư nhất 2024

(SK&MT) - Colombia, Kenya và Campuchia là 3 quốc gia hấp dẫn hàng đầu cho các nhà đầu tư tín chỉ carbon vào năm 2024, theo Abatable.
Sẽ có gần 1000 tỉ đồng chi trả tiền tín chỉ carbon lúa ở ĐBSCL

Sẽ có gần 1000 tỉ đồng chi trả tiền tín chỉ carbon lúa ở ĐBSCL

(SK&MT) - Trong khuôn khổ hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp, Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi đã phê duyệt tổng kinh phí 33,3 triệu USD và có thể tăng lên đến 40 triệu USD.
Nâng tầm giá trị hạt muối Bạc Liêu

Nâng tầm giá trị hạt muối Bạc Liêu

Nâng tầm giá trị hạt muối Bạc Liêu
Kinh tế tuần hoàn - Cơ hội cho ngành hàng lúa Việt Nam

Kinh tế tuần hoàn - Cơ hội cho ngành hàng lúa Việt Nam

(SK&MT) - Việt Nam là nước sản xuất lúa đứng thứ 5 thế giới có khối lượng phụ phẩm rơm rạ, trấu, cám rất lớn. Nếu như các phụ phẩm từ lúa gạo được tái chế, tái sử dụng sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông
Cần Thơ: 2 tấn xoài tượng da xanh xuất khẩu sang Úc và Hoa Kỳ

Cần Thơ: 2 tấn xoài tượng da xanh xuất khẩu sang Úc và Hoa Kỳ

(SK&MT) - Lô hàng xuất khẩu lần này gồm 1 tấn xoài tượng da xanh sang Úc và 1 tấn xoài tượng da xanh sang Hoa Kỳ, bằng đường hàng không.
Có một “Lung Trời” giữa miền Tây

Có một “Lung Trời” giữa miền Tây

“Năm 1999, bác Sáu Dân (cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) ghé thăm Lung Ngọc Hoàng. Sau khi đi thực tế, về làm việc, bác Sáu Dân căn dặn: Đây là mảnh rừng rất quý, là lá phổi xanh cho cả đồng bằng cần phải bảo tồn”, anh Sáu Bé (Trần Bé Em, Trưởng Phòng Khoa học v
Chủ tịch Quốc hội gặp Đoàn Đại biểu Doanh nghiệp gia đình tiêu biểu

Chủ tịch Quốc hội gặp Đoàn Đại biểu Doanh nghiệp gia đình tiêu biểu

Tối 3/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt Đoàn Đại biểu Doanh nghiệp gia đình tiêu biểu cả nước, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội.
Bạc Liêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Bạc Liêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

(SK&MT) - Bạc Liêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường
Hành lang xanh trung tâm của Thủ đô

Hành lang xanh trung tâm của Thủ đô

(SK&MT) - Khu vực ven sông Hồng đã được định hướng phát triển thành hành lang xanh trung tâm của thủ đô theo Quyết định số 00/QĐ-TTg ngày 16/6/2023 và đoạn sông Hồng chảy qua địa bàn hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên sẽ trở thành trung tâm của không gian x
Cityland group hướng tới hệ sinh thái đa ngành vươn tầm quốc tế

Cityland group hướng tới hệ sinh thái đa ngành vươn tầm quốc tế

(SK&MT) - Với 21 năm xây dựng và phát triển (2003 –2024), hướng đến mục tiêu đa ngành được coi là đòn bẩy giúp CityLand Group vươn mình vượt qua những thay đổi và thách thức trong hành trình mới - hành trình phát triển bền vững.
Lợi thế vàng khiến Sunshine Sky City lọt vào “mắt xanh” của các nhà đầu tư

Lợi thế vàng khiến Sunshine Sky City lọt vào “mắt xanh” của các nhà đầu tư

(SK&MT) - Pháp lý minh bạch, chính sách bán hàng hấp dẫn, chủ đầu tư uy tín cùng những ưu thế vượt trội về vị trí, tiện ích, Sunshine Sky City hứa hẹn trở thành dự án có tiềm năng tăng giá không giới hạn tại thị trường bất động sản TP.HCM.