Liên hợp quốc cảnh báo hạn hán có thể là đại nạn tiếp theo
Báo cáo nêu rõ, hạn hán đã gây thiệt hại kinh tế ít nhất 124 tỷ USD và ảnh hưởng tới hơn 1,5 tỉ người trên toàn thế giới từ năm 1998 đến năm 2017. Tuy nhiên, báo cáo cho rằng con số này vẫn có thể là đánh giá thấp hơn so với thực tế.
Bà Mami Mizutori, đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về giảm thiểu rủi ro thiên tai, cho biết, hạn hán có nguy cơ trở thành đại nạn tiếp theo và không có vaccine nào có thể chữa khỏi”.
Cũng theo báo cáo, hiện nay Trái Đất nóng lên đã làm gia tăng hạn hán ở Nam Âu, Tây Phi và số lượng nạn nhân sẽ "tăng lên đáng kể" trừ khi thế giới hành động, bà Mizutori nói.
Tình trạng hạn hán và khan hiếm nước có thể gây thiệt hại trên quy mô ngang với đại dịch COVID-19 với nguy cơ gia tăng nhanh chóng do nhiệt độ toàn cầu tăng lên.
Khoảng 130 quốc gia có thể đối mặt với nguy cơ hạn hán lớn trong thế kỷ này theo kịch bản khí phát thải cao của LHQ, 23 quốc gia khác sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nước vì gia tăng dân số, và 38 quốc gia bị ảnh hưởng bởi cả hai yếu tố trên. Bà Mizutori ví hạn hán giống như một loại virus - có xu hướng kéo dài, có phạm vi địa lý rộng và gây thiệt hại nghiêm trọng. Các quốc gia không bị hạn hán nhưng vẫn bị ảnh hưởng gián tiếp thông qua tình trạng mất an ninh lương thực và tăng giá lương thực”.
Báo cáo cho biết tình trạng Trái Đất ấm lên hiện nay làm cho các trận hạn hán ở nên dữ dội hơn ở khu vực Nam Âu và Tây Phi. Trong khi đó, bà Mizutori cho rằng số nạn nhân của hạn hán dự kiến sẽ tăng mạnh nếu các nước trên thế giới không nhanh chóng có hành động ứng phó. Theo LHQ, dựa trên kịch bản lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng cao, khoảng 130 quốc gia trên thế giới có thể đối mặt với nguy cơ hạn hán lớn hơn trong thế kỷ này, khoảng 23 quốc gia khác sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch do dân số gia tăng và với 38 quốc gia vừa bị hạn hán vừa bị thiếu nước sạch.
Bà Mizutori cho rằng hạn hán, giống như một virus - có xu hướng diễn ra trong một thời gian dài, trên một phạm vi địa lý rộng lớn và gây ra thiệt hại có tính dây chuyền. Bà nêu rõ: "Hạn hán có thể gián tiếp ảnh hưởng tới những quốc gia không xảy ra hạn hán khi gây mất an ninh lương thực và làm tăng giá lương thực ở những quốc gia này".
Trong khi đó, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications số ra tuần này cho biết hơn 40% sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) có thể "rất dễ bị tổn thương" bởi hạn hán gây ra vào giữa thế kỷ này.
Tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trong thời gian vừa qua càng ngày càng cho thấy mức độ nguy hại của hạn hán, dẫn tới sa mạc hóa trong nhiều khu vực trên Trái Đất. Từ lâu, cộng đồng quốc tế đã nhận thấy hạn hán và sa mạc hóa là vấn đề rất rộng, liên quan tới cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tháng 6/1992, Công ước Chống sa mạc hóa của LHQ đã được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro (Brazil). Năm 1994, Đại hội đồng LHQ tuyên bố lấy ngày 17/6 hàng năm để kỷ niệm Ngày thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán, đánh dấu ngày thông qua Công ước chống sa mạc hóa. Đến năm 2019 có tổng cộng 197 thành viên bao gồm các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế.
Các thành viên khi tham gia Công ước có các nghĩa vụ chính bao gồm: xây dựng một phương pháp đồng bộ nhằm giải quyết các vấn đề về lý học, sinh học, kinh tế - xã hội của quá trình sa mạc hóa; quan tâm đến các nước đang phát triển hiện đang bị ảnh hưởng bởi sự sa mạc và khô hạn, tình trạng buôn bán quốc tế, nợ nước ngoài, để xây dựng một nền kinh tế bền vững. Các nước thành viên kết hợp chiến lược xoá đói, giảm nghèo với phòng chống sa mạc hóa; tăng cường hợp tác giữa các nước bị sa mạc và hạn hán để bảo vệ môi trường, nguồn đất và nước. Các nước thành viên tăng cường sự hợp tác quốc tế, vùng và tiểu vùng; hợp tác giữa các tổ chức liên chính phủ; thành lập các tổ chức cần thiết, tránh sự trùng lặp; tăng cường sử dụng hệ thống tài chính song phương và đa phương hiện có để có thể huy động và hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa và hạn hán.
Linh Đức