Kêu gọi giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa bằng Hiệp ước toàn cầu
(SK&MT) - Cuối tháng 2, hơn 100 nước thành viên của Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức cuộc họp để thảo luận bộ khung tổng thể cho thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về kiểm soát ô nhiễm rác thải nhựa. Liên Hợp Quốc nhận định, đây có thể sẽ là hiệp ước toàn cầu quan trọng nhất kể từ sau Thỏa thuận Paris năm 2015.
Theo các nghiên cứu khoa học, mỗi năm có khoảng 11 triệu tấn rác nhựa thải ra đại dương và con số này dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2040 nếu không giảm sản xuất và sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần như chai đựng đồ uống, bao bì đóng gói và túi đựng hàng chợ.
Sản lượng nhựa trên toàn cầu đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt và được dự báo sẽ tăng gấp 2 lần trong 20 năm tới. Con số này là mối đe dọa lớn liên quan đến biến đổi khí hậu, do phần lớn nhựa đều có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch.
Từ ngày 28/2 đến ngày 2/3, Kỳ họp Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEA) sẽ diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến tại trụ sở Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) ở Nairobi, Kenya.
Phiên họp nhằm đưa ra các điều khoản mở rộng cho một thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm rác thải nhựa và thành lập một ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC) để điều phối quá trình tiến tới thỏa thuận cuối cùng. Nếu các quốc gia thành viên đạt được sự thống nhất về một khuôn khổ cơ bản, INC sẽ dành ít nhất 2 năm đàm phán một hiệp ước cuối cùng để các nước tham gia ký kết.
Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm rác thải nhựa có thể đưa ra những nội dung như: giới hạn về sản lượng nhựa, cam kết của các nước thành viên về loại bỏ đồ nhựa sử dụng một lần và khó tái chế, cũng như các mục tiêu về tăng tỷ lệ thu gom và tái chế rác thải nhựa. Tuy vậy, một vấn đề quan trọng là các điều khoản trong thỏa thuận sẽ là tự nguyện hay ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên tham gia ký kết.
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) công bố, nếu Liên Hợp Quốc không thể đạt được một thỏa thuận để ngăn chặn ô nhiễm nhựa, thế giới có thể sẽ phải trải qua những thiệt hại sinh thái trên diện rộng trong những thập kỷ tới, khiến một số loài sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng và tàn phá nghiêm trọng các hệ sinh thái nhạy cảm như rạn san hô và rừng ngập mặn.
TH
Các tin khác

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người

Robot giúp bảo tồn Rạn San hô Great Barrier

Đẩy nhanh các chương trình tín chỉ cacrbon tại Đông Nam Á

Hàn Quốc: Thủ đô Seoul và các thành phố lân cận chìm trong bụi mịn

Các nước EU không đạt được thỏa thuận về chính sách môi trường quan trọng

AI là công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp giảm lượng khí thải carbon

IQAir: Khu vực Nam Á có chất lượng không khí kém nhất thế giới năm 2023
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Về tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay

Những ghi nhận về bệnh giun rồng tại Việt Nam

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong trường học

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức “Ngày Dinh Dưỡng Cộng Đồng Việt Nam” lần 4 tại TP. Hồ Chí Minh

Hải quan Việt Nam được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực của WCO nhiệm kỳ 2025-2026

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
