Nguyên nhân con người gãi ngứa
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Gãi sẽ tạm thời tạo ra một cơn đau giúp con người cảm thấy dễ chịu hơn.
Gãi không giúp đỡ ngứa mà chỉ tạo ra một cơn đau thay thế. Ảnh minh họa: |
Hàng triệu người trên thế giới mắc phải bệnh ngứa mãn tính tại một số điểm trên cơ thể, đặc biệt ở những người mắc bệnh eczema, suy thận và ung thư. Trên bề mặt da nơi xảy ra ngứa, con người thường gãi, một cách đối phó phổ biến. Con người gãi cho đến khi cơn đau mang lại cảm giác nhẹ nhõm, Newscientist cho hay.
Tuy nhiên, khi cơn đau biến mất hiện tượng ngứa lại quay trở lại và thậm chí còn ngứa hơn trước. Nhiều trường hợp còn gây trầy xước da hoặc gây tổn thương da đau đớn.
"Mọi người vẫn tiếp tục gãi lên vết trầy xước mặc dù có thể gây chảy máu", Zhou-Feng Chen, thuộc Trường Y khoa của ÐH Washington, Mỹ, nói.
Chất serotonin có vai trò dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau, vì vậy Chen và các đồng nghiệp muốn tìn hiểu xem serotonin có tham gia vào quá trình ngứa hay không.
Nhóm nghiên cứu tiến hành làm thí nghiệm trên chuột, họ tạo ra chuột biến đổi gen không thể tạo ra serotonin, sau đó chúng được tiêm một loại hóa chất gây kích ứng làm ngứa da. Những con chuột tham gia thí nghiệm hầu như không có ham muốn làm trầy xước da để tạo ra cơn đau, giảm cảm giác ngứa.
Ở những con chuột có gen bình thường được ngăn serotonin rời khỏi não, kết quả cũng xảy ra tương tự. Điều này chỉ ra rằng ham muốn của con chuột xuất hiện khi có serotonin từ não đến chỗ bị kích thích.
Ngoài ra, Chen và đồng nghiệp cũng phát hiện ra rằng, tế bào thần kinh trong não, gọi là GRPR, khiến cho cảm giác ngứa thêm trầm trọng hơn. Khi serotonin trên đường đi tới vị trí ngứa, nó vượt qua và kích hoạt các tế bào thần kinh GRPR, điều này nghĩa là nếu con người càng gãi ngứa, serotonin do não tiết ra càng nhiều, càng làm trầm trọng thêm cảm giác ngứa.
Nhóm nghiên cứu cho biết, họ có thể phát triển một liệu pháp mới để kiểm soát bệnh ngứa mãn tính bằng cách ngăn chặn các thụ thể serotonin kích hoạt tế bào thần kinh GRPR. Tuy nhiên, Gil Yosipovitch, thuộc ĐH Temple ở Philadelphia, lưu ý rằng bệnh ngứa mãn tính không chỉ tạo ra bởi một thụ thể và một con đường. "Vì vậy, vẫn còn một chặng đường dài để phát triển các biện pháp chữa trị thích hợp trên con người", người này nói.
Theo Lê Hùng - VnExpress