Lộ trình an ninh lương thực bền vững cho 10 năm tới
Đây là lời giải cho bài toán an ninh lương thực ở châu Á-Thái Bình Dương, trong bối cảnh các nền kinh tế APEC được đánh giá là dễ bị tổn thương và đang phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh lương thực, bao gồm sự gián đoạn sản xuất và chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 gây ra, tình trạng gia tăng dân số, đô thị hóa, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và những bước phát triển công nghệ mới dự kiến sẽ thay đổi lĩnh vực này.
Trên thực tế, nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực bền vững nhưng không phải là mới đối với các nền kinh tế thành viên APEC, nơi sinh sống của 25% số người không có đủ thực phẩm trên thế giới. Cuộc họp đầu tiên về an ninh lương thực năm 2010 của APEC diễn ra tại Niigata (Nhật Bản) đã thông qua Tuyên bố Niigata - kế hoạch toàn diện đầu tiên của APEC nhằm tăng cường an ninh lương thực của khu vực. Từ đó trở đi, các hội nghị lần lượt được tổ chức tại Nga (2012), Trung Quốc (2014), Peru (2016) và Malaysia (2020 - trực tuyến), đề ra các lộ trình tiếp theo của APEC nhằm tìm ra cách thực hiệu quả hơn để tăng cường nguồn cung lương thực.
Phát biểu tại hội nghị năm nay, Bộ trưởng Nông nghiệp New Zealand, nước đang giữ vai trò chủ tịch luân phiên APEC, Damien O’Connor nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ những điểm yếu của hệ thống cung cấp lương thực của APEC, theo đó ông kêu gọi các nền kinh tế thành viên cải thiện hệ thống lương thực để hiện thực hóa Tầm nhìn APEC đến năm 2040 về một khu vực châu Á-Thái Bình Dương cởi mở, năng động, kiên cường và hòa bình. Việc nhiều nước đóng cửa biên giới và áp dụng các biện pháp phong tỏa hoặc hạn chế đi lại để phòng dịch đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, dẫn tới tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tác động từ sản xuất, chế biến, vận chuyển đến phân phối thực phẩm. Chưa kể từ nửa đầu năm nay, nhiều nơi trên thế giới đã phải trải qua những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt bất thường như mưa lớn ở Đông Nam Á, hạn hán ở Nam Mỹ, lũ lụt hay cháy rừng ở châu Âu…, ảnh hưởng đến năng suất gieo trồng một số cây lương thực quan trọng như gạo và lúa mỳ. Tổ chức Lương Nông của LHQ (FAO) cho biết giá lương thực toàn cầu trong tháng 5/2021 đã tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong gần một thập kỷ qua.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2020 trên thế giới có gần 2,37 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực, tăng 320 triệu người chỉ trong vòng một năm. Trong khi đó, Mạng lưới toàn cầu chống khủng hoảng lương thực (GNAFC) cho biết số người bị mất an ninh lương thực và cần hỗ trợ khẩn cấp cũng đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm qua. Báo cáo của FAO công bố cuối năm ngoái cho thấy châu Á-Thái Bình Dương là khu vực tập trung tới hơn một nửa trong số 688 triệu người trên toàn cầu bị suy dinh dưỡng.
Đặc biệt, tại Nam Á, do đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu, số người bị đói dự kiến sẽ tăng lên tới 330 triệu trong vòng 10 năm tới. Lời kêu gọi đảm bảo an ninh lương thực bền vững càng trở nên cấp thiết hơn khi các chuyên gia dự báo ngành nông nghiệp thế giới phải tăng 60% năng suất mới đủ nuôi sống dân số ước tính tăng lên 9,3 tỷ người vào năm 2050. Bài toán đặt ra hiện nay là làm thế nào để cung cấp đủ lương thực với giá cả phải chăng cho tất cả người dân, đặc biệt khi thế giới đang cùng lúc phải hứng chịu tác động của đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh đó, các đại biểu tham dự hội nghị APEC đã nhất trí thông qua Lộ trình an ninh lương thực APEC hướng tới năm 2030. Lộ trình đặt ra các mục tiêu và chương trình hành động cụ thể nhằm đảm bảo người dân khu vực luôn được tiếp cận thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn và giá cả phải chăng để có một cuộc sống năng động và khỏe mạnh. Theo đó, các thành viên APEC cam kết áp dụng công nghệ mới, trong đó có chuyển đổi số, để góp phần đảm bảo an ninh lương thực bền vững và tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như các thách thức về môi trường.
An ninh lương thực vốn được coi là một trong những yếu tố sống còn đối với sự thành bại của việc thực thi các Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ, đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sức khỏe và phúc lợi cộng đồng. Đây cũng là chìa khóa quan trọng quyết định xu hướng tăng trưởng kinh tế và quá trình chuyển đổi nông nghiệp tại một số quốc gia.
Việc các nền kinh tế thành viên APEC cùng nhau tìm lời giải cho bài toán an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có thể coi là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy các bên đều đã ý thức rõ sự cần thiết phải phối hợp hành động để đảm bảo tất cả người dân khu vực đều có thể tiếp cận đầy đủ lương thực an toàn và giá cả phải chăng. Điều đó một lần nữa thể hiện tinh thần "Cùng đồng hành - Cùng hợp tác - Cùng tăng trưởng" mà New Zealand đã chọn làm chủ đề cho năm APEC 2021.
Báo cáo thường niên về an ninh lương thực và dinh dưỡng mà Liên hợp quốc (LHQ) công bố hồi tháng 7 cho thấy đại dịch COVID-19 đã phơi bày những điểm yếu trong hệ thống lương thực thế giới, đe dọa tới đời sống và kế sinh nhai của người dân mà không khu vực nào trên thế giới thoát khỏi tình trạng này. Số người thiếu ăn trên thế giới trong năm 2020 tăng 18% so với năm trước đó, lên khoảng 768 triệu người, mức tăng mạnh nhất trong hàng thập kỷ qua. Trong đó, 418 triệu người ở châu Á, 282 triệu người ở châu Phi, 60 triệu người ở Mỹ Latinh và vùng Caribe. Tại châu Phi, 21% người dân bị thiếu ăn, cao hơn gấp đôi so với bất kỳ khu vực nào khác. Trong khi đó, số người không thể tiếp cận đầy đủ lương thực trong năm ngoái đã tăng 320 triệu người lên 2,37 tỷ người. Mức tăng trong năm 2020 này tương đương với mức tăng của 5 năm trước cộng lại.
LHQ cảnh báo nếu không có các giải pháp kịp thời, với xu hướng hiện nay, thế giới sẽ bỏ lỡ mục tiêu phát triển bền vững của LHQ là không còn người thiếu ăn vào năm 2030. Dự báo, hơn 2/3 dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố vào năm 2050, LHQ cho rằng nông nghiệp đô thị có thể là yếu tố quan trọng trong tương lai.
Linh Đức
Các tin khác

Vinamilk đồng hành với gần 7.000 thiếu nhi Cháu ngoan Bác Hồ TP. HCM, hướng đến dịp lễ lớn của đất nước

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk

Không ngừng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ số, Vietjet thắng lớn tại Asia Pacific Loyalty Awards 2025 với Vietjet SkyJoy

Không ngừng mở rộng kết nối Việt Nam với thế giới, Vietjet khai trương loạt đường bay mới tới Bắc Kinh, Quảng Châu (Trung Quốc)

Công an, Quân đội Việt Nam cử lực lượng cứu nạn, cứu hộ đến Myanmar

Yến sào Khánh Hoà 16 năm liên tiếp đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”

Tin vui: Vietjet dành tặng triệu ưu đãi hấp dẫn mừng Đại lễ 30/4 và Quốc tế lao động 1/5

Không ngừng mở rộng mạng bay quốc tế, Vietjet vừa khai trương đường bay đến Bengaluru, Hyderabad (Ấn Độ)

Tham gia lễ hội sắc màu lớn nhất Ấn Độ cùng Vietjet với ưu đãi đến 20%
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Những điểm nhấn tạo nên sức hút khó cưỡng của Ruby Tree Golf Villas trong mùa cao điểm hè

Trải nghiệm Thành Đô, Tây An với đường bay mới từ Hà Nội của Vietjet chỉ từ 0 đồng!

Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan chứng kiến thỏa thuận chuyển giao 50 tàu bay Boeing cho Vietjet Thái Lan

Đặt vé liền tay bay quốc tế, nhận ngay đến 40kg hành lý ký gửi miễn phí cùng Vietjet!

Hỗ trợ 500 căn nhà mới, Vietjet và Vikki Digital Bank chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân

Bạc Liêu: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giúp phát triển bền vững nghề muối

Khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu

Tín dụng xanh là gì?

Hợp tác xã (HTX) Artemia Vĩnh Châu - Bạc Liêu: Mang thương hiệu vươn tầm thế giới

Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Vận tải Việt Hải: An toàn, uy tín, chất lượng

Kinh tế tuần hoàn - Cơ hội cho ngành hàng lúa Việt Nam

Cần Thơ: 2 tấn xoài tượng da xanh xuất khẩu sang Úc và Hoa Kỳ

Mở bán nhà phố Bcons Uni Valley: Cơ hội chót cho nhà đầu tư Hà Nội “đón sóng” Bình Dương sáp nhập TP.HCM

Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế bằng chất lượng vượt trội

Sun Group có 5 khách sạn được vinh danh trong top 500 tốt nhất thế giới

Vì sao căn hộ cao cấp The Fibonan là lựa chọn hàng đầu tại khu Đông Hà Nội?
Nổi bật

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
