Dinh dưỡng phòng bệnh tim mạch
Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm hút thuốc lá, thừa cân và béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường và lối sống ít vận động. Những người có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng xuất hiện các biến cố tim mạch sẽ cao hơn nhiều.
Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ này có thể thay đổi và kiểm soát được, như ngừng hút thuốc lá, kiểm soát huyết áp, điều chỉnh rối loạn mỡ máu, kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động… điều chỉnh chế độ ăn vẫn luôn là nền tảng trong việc phòng và điều trị bệnh. Theo các nghiên cứu cho thấy việc thay đổi số lượng cũng như thành phần các chất dinh dưỡng (chất đa lượng, chất vi lượng) có trong khẩu phần ăn đều có ảnh hưởng đến tăng hay giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bao gồm các yếu tố sau:
|
Tổng năng lượng
Béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch, đồng thời sự phân bố mỡ trong cơ thể cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng, người béo bụng có nguy cơ cao nhất. Để đánh giá mức độ béo phì, người ta dựa vào chỉ số BMI (được gọi là chỉ số khối, tính bằng trọng lượng cơ thể chia cho bình phương chiều cao (kg/m2).
Những người béo phì ảnh hưởng đáng kể tới suy tim, nguy cơ suy tim tăng gấp đôi ở những bệnh nhân béo phì (BMI lớn hơn hoặc bằng 30kg/m2) so với người không béo phì. Vì vậy giảm cân rất cần thiết đối với người béo phì và duy trì cân nặng ở mức BMI từ 18,5 - 24,9 kg/m2.
Tập luyện kiểm soát cân nặng giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch. |
Có thể tính đơn giản như: lấy chiều cao (cm) trừ đi 100, rồi đem số còn lại chia 10 nhân 9. Ví dụ, một người cao 160 cm thì mức cân nên có là: (160 - 100)/ 10 x 9 = 54 kg.
Nếu ăn quá mức cần thiết sẽ dẫn đến béo phì, các bệnh về chuyển hoá, đái tháo đường, tăng huyết áp… Người ăn quá mức tiêu hao thì sẽ tăng cân, ngược lại ăn ít hơn mức tiêu hao thì sẽ bị giảm cân. Nếu năng lượng ăn cân bằng với năng lượng tiêu hao của cơ thể thì cân nặng sẽ ổn định.
Lương thực chính của người Việt Nam là gạo, tùy theo vùng miền còn có các loại lương thực khác như ngô (bắp) ở miền núi, cao nguyên; khoai ở đồng bằng; củ ở trung du, miền núi.
Lượng gạo hàng ngày ở người trưởng thành trung bình là 300 - 350g, tương đương khoảng 6 bát (chén) cơm. Nếu ăn ngô, 1 bắp ngô tương đương 1 bát cơm, vậy lượng ngô khoảng 6 bắp. Nếu là khoai khoảng 6 củ lớn mỗi ngày.
Chất béo (lipid)
Số lượng và loại chất béo đều quan trọng. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, tổng lượng chất béo nên từ 15 - 20% tổng năng lượng trong ngày. Tuy nhiên loại chất béo sử dụng quan trọng hơn tổng lượng chất béo. Chế độ ăn có nhiều a-xít béo no (có nhiều trong mỡ, bơ, thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp được chế biến ở nhiệt độ cao) làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Trong khi đó axít béo không no làm giảm nguy cơ này, chất béo chứa axít béo loại này được tìm thấy ở dầu mè, dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt bắp, cá, hải sản… Khi thay thế axít béo no bằng axít béo không no có tác dụng làm giảm nguy cơ tim mạch. Các chuyên gia khuyên mỗi tuần nên có 3 - 5 lần ăn cá, hải sản, thay thế cá cho thịt. Đối với những người không thích ăn cá và hải sản có thể sử dụng dầu cá thiên nhiên mỗi ngày 2 - 3g.
|
Chất đường (glucid)
Glucid gồm các loại chất bột, đường và chất xơ, là thành phần dinh dưỡng cơ bản, chiếm khối lượng lớn nhất và cung cấp năng lượng nhiều nhất trong khẩu phần ăn. Thay thế axít béo no bằng lượng năng lượng từ axít béo không no hoặc glucid đều có tác dụng tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch. Nguồn glucid trong thực phẩm: Gạo tẻ, khoai củ tươi, mì sợi, bánh mì, khoai củ khô; bột khoai khô; bánh phở; sắn tươi; bún; miến …
Chất đạm (protid)
Đạm thực vật có những ảnh hưởng có lợi cho sức khỏe so với đạm động vật, đặc biệt liên quan với tình trạng cholesterol máu. Các loại đậu. Những loại thực phẩm thuộc họ đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng… Rau có màu xanh đậm (như cải bó xôi, bông cải xanh) rất giàu đạm.
Những nước dùng đạm đậu nành cao có tỉ lệ tử vong do tim mạch thấp hơn so với những nước ăn nhiều đạm động vật. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: để giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch nên ăn các loại chế phẩm từ đậu nành như: Đậu phụ, giá đậu, nước đậu,…
Chất xơ (fiber)
Một số thành phần xơ có khả năng giữ nước cao và được gọi là xơ tan. Xơ tan có trong các loại thực phẩm như một số trái cây, nước trái cây (mận, quả mọng), bông cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang, hành. Xơ tan có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, chất xơ còn gây cảm giác no giúp tránh ăn quá nhiều năng lượng gây tăng cân.
|
Các vi chất dinh dưỡng
Các vi chất dinh dưỡng như các vitamin và khoáng chất rất cần cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Khi thiếu vitamin B12, B6, axít folic làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu. Nhưng trong chế độ dinh dưỡng hiện nay, hầu hết còn chưa cung cấp đủ các vi chất, vì thế cần được bổ sung các thực phẩm giàu vitamin (từ rau và trái cây).
Ngoài ra các chất chống ôxy hóa cũng ảnh hưởng đến quá trình xơ vữa động mạch. Chế độ ăn có nhiều chất chống ôxy hóa (vitamin E, vitamin A, vitamin C, selen) có thể giảm tới 20 - 40% nguy cơ bệnh mạch vành.
Bên cạnh đó các muối khoáng vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng, nhất là trong tim mạch. Natri (từ muối ăn) và các chất điện giải khác đều ảnh hưởng đến huyết áp. Khoảng 50% người tăng huyết áp có nhạy cảm với muối. Giảm lượng natri giúp phòng ngừa chứng tăng huyết áp và cũng được xem như một phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp. Khuyến cáo gần đây khuyên nên hạn chế lượng muối ăn vào dưới 6g/ngày bằng cách chọn những thức ăn ít muối và hạn chế ăn thức ăn đóng hộp, không ăn kèm muối khi ăn, ví dụ như khi ăn trái cây…
Ngược lại, kali, magiê, canxi liên quan nghịch với huyết áp. Chế độ ăn đủ các vi chất này giúp làm giảm huyết áp. Để tăng cường các chất điện giải này bằng cách tăng cường ăn lượng rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và các sản phẩm làm từ sữa ít béo.
AloBacsi.vn
Theo BS Ngô Tuấn Anh - Sức khỏe đời sống
Nguồn: alobacsi.vn
Các tin khác

Chủ động ứng phó với dịch COVID-19

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Quy định của Bộ Y tế về kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Bách khoa Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Phòng tránh đột quỵ khi thời tiết nắng nóng

Về tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay

Những ghi nhận về bệnh giun rồng tại Việt Nam

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức “Ngày Dinh Dưỡng Cộng Đồng Việt Nam” lần 4 tại TP. Hồ Chí Minh

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Bác sĩ Việt Nam nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại Mỹ

Ghép gan thành công cho trẻ nhỏ tuổi và nhẹ cân nhất ở Việt Nam

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Ngành y tế An Giang với chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới

6 cách ăn quả bơ để giảm mỡ bụng hiệu quả

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
