Đọc bệnh của bé qua móng tay
1. Móng tay xuất hiện những đường vân trắng:
Đây là dấu hiệu cho thấy móng tay của bé đã bị tổn thương. Có thể là bé đã bị kẹp tay vào cánh cửa, ngăn kéo, hoặc là bị vật có sức nặng đè lên,…
Ngoài ra, cũng có thể đây dấu hiệu xuất hiện khi bé bị thiếu hụt kẽm hoặc đang đối mặt với bệnh xơ gan.
Thông thường, những đốm trắng xuất hiện do nguyên nhân vị thương tích thì chúng sẽ mất đi khi phần móng bị thương của bé đã lành lại. Nếu thấy những dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên và kéo dài, tốt nhất bạn nên đưa bé đến bác sĩ để có chuẩn đoán chính xác.
2. Móng tay bé có màu đỏ hoặc màu hồng bất thường:
Màu đỏ xuất hiện trên móng tay là “tín hiệu thông báo” rằng bé yêu của bạn đang có vấn đề về tim. Còn màu hồng là nguyên nhân của bệnh thiếu máu. Vì vậy, khi móng tay của bé đột nhiên xuất hiện màu đỏ hay màu hồng khác với màu móng tự nhiên thì cha mẹ nên cẩn thận.
Để phòng tránh cho bé, bạn nên tăng cường cho bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt như gan động vật, thịt bò, nho khô và các loại thực phẩm khác.
3. Bề mặt móng tay gồ ghề, xù xì:
Đây là dấu hiệu “tố cáo” rất có thể bé bị thiếu Vitamin B.
Với trường hợp này, bạn cần cung cấp cho bé một chế độ ăn uống giàu vitamin B. Trong khẩu phần ăn của bé, cha mẹ nên ưu tiên các thực phẩm như lòng đỏ trứng, gan động vật, đậu xanh và các loại rau màu xanh đậm...
4. Móng tay bé bị lõm vào ở giữa:
Móng tay bé bị lõm ở giữa, có hình dạng giống như chiếc muỗng là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt. Ngoài ra, khi cơ thể bé đang gặp các vấn đề về thận, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc cơ xương cũng sẽ gây ra tình trạng lõm móng tay ở các bé.
Với hiện tượng này, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có kết luận chính xác và hướng điều trị phù hợp.
5. Móng tay giòn, dễ gãy hoặc bong tróc:
Nguyên nhân gây ra hiện tượng móng tay bé giòn, rất dễ gãy và hay bị bong tróc là do thiếu protein hoặc do bé đang mắc các bệnh về da.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein khác, như: cá, tôm,…là biện pháp để móng tay của bé được khỏe hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng chú ý bổ sung các nguyên tố vi lượng như kali, sắt cho bé.
6. Móng xuất hiện những đường kẻ ngang:
Những đường kẻ ngang tối màu thường xuyên xuất hiện trên móng tay bé là dấu hiệu của một số bệnh nhiễm trùng móng tay, bệnh ngoài da, thậm chí rất có thể bé yêu có nguy cơ bị bệnh tiểu đường đang tiềm ẩn.
Ngoài ra, suy dinh dưỡng, nồng độ canxi trong máu thấp, tắc nghẽn trong mạch máu, do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc bị chấn thương ở móng tay cũng là những nguyên nhân khiến móng tay của bé xuất hiện tình trạng này. Nếu ngay từ khi sơ sinh mà móng tay của bé đã có hiện tượng này thì nguyên nhân có thể do thai nhi bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.
Tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
7. Móng tay bị xước măng rô:
Xước măng rô là biểu hiện rõ nhất của tình trạng thiếu Vitamin C và acid folic.
Ngoài ra, các bệnh về da như: viêm da, nấm da, bệnh eczema,… cũng là thủ phạm gây ra tình trạng xước măng rô.
Để bổ sung vitamin C cho bé, cha mẹ nên tăng cường cung cấp những thức ăn như cam, quýt, bưởi, ổi, cải bắp, rau muống, súp lơ, cần tây…Còn các loại rau có màu xanh thẫm, gan động vật, hạt nảy mầm (giá đỗ, rau mầm…) là những thực phẩm giàu acid folic.
Các tin khác

Uống nước ấm trong mùa hè giúp cho tiêu hóa và giải độc

Chai chân - Cách xử lý, phòng ngừa hiệu quả

Bệnh viện Quân y 121: Nơi hội tụ y đức và kỹ thuật chuyên môn chất lượng cao

8 cách trị mề đay bằng muối hiệu quả

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân chấn thương thận có biến chứng ổ giả phình mạch lớn xuất huyết

Cúm mùa lan nhanh: Chặn đứng nguy cơ chỉ với vài thói quen đơn giản!
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Cứu sống sản phụ mất máu, sót nhau thai khi sinh con tại nhà

Lương y Lê Xuân Xinh chung tay cùng ngành y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Phối hợp liên chuyên khoa cứu sống bệnh nhân xuất huyết tử cung

Hội thảo khoa học những tiến bộ trong phẫu thuật tái tạo dây chằng

Hơn 400 bác sĩ và chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo chẩn đoán và điều trị đột quỵ

Chai chân - Cách xử lý, phòng ngừa hiệu quả
Nổi bật

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sớm đưa dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đi vào hoạt động

Đoàn công tác BV số 1 – Đại học Y khoa Quảng Tây (Trung Quốc) hợp tác với BVĐK Khánh Hòa

DIFF 2025 và mùa pháo hoa Đà Nẵng nhiều cái “nhất” trong lịch sử

Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
