Đội ngũ nữ trí thức vì một thế giới văn minh và phát triển bền vững
GS.TS. Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch danh dự Hội NTT Việt Nam phát biểu tại lễ bế mạc APNN 2024 |
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS. Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hội Nữ trí thức Việt Nam (VAFIW) đã khẳng định:
Việc đăng cai tổ chức APNN 2024 là một thành công lớn của VAFIW, là một minh chứng rõ ràng về sự năng động, sáng tạo và tầm nhìn của VAFIW. Sự thành công của Hội nghị không chỉ thể hiện vai trò quan trọng của nữ trí thức trong xã hội mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế về lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Các trưởng đoàn APNN quốc tế cùng đại diện VAFIW là đơn vị đăng cai chụp ảnh lưu niệm |
Hội nghị đã mang đến những ý tưởng mới, những công nghệ tiên tiến, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực KH & CN, đặc biệt là những vấn đề cấp bách như “Giới và STEM”, “Sức khỏe và Môi trường”. Hội nghị cũng là một cầu nối quan trọng để các nhà khoa học nữ, kỹ sư nữ Việt Nam giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp quốc tế, từ đó thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam.
Đây là lần thứ hai, VAFIW đăng cai tổ chức APNN (Lần thứ nhất là vào năm 2018). Ngoài những vấn đề cấp bách được chia sẻ thì Hội nghị lần thứ hai này còn có một sự kiện đặc biệt quan trọng: Các nữ trí thức tiêu biểu tham dự INWES-APNN 2024 đã vinh dự được gặp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tại cuộc gặp này, sau khi nghe báo cáo về vai trò và thành tựu của Hội Nữ trí thức Việt Nam, Thủ tướng khẳng định sự kiện APNN 2024 do VAFIW đăng cai tổ chức càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam vừa tổ chức Ngày hội Đổi mới sáng tạo Quốc gia năm 2024 và chính tại Hội nghị này Thủ tướng đã công bố lấy ngày 1/10 là Ngày Đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Thủ tướng cho biết, trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn coi trọng trí thức, coi "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp".
Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, xác định: "Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện là đầu tư cho xây dựng, bồi đắp nguyên khí quốc gia".
Trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam kiên trì mục tiêu phát triển bền vững, xác định khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đồng thời, luôn đề cao vai trò của phụ nữ, nỗ lực không ngừng thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển đội ngũ nhà khoa học nữ, tạo điều kiện tốt nhất cho phụ nữ phát triển tài năng, vượt qua chính mình, đóng góp cho đất nước, khu vực và thế giới.
Qua gần 40 năm tiến hành đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhờ có sự chung tay, đồng lòng của toàn dân tộc và bạn bè quốc tế, trong đó có những đóng góp quan trọng của đội ngũ trí thức nói chung, các nữ trí thức nói riêng, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới luôn được chú trọng thực hiện. Năm 2023, Việt Nam đã có 11/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đề ra cho năm 2025. Chỉ số bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022.
Các Nữ trí thức chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính |
Thủ tướng đánh giá, ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội; thế giới đang đối diện với nhiều thách thức lớn như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên và bất bình đẳng giới…
Đây là những vấn đề vừa mang tính toàn cầu, vừa mang tính toàn dân, không chỉ đòi hỏi những giải pháp kỹ thuật mà còn cần sự hợp tác chặt chẽ, nỗ lực lớn từ các quốc gia, cộng đồng và đặc biệt là từ giới khoa học. Chính các nhà khoa học, kỹ sư nữ với trí tuệ và sự nhạy bén đang và sẽ tiếp tục đóng góp vào việc tìm ra những giải pháp sáng tạo, hiệu quả để vượt qua các thách thức này.
Thủ tướng khẳng định Hội Nữ trí thức Việt Nam đã từng bước thể hiện vai trò hạt nhân tập hợp đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ nữ trí thức, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam cũng như cho hoạt động của Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam đề cao và thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ hiện đại để phát triển đất nước. Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức, trong đó có nữ trí thức, phát huy tối đa năng lực, tâm huyết của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các nữ trí thức, các nhà khoa học nữ tham gia các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; thông qua việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách; đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học và công nghệ, hạ tầng cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; ưu tiên nguồn tài chính, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản trị hiện đại cho nghiên cứu, phát triển khoa học-công nghệ; khuyến khích sự sáng tạo và ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất và đời sống...
Các Nữ trí thức tại buổi gặp gỡ với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính |
Khẳng định vai trò và những kết quả quan trọng mà các nữ trí thức Việt Nam, đã đạt được, Thủ tướng bày tỏ mong muốn “có được ngày càng nhiều thành quả thiết thực, ý nghĩa hơn nữa của Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ quốc tế nói chung, của Hội Nữ trí thức Việt Nam nói riêng, đóng góp ngày càng lớn cho phát triển đất nước và xây dựng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như cho một thế giới hòa bình, công bằng, nhân văn, nhân ái, văn minh và phát triển bền vững". Đối với đề nghị của VAFIW về việc thành lập Quỹ hỗ trợ các nhà khoa học nữ trẻ, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ VN phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính nghiên cứu thành lập theo các quy định của pháp luật.
INWES-APNN 2024 thu hút sự quan tâm của các cơ quan thông tấn báo chí |
“Khuyến nghị Hà Nội” được thông qua ngay sau khi APNN 2024 bế mạc với những nội dung hết sức cô đọng và rất có ý nghĩa. Tại Khuyến nghị này, các đại biểu tham dự Hội nghị đã:
Bày tỏ lòng biết ơn đối với Hội Nữ Trí thức Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị khu vực Châu Á - Thái Bình Dương INWES APNN năm 2024 và sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía lãnh đạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đối với Hội nghị khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Mạng lưới”
Chào mừng sự tham gia của tất cả các đoàn đại biểu từ INWES – APNN và các quan sát viên khác;
Nhắc lại kết quả của Hội nghị khu vực năm 2023 do WSTEM tổ chức tại Mông Cổ và chúc mừng những thành tựu và hoạt động thực tiễn tốt nhất trong khu vực, cả về mặt tập thể và cá nhân trong việc thực hiện kết quả của Hội nghị năm 2023;
Bày tỏ mối quan ngại rằng phụ nữ đã không được đại diện đầy đủ trong lĩnh vực STEM trong nhiều năm, cả ở trường đại học và trong ngành công nghiệp trong khu vực và những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu và xung đột, gây ra những tác động tàn phá trên toàn cầu và tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và kinh tế xã hội đối với người dân ở Châu Á - Thái Bình Dương;
Nhấn mạnh rằng mạng lưới INWES - APNN đã trở thành diễn đàn quan trọng để các nhà khoa học và kỹ sư nữ chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp hay nhất của nhau và cùng nhau giải quyết những thách thức chung; khẳng định lại rằng sự tiến bộ và thành tựu luôn đến từ nỗ lực tập thể và sự tôn trọng; tập trung vào nhận thức văn hóa và kỳ vọng của xã hội.
Nhận ra tầm quan trọng của bình đẳng giới và kế hoạch hành động về giới nhằm thúc đẩy các sáng kiến xây dựng năng lực trong sự tham gia và lãnh đạo toàn diện của phụ nữ trong khoa học, công nghệ, nghiên cứu & phát triển và Hội nhập vì Phát triển bền vững; tầm quan trọng của phụ nữ nói chung và các nhà khoa học và kỹ sư nữ nói riêng trong việc ra quyết định, lãnh đạo.
Nhận ra chúng ta hiện đang sống trong thời đại rủi ro khí hậu ngày càng gia tăng và đã và đang phải chịu những tác động trong cộng đồng của mình cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thông qua việc chia sẻ đất đai, len cừu, nông nghiệp, xây dựng truyền thống, đất đai, tư vấn trung niên, các vấn đề thực tế về sức khỏe và nhiều vấn đề khác.
Phù hợp với các cuộc thảo luận tập trung của chúng tôi về cách mang lại sự bình đẳng giới trong STEM và Nghiên cứu & Phát triển cũng như Hội nhập quốc tế vì Phát triển bền vững.
Khuyến nghị cũng nêu rõ, các thành viên tích cực tham dự INWES – APNN 2024:
Đồng ý chúng ta phải cùng nhau làm việc để tìm ra các giải pháp và đưa vào hành động về trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phụ nữ trong lĩnh vực STEM thông qua việc tăng cơ hội phát triển kiến thức và kỹ năng liên tục cho phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời tạo cơ hội để họ tham gia hợp tác và cộng tác;
Nhắc lại cam kết đảm bảo INWES – APNN là các tổ chức đa dạng và toàn diện, đặc biệt chú trọng vào việc trao quyền cho phụ nữ.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ chính sách để tạo ra một môi trường toàn diện thúc đẩy sự đa dạng và thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Sự đa dạng về giới, như đã đề cập trong bài thuyết trình, rất quan trọng đối với công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế, mang lại lợi ích cho cả cá nhân và xã hội.
Cung cấp hỗ trợ lẫn nhau trong việc chia sẻ và thảo luận kiến thức và kinh nghiệm thông qua hỗ trợ chia sẻ và kết nối ngang hàng để mở rộng hợp tác và cộng tác trong khu vực, đảm bảo trách nhiệm giải trình, minh bạch và tính liên tục; Khuyến khích có nhiều không gian hơn cho sự sáng tạo và mạng lưới hỗ trợ lãnh đạo là rất quan trọng đối với sự thành công của phụ nữ trong lĩnh vực STEM.
Đề xuất INWES – APNN xem xét gây quỹ để thực hiện nghiên cứu về bình đẳng giới, tập trung vào sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động khoa học và công nghệ cũng như thúc đẩy phát triển giáo dục khoa học và công nghệ ngoài nhà trường cho phụ nữ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, do INWES thực hiện, với sự hỗ trợ của tất cả các quốc gia thành viên, đặc biệt là câu chuyện mẫu như dự án Câu chuyện của cô ấy để các khu vực khác nhau có thể chia sẻ những mục tiêu giống nhau.
Lời kết của Khuyến nghị Hà Nội nêu:
Chúng tôi, các quốc gia thành viên của INWES - APNN nhất trí ưu tiên thực hiện Khuyến nghị Hà Nội, có tính đến sự đa dạng của khu vực và đảm bảo thực hiện hiệu quả theo Khuyến nghị.
Chúng tôi nhất trí rằng Hội nghị khu vực năm 2025 sẽ được tổ chức bởi KWSE tại Seoul, Hàn Quốc.