Ngộ độc sắn và cách chữa trị để cứu bệnh nhân
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Mới đây, bé Nguyễn Trọng Lực (8 tuổi, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đã rơi vào trạng thái mệt lả, nôn, li bì, suy hô hấp và co giật nghiêm trọng do ăn sắn nướng.
Điều này lại một lần nữa làm giấy lên hiện trạng an toàn thực phẩm.
Sau 30 phút ăn nướng, bé Nguyễn Trọng Lực (8 tuổi, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) rơi vào trạng thái mệt lả, nôn, li bì. Khi được đưa đến viện, bệnh nhi trong tình trạng suy hô hấp, co giật, phải tiến hành đặt nội khí quản, chuyển lên tuyến trên.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, bệnh nhi Nguyễn Trọng Lực được chuyển đến khoa cấp cứu trong đêm 15/10. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê, lạnh toàn thân, phải bóp bóng qua nội khí quản.
Bệnh nhi nhanh chóng được vào thở máy ngay trong đêm bởi tình trạng suy hô hấp rất nặng. Bệnh nhi được chẩn đoán ngộ độc sắn và rất may mắn, nhờ đưa đến viện kịp thời, bé đã qua nguy kịch.
Bé Nguyễn Trọng Lực đã bị ngộ độc do ăn sắn nướng. Ảnh: Hồng Hải
TS Dũng cho biết thêm, trước đó khoảng 1 tuần, khoa nhi cũng tiếp nhận một bệnh nhi là bé gái 7 tuổi ngộ độc sắn. Qua khai thác gia đình cũng cho biết bệnh nhi ăn phải loại sắn cao sản nhiều nhựa nên ngộ độc.
Tuy nhiên, ca bệnh đó vì bé gái ăn ít nên diễn biến không quá nặng nề như trường hợp của cháu Lực. May mắn sau 2 ngày thở máy, tình trạng sức khỏe cháu Lực đã cải thiện, được rút thở máy và hiện đang điều trị thêm một vài ngày nữa có thể xuất viện.
Trước đây vào ngày 27/8/2013, tại xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên cũng đã từng xảy ra hiện tượng tương tự khiến cho 10 người bị ngộ độc và buộc phải nhập viện.
Nghiêm trọng hơn cả là vụ việc vào ngày 9/8/ 2005, Trung tâm y tế huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, tiếp nhận điều trị cấp cứu 3 cháu bé là: Nguyễn Tú Uyên (12 tuổi ), Nguyễn Đức Tuấn (9 tuổi) và Nguyễn Tố Quyên (4 tuổi) bị ngô độc do ăn sắn. Bé gái Nguyễn Tố Quyên đã bị tử vong ngay sau đó.
Vì sao sắn dễ gây ngộ độc?Sắn (hay khoai mì) là sản phẩm nông sản phổ biến ở Việt Nam được dùng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Tuy nhiên, "Trong sắn có chất acid cyan Hydrine (HCN), khi ăn ở ngưỡng gây ngộ độc khiến hồng cầu không hấp thu được oxy, làm trẻ rơi vào trạng thái suy hô hấp, khó thở", TS Dũng cho biết.
Khi hàm lượng HCN cao trong thức ăn chế biến từ sắn vào cơ thể người sẽ gây . Liều gây độc cho một người lớn là 20mg HCN, liều gây chết người là 50mg HCN cho mỗi 50kg thể trọng.
Các nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm do HCN trong sắn là do sử dụng sắn đắng, sắn cao sản (sắn công nghiệp) có chứa hàm lượng HCN cao; sơ chế và chế biến không bảo đảm an toàn (chưa bóc hết vỏ sắn trước khi luộc, chưa rửa và ngâm sạch và luộc sắn chưa kỹ…).
Một công trình nghiên cứu của BS Bạch Văn Cam - Trưởng khối Hồi sức cấp cứu BV Nhi đồng 1 TPHCM và BS Nguyễn Thị Kim Thoa cho thấy, ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Tai nạn này chiếm 10% trong số ngộ độc thức ăn, với tỷ lệ tử vong là 16,7%; cao nhất trong các loại hình ngộ độc thức ăn.
Cũng theo bác sĩ, biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn loại lương thực này. Bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy) và rối loạn thần kinh (váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, chân tay nặng, người vật vã, run, co giật, có khi tử vong); có trường hợp bị sốt, ho...
Triệu chứng thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa (100%), xuất hiện đột ngột 4-6 giờ sau ăn, nôn ra thức ăn, số lần nôn từ 4 - 10 lần. Tiếp theo là triệu chứng thiếu oxy tế bào. Biểu hiện hô hấp gặp trong 73,8 % các trường hợp. Rối loạn nhịp tim (33%) là biểu hiện muộn hơn các triệu chứng khác.
Biện pháp phòng chống ngộ độc từ sắnCác bác sĩ cho biết, ngộ độc sắn là tai nạn rất dễ xảy ra. Để đề phòng, nên chọn trồng loại sắn ít độc, không trồng sắn gần cây xoan... Củ sắn sau khi dỡ về cần chế biến ngay. Nếu chế biến không kịp thì phải vùi xuống đất. Trước khi chế biến nên lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (nước vo gạo càng tốt). Khi luộc mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt, nếu thấy có vị đắng thì không nên ăn.
Tốt nhất là ăn sắn luộc với các loại đường, mật để trung hòa axit độc trong sắn. Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ độc, nạn nhân đang ngủ sẽ khó phát hiện.
Thêm nữa, sắn độc là loại đắng (sắn dù, sắn ta, sắn lùn, sắn cao sản) cây thấp, đốt dày, ngọn non mầu xanh nhạt, lá mầu xanh lục nhạt, cuống lá đỏ nhạt. Củ có vỏ ngoài nâu thẫm, vỏ lụa trắng chứa nhiều nước.
Loại này thường được trồng nhiều vì cho sản lượng cao. Các cách chế biến không an toàn như không ngâm nước, không cắt bỏ hai đầu, luộc với ít nước và không mở nắp nồi khi sôi đều làm tăng khả năng gây ngộ độc.
Trong trường hợp bị ngộ độc, trước hết cần gây nôn cho nạn nhân, sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển ngay về khoa chống độc của bệnh viện để tiến hành điều trị.
Theo Linh Nguyễn - VietQ.vn
Các tin khác

6 cách ăn quả bơ để giảm mỡ bụng hiệu quả

Ngành y tế đã có những đổi mới hoạt động y tế, bắt nhịp được các chủ trương của Đảng, quyết sách của Nhà nước

Hàng triệu người trên thế giới có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm

Quảng Ninh ghi dấu ấn trên 'bản đồ' ghép tạng Quốc gia

Đến 30/9, các bệnh viện trên toàn quốc phải hoàn thành triển khai bệnh án điện tử

Đẩy mạnh tiêm vaccine phòng bênh sởi

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỀ Y TẾ NHÂN CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC CỘNG HÒA ARMENIA CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM

Về việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh thực hiện trên tài sản được tài trợ

Thông tin về các ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Khu sinh thái Sông Hậu Farm tất bật gói bánh chưng lớn nhất miền Tây
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Tỷ lệ thành công trong điều trị lao tại Việt Nam đạt trên 90%

Bệnh viện Quân y 121 đưa Trung tâm lọc máu hiện đại vào hoạt động

7 bệnh nhân được ghép tạng từ mô hiến tặng của một người chết não

AI có thể dự đoán nguy cơ tái phát ung thư gan chính xác tới hơn 82%

Ngành y tế An Giang với chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới

6 cách ăn quả bơ để giảm mỡ bụng hiệu quả

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

5 loại thực phẩm dễ làm mất tập trung

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc Spravato và hạt cây có chứa chất ma túy

Mua thuốc trực tuyến an toàn của FPT Long Châu qua VNeID

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh

Phẫu thuật thành công ca vỡ xương bả vai và đa chấn thương khác
Nổi bật

Nổi bật vai trò đi đầu của Việt Nam trong lộ trình chuyển đổi xanh

Ngăn cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma tuý

Vĩnh Phúc dự kiến sắp xếp còn 36 xã phường

Thanh Hóa: Bắt giữ 14 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
