Kon Tum: Người dân “khốn khổ” vì cho doanh nghiệp thuê đất nông nghiệp để khai thác vàng sa khoáng
Ruộng rẫy hóa bãi đất hoang
Lần theo dòng suối Đắk Mỹ (một nhánh của sông Đắk Pét, thuộc xã Đắk Pét, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) đoạn chảy qua địa phận hai thôn Peng Sang Peng và Đắk Đoát, chúng tôi thấy dòng chảy của con suối bị thay đổi rất nhiều. Hai bên bờ suối có rất nhiều những bãi đất bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Trước khi bị công ty TNHH Kim Sơn Thủy cày xới nham nhở như hiện nay thì đây từng là nhửng thửa ruộng “bờ xôi ruộng mật”. Ruộng rẫy của dân cũng hóa thành bãi đất hoang.
Bà Y Tun (thôn Peng Sang Peng) buồn bã cho biết: “Năm 2011, người của công ty đến nhà mình hỏi thuê khu ruộng với giá 50.000 đồng/m2/năm. Lúc nghe người của công ty nói sau khi khai thác vàng xong sẽ hoàn thổ lại ruộng cho mình như trước nên vợ chồng mình mới đồng ý. Tuy nhiên, sau khi trả lại đất công ty có hoàn thổ nhưng chưa làm đến nơi đến chốn vì ruộng rẫy của gia đình mình giờ chỉ toàn đá sỏi, không thể trồng lúa lại được nữa. Trước mỗi năm thu về hơn hai tấn lúa giờ phải bỏ hoang”.
Đất ruộng của bà Y Tun bỏ hoang sau khi giao cho công ty vàng.
Cũng theo bà Y Tun thì gia đình bà từng cố gắng khắc phục bằng cách xúc đất đồi đổ lên nền ruộng để cấy lúa lại. Thế nhưng do nền đất mỏng, không có khả năng giữ được nước nên chỉ trồng được cỏ voi để cho bò ăn phần diện tích còn lại chưa được phủ đất bồi gia đình bà đành chấp nhận bỏ hoang suốt năm nay. Không còn ruộng nữa, công việc bấp bênh nên bây giờ gia đình bà Y Tun phải chạy ăn từng bữa.
Giống như gia đình bà Y Tun, nhiều hộ dân ở thôn Peng Sang Peng cũng rơi vào cảnh tương tự vì từng nhẹ dạ. Tiếp xúc với chúng tôi, ông A Mốk, Trưởng thôn cho biết: “Mọi chuyện bắt nguồn từ việc UBND tỉnh Kon Tum cấp phép cho 3 doanh nghiệp khai thác vàng sa khoáng dọc các sông suối ở các huyện Đắk Tô, Ngọc Hồi, Đắk Glei với diện tích hàng trăm ha vào khoảng cuối năm 2010, đầu năm 2011. Đó là các Công ty TNHH Khai thác khoáng sản Bình Giang, Công ty TNHH Kim Sơn Thủy và Công ty Cổ phần Thép Đông Á. Sau khi được cấp phép, họ ồ ạt đưa nhân công và máy móc vào “chặt khúc” các lòng sông, suối để khai thác, thậm chí mua thêm rẫy sản xuất để tìm vàng sa khoáng”.
“Có khoảng 20ha đất trồng mì và lúa của dân được công ty mua với giá 20.000 đồng/m2. Dù việc khai thác vàng của các doanh nghiệp đã chấm dứt nhiều năm nhưng hệ lụy để lại vô cùng lớn. Vì sau gần 1 năm xới đất làm vàng, công ty trả lại đất cho dân nhưng không hoàn thổ như đã hứa. Toàn bộ số diện tích trên bị người dân bỏ hoang do đất toàn sỏi đá không thể trồng cấy được”, ông A Mốk cho biết.
Còn theo ông A Mrát, trưởng thôn Đắk Đoát thì: “Tổng số diện tích ruộng, rẫy dọc suối dân trong thôn bán cho công ty khai thác vàng ước tính khoảng 12ha. Khi trả đất cho dân, nhiều nơi công ty chẳng chịu hoàn thổ như cam kết. Đất trả lại cho dân không sản xuất được, phải bỏ hoang”.
Đất trồng mì của người dân thôn Long Dôn sau khi giao cho công ty làm vàng, nay phải bỏ hoang vì toàn đá.
Người dân thôn Long Dôn, xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi, rơi vào cảnh khốn khổ vì cho công ty Cổ phần Thép Đông Á thuê ruộng rẫy nằm dọc sông Pô Cô. Theo lãnh đạo thôn Long Dôn, khu đất trên vốn là rẫy trồng mì, ngô của người dân. Vào năm 2013, khu đất rẫy này được công ty Cổ phần Thép Đông Á thuê để làm. “Khi thuê đất họ hứa khai thác xong sẽ hoàn thổ lại cho dân như hiện trạng ban đầu. Thế nhưng, hai năm sau, khi trả lại đất công ty có hoàn thổ nhưng mặt đất chi chít sỏi, đá không thể trồng cấy được cây gì nên đành bỏ hoang cho cỏ mọc. Thời gian qua, nhiều trận mưa trút xuống làm đất đai bị cuốn trôi, hình thành nhiều hố gây nguy hiểm cho người dân nhất là trẻ em mỗi khi có việc phải đi vào những khu vực này”, trưởng thông Long Dôn lo lắng. Cũng theo ông này thống kê thì tổng diện tích đất sản xuất dân bán cho công ty để khai thác vàng, bây giờ bỏ hoang không sản xuất được là khoảng 10ha.
Hưởng lợi…trên giấy
Trong quá trình thực hiện bài viết này, khi trò chuyện với chúng tôi ông A Mrát, Trưởng thôn Đắk Đoát, cho biết: “Người dân bán đất cho công ty để làm vàng thì nay rất hối hận. Lý do khi bán, họ chỉ hưởng tiền một lần nhưng tiền đấy để đã xây nhà, mua xe hết rồi. Nguồn lợi không bao nhiêu mà hậu quả là nhiều năm không sản xuất được, đói, khổ”.
Dòng sông Pô Cô, đoạn chảy qua thôn Long Dôn bị bồi lấp sau khi khai thác vàng.
Còn theo ông A Mốk, Trưởng thôn Peng Sang Peng thì dù sống trên mỏ vàng nhưng thực tế, nhưng người dân không được hưởng lợi. Ông chua chát nói: “Công ty hứa hỗ trợ thôn 150 triệu đồng để làm quỹ, ngoài ra còn cho các hộ nghèo 5 căn nhà và 5 con bò. Nhưng họ chỉ nói cho sướng mồm chứ có làm gì đâu. Đã vậy, dân họ còn nghi ngờ lãnh đạo thôn ăn tiền hỗ trợ đó mới đau”.
Cũng theo ông A Mốk, dân không hưởng lợi từ dự án khai thác vàng mà hệ lụy gánh lấy là rất lớn. Nhiều hộ bán đất, giờ đất xấu bỏ hoang thì hết đất trồng lúa, dẫn đến thiếu gạo, đói ăn. Nhiều hộ trước kia mất đất thì đi phát rừng làm rẫy.
Trong khi đó, theo ông Kring Sa Tiểng, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Pét thì: “Trên địa bàn chỉ có Công ty TNHH Kim Sơn Thủy được cấp phép khai thác vàng nhưng việc khai thác đã chấm dứt 5 năm nay. Công ty này chỉ hoàn thổ khoảng 80% diện tích, phần còn lại đến giờ vẫn chưa thấy hoàn thổ. Trong quá trình triển khai dự án trên địa bàn, họ không thực hiện đầy đủ cam kết của mình với địa phương về các nội dung như hỗ trợ tiền, rồi sử dụng lao động địa phương”. Cũng theo ông Tiểng thì hiện xã chưa nắm rõ diện tích đất sản suất dân bán cho công ty để khai thác vàng cũng như diện tích đất sản xuất của dân bỏ hoang sau khi “qua tay” công ty khai thác vàng để đãi vàng.
Khi được hỏi về nguyện vọng của địa phương, nếu chính quyền tỉnh Kon Tum cấp phép các dự án khai thác vàng trên địa bàn trong thời gian tới hay không, ông Tiểng cho rằng: “Khi Công ty TNHH Kim Sơn Thủy được cấp phép khai thác vàng tình hình an ninh địa phương trở nên rất phức tạp. Không chỉ có dân địa phương mà cả người từ nơi khác ồ ạt kéo về đây khai thác vàng trái phép. Đi kèm với đó là các tệ nạn mại dâm, ma túy gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dân địa phương. Xã Đắk Pét rất khổ và tốn kém tiền bạc, thời gian đi truy quét vàng tặc. Từ năm 2013 đến nay, khi dự án dừng, dân làm vàng trái phép cũng ngưng. Bây giờ xã chẳng muốn công ty nào được cấp phép khai thác vì nếu như thế, dân sẽ ồ ạt làm lại. Rồi những hộ có đất ở rìa suối có thể lại bán cho công ty để làm vàng, ảnh hưởng đời sống sau này”.
“Trong quá khứ, có dự án khai thác vàng của doanh nghiệp cấp phép ảnh hưởng đến môi trường, mất an ninh trật tự. Vì thế lãnh đạo huyện từng có đề xuất UBND tỉnh Kon Tum xem xét đề nghị dừng các dự án khai thác vàng trên địa bàn, kể cả chưa hết thời hạn cũng cho nghỉ”. ông Trịnh Xuân Lộc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Glei thừa nhận. Cũng theo ông Lộc thì nếu lấy đất sản xuất mà làm vàng thì biết bao giờ mới phục hồi được, có khi mất hẳn. Thực tế cũng có việc người dân và công ty ngầm bắt tay mua bán đất để làm vàng, việc này là không được. Để ngăn chặn, đối với những dự án khai thác vàng trước đây và nay, UBND huyện đã có khuyến cáo, chỉ đạo không được sang nhượng, mua bán trái phép đất sản xuất của dân.
Hệ lụy như vậy, thế nhưng mới đây công ty cổ phần Tấn Phát vẫn được cấp phép khai thác quặng vàng bằng phương pháp lộ thiên và hầm lò trên địa bàn xã Đắk Blô, huyện Đắk Glei với thời hạn 15,5 năm. Ngay sau khi dự án được cấp phép, 41,9 ha rừng đã bị chặt hạ để phục vụ dự án. Trả lời về việc chặt rừng để khai thác vàng đại diện UBND huyện Đắk Glei nói ngắn gọn: “Có những dự án cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng”.
Tây Nguyên
Các tin khác

Bài 2 (Hoài Đức, Hà Nội): Sự “vô cảm” của UBND xã Vân Canh trước hàng loạt tác động tiêu cực đang băm nát quy hoạch tại khu đô thị “ba không”

Chủ đầu tư thất hứa, đẩy dân vào thế khó

Bất chấp lệnh đình chỉ nhà hàng 173 Thái Hà “mở chui” đón khách

Xã Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh: Cuộc sống và sức khỏe của người dân đang bị ảnh hưởng bởi một bản án?

Vĩnh Phúc: Dự án nạo vét ao, hồ không đảm bảo gây ô nhiễm môi trường

Bình Thuận: Đất tặc lộng hành gây hệ lụy lớn

Hà Nội: Cần chấn chỉnh việc thi công “ẩu” gây ô nhiễm môi trường

Vụ “Ảnh hưởng đến môi trường, có dấu hiệu vi phạm từ Dự án nạo vét sông Hoạt” tại Thanh Hóa: Khẩn trương khắc phục tồn tại

Thực tiễn chất lượng các công trình dự án chưa đảm bảo ảnh hưởng đến môi trường, đời sống nhân dân
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Khu sinh thái Sông Hậu Farm tất bật gói bánh chưng lớn nhất miền Tây
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Nổi bật vai trò đi đầu của Việt Nam trong lộ trình chuyển đổi xanh

Ngăn cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma tuý

Vĩnh Phúc dự kiến sắp xếp còn 36 xã phường

Thanh Hóa: Bắt giữ 14 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả

Vinamilk – Thương hiệu mang đậm “bản sắc” TP.HCM trong hành trình 50 năm kiến tạo, vươn tầm

Vinamilk đồng hành với gần 7.000 thiếu nhi Cháu ngoan Bác Hồ TP. HCM, hướng đến dịp lễ lớn của đất nước

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk

Không ngừng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ số, Vietjet thắng lớn tại Asia Pacific Loyalty Awards 2025 với Vietjet SkyJoy

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Bác sĩ Đình Khanh và kỹ thuật "độc bản" treo sa trễ sẹo chữ J: Giải pháp tối ưu cho vòng 1 chảy xệ

PGS.TS Trương Thị Ngọc Liên với sáng chế công nghệ phát hiện ung thư và virut

Tiến sĩ Hà Phương Thư và những sáng chế khoa học nano vì bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Thị Chính – “bà chúa nấm” với những sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư

PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thủy và công nghệ sản xuất Sơn công nghiệp tiên tiến tại Việt Nam
Nổi bật

Nổi bật vai trò đi đầu của Việt Nam trong lộ trình chuyển đổi xanh

Ngăn cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma tuý

Vĩnh Phúc dự kiến sắp xếp còn 36 xã phường

Thanh Hóa: Bắt giữ 14 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
