Những điều bạn có thể chưa biết về 12 bệnh có thể khiến bạn bỏ mạng chỉ trong vòng 24h
Vi-rút Hanta
Vi-rút Hanta, mà bạn có thể bị nhiễm sau khi tiếp xúc với phân, nước tiểu hoặc nước bọt của loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh, giết chết 38% số người bị bệnh. Vụ dịch đầu tiên xảy ra vào năm 1973, trong đó một người đàn ông bị khó thở, được đưa vào bệnh viện và đã chết rất nhanh. Thật không may, với các triệu chứng giống như cúm, bệnh có thể rất khó phát hiện. Khi nghi ngờ, các bác sĩ sẽ giữ bệnh nhân điều trị liên tục và theo dõi trong khoa hồi sức tích cực. Hantavirus là một trong những bệnh có thể mắc phải khi đi du lịch.
Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS)
TSS là tình trạng nhiễm vi khuẩn trong máu khiến độc tố lan đến các tạng. (Thường liên quan đến việc sử dụng tampon.) Năm 2017, TSS từ vi khuẩn Staphylococcus aureus đã gây ra cái chết của một thiếu nữ 16 tuổi ở Canada. Cơ quan chức năng cho biết cô gái đã đi học về buổi tối hôm đó nhưng không bao giờ thức dậy vào sáng hôm sau.
Sốc nhiễm trùng
Nhiễm vi khuẩn vào máu (hay nhiễm trùng huyết, thường liên quan đến vi khuẩn gây viêm màng não) có thể khiến huyết áp tụt, một tình trạng gọi là sốc nhiễm trùng. Nếu được phát hiện, bệnh nhân phải nhập viện vào khoa hồi sức tích cực vì điều tị kịp thời chính là mấu chốt, nhưng nghiên cứu cho thấy chỉ 50% bệnh nhân được điều trị trong vòng 6 giờ. Cứ mỗi giờ sau đó, tỷ lệ sống giảm 7,6%.
Nhiễm liên cầu nhóm A xâm lấn
Còn gọi là “nhiễm liên cầu ăn thịt người” hay viêm cân hoại tử, bệnh nhiễm trùng do một chủng vi khuẩn liên quan đến viêm họng liên cầu. (Điều này không có nghĩa là bạn phải lo lắng rằng viêm họng sẽ trở thành bệnh “ăn thịt người”). Một vết rách ở da có thể đưa vi khuẩn vào gây nhiễm trùng tiến triển nhanh chóng. Bệnh có thể bắt đầu như một nốt sưng đỏ, và trong vài giờ bạn gần như có thể nhìn thấy nó lan ra ngay trước mắt. Ví dụ, nếu bệnh bắt đầu ở bàn chân, nó sẽ nhanh chóng lan lên cẳng chân. Điều trị bao gồm xác định nhanh chóng, tiếp theo là kháng sinh và phẫu thuật để loại bỏ các mô bị bệnh. Cũng giống như não mô cầu, những người không còn lách có thể có nguy cơ cao hơn.
Nhiễm toan xê-tôn đái tháo đường
Biến chứng đe dọa tính mạng này của đái tháo đường (thường gặp nhất trong đái tháo đường týp 1) xảy ra khi nồng độ insulin thấp đến mức cơ thể phân hủy chất béo thành xê-tôn, chất này tích tụ và khiến máu bị nhiễm axit. Đau đầu, cứng cơ, buồn nôn và thở nhanh chỉ là một số triệu chứng. Điều trị bằng insulin và dịch, cần phải được thực hiện kịp thời, nếu không người bệnh có thể bị phù não, ngừng tim hoặc suy thận. Chỉ trong 24 giờ, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, tất cả đều dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
Bệnh tả
Ăn phải thức ăn hoặc nước nhiễm vi khuẩn Vibrio cholerae có thể dẫn đến tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng. Theo WHO, bệnh tả có thể gây sốc và giết chết người bệnh trong vòng vài giờ. Dung dịch bù nước đường uống hoặc dịch truyền tĩnh mạch là cần thiết để điều trị bệnh.
Nhiễm trùng máu do não mô cầu
Vi khuẩn não mô cầu có thể gây ra một bệnh hiếm gặp gọi là nhiễm trùng huyết do não mô cầu. Vi khuẩn có thể lưu hành trong máu và gây suy tạng và tử vong rất nhanh chóng. Có những bệnh nhân đến phòng cấp cứu với cảm giác không khỏe và tử vong tám giờ sau đó. Vie khuẩn tích cực phá hủy các mô rất dữ dội, khiến các mạch máu bị tắc và tứ chi hoạt tử nhanh chóng. Đây là bệnh nhiễm trùng đơn thuần đáng sợ nhất. Những người không còn lách, một cơ quan giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số loại vi khuẩn nhất định, sẽ có nguy cơ nhiều hơn. Điều trị tốt nhất là phòng ngừa bằng vắc-xin.
Dịch hạch thể phổi
Lây truyền qua vết cắn của bọ chét nhiễm bệnh hoặc qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, dịch hạch thể phổi, hay gặp nhất ở châu Phi, có thể gây tử vong sau 18 đến 24 giờ nếu không được điều trị nhanh chóng bằng kháng sinh, theo WHO.
Ngừng tim đột ngột
Đây là thủ phạm giết chết 325.000 người lớn tại Mỹ mỗi năm – hay gặp nhất ở là ở người lớn độ tuổi 30 và 40, và nam giới có nguy cơ tăng hơn. Không giống như cơn đau tim, đột tử do ngừng tim thường là do rối loạn nhịp tim (tim đập bất thường). TỬ vong sẽ xảy ra trong vòng vài phút, nếu không được điều trị.
Sốt xuất huyết nặng
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền gây ra các triệu chứng giống như cúm và một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, đau đầu nhiều và đau khớp. Tuy nhiên, bệnh có thể phát triển thành một biến chứng gọi là sốt xuất huyết nặng, biểu hiện bởi đau bụng dữ dội và nôn không ngừng, có thể gây tử vong. Bệnh nhân cần được khám và điều trị trong vòng 24 đến 48 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng này. Không giống như sốt rét, không có thuốc để ngăn ngừa sốt xuất huyết. Tất cả những gì bạn có thể làm là sử dụng các chế phẩm xua muỗi, ngăn không để bị muỗi đốt.
Sốt rét
Sốt rét là bệnh do muỗi truyền có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Một týp ký sinh trùng sốt rét cụ thể là P. falciparum có thể đe dọa đến tính mạng. Ký sinh trùng sốt rét nhanh chóng phá hủy các tế bào hồng cầu, là tế bào đóng vai trò chính trong việc cung cấp oxy cho các mô cơ thể. Trong trường hợp này bệnh nhân cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Đột quỵ
Là nguyên nhân gây tử vong thứ năm ở Mỹ, cứ sau bốn phút lại có người chết vì đột quỵ ở nước này, theo Hội Đột quỵ Mỹ. Đột quỵ xảy ra khi cục máu đông gây tắc mạch máu (hoặc vỡ mạch máu) trong não, cắt đứt nguồn oxy đến não. Trong trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ (nhồi máu não), các loại thuốc phá huyết khối có thể cứu tính mạng bệnh nhân, nhưng cần phải dùng trong vòng ba giờ.
Nhật Tân
Các tin khác

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Học tập và trao đổi kinh nghiệm chuyên ngành với Hội nghiên cứu và phẫu thuật cột sống Nhật Bản

Tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng, nguyên nhân và điều trị

Tại sao bệnh ung thư đang gia tăng trên thế giới

Cảnh báo Hà Nội có thể là 'điểm nóng' về dịch sốt xuất huyết

Những loại thực phẩm có thể giúp bạn sống lâu hơn

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi khói bụi ngày càng gia tăng

Hướng dẫn phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới nhất

Thủ tướng hai nước Việt Nam, Úc chứng kiến lễ công bố đường bay thẳng thành phố Hồ Chí Minh - Brisbane của Vietjet
Đọc nhiều

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Cần Thơ: Cơ hội để Khu sinh thái Sông Hậu Farm "cất cánh"

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Văn phòng đại diện Tạp chí Sức khỏe và môi trường tại ĐBSCL được UBND TP Cần Thơ tặng Bằng khen
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024

Tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Máy lọc không khí - khử khuẩn Saniair V1 Lọc không khí - ngăn chặn virus/vi trùng

Bếp gas có thể khiến phổi của bạn dễ bị tổn thương bởi Nitơ Dioxide

Dinh dưỡng và sức khỏe

Cơn tăng huyết áp

Dầu thực vật - liệu có an toàn?

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Nâng ngực, hút mỡ cùng lúc: Liệu có đảm bảo an toàn?

Đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành tại Sun Beauty: Tiên phong trong kỷ nguyên làm đẹp không xâm lấn – tất cả vì khách hàng

Bác sĩ Đình Khanh và kỹ thuật "độc bản" treo sa trễ sẹo chữ J: Giải pháp tối ưu cho vòng 1 chảy xệ

Lễ ra mắt sản phẩm HAMYY: Mỹ phẩm của người Việt - Vì vẻ đẹp Việt khoẻ mạnh

Nhóm thực phẩm bổ phổi hậu COVID-19

Dinh dưỡng lành mạnh - lá chắn phòng ngừa ung thư
Nổi bật

XLIII Coffee: Không gian cà phê đặc sản đậm chất Việt Nam xưa giữa lòng Thảo Điền

Nữ tướng Nguyễn Thị Định với phong trào Đồng Khởi Bến Tre

Nông dân Cần Thơ sử dụng máy bay để phun thuốc, bón phân cho lúa

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng các Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải mới 2025

Tam Đảo tưng bừng tổ chức Lễ hội xuân Tây Thiên 2025: Tôn vinh giá trị văn hóa lịch sử - tín ngưỡng Việt Nam

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
