Những lưu ý khi dùng kháng sinh
![]() |
Cần sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. |
Kháng sinh là loại thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển các loại vi khuẩn hay vi nấm gây bệnh, không có tác dụng đối với virus.
Mỗi loại kháng sinh có tác dụng trên một số vi khuẩn hay cơ quan nhất định trên cơ thể. Khi bị bệnh chúng ta nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Những cách dùng kháng sinh không đúng
Chữa bệnh do virus
Nhiều bố mẹ khi thấy con sốt cao tự dùng kháng sinh, trong khi khoảng 50% trẻ sốt do viêm đường hô hấp trên xuất phát từ virus, thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn chứ không hiệu quả trên virus.
Lưu ý: Trường hợp nhiễm virus nếu bội nhiễm vi khuẩn gây viêm tai giữa cấp mủ, viêm mũi xoang mủ, viêm phế quản đờm xanh thì sẽ có chỉ định dùng kháng sinh.
Chữa bệnh do trào ngược acid dạ dày
Đây là sai lầm phổ biến ở nhiều người bệnh và kể cả các người không chuyên sâu. Nhiều trường hợp khi thấy ho nhiều, đau rát họng vội sử dụng kháng sinh, nhưng trong đó 1 tỷ lệ không nhỏ các bệnh nhân do acid dạ dày bị trào ngược lên họng - thanh quản mới gây nên hiện tượng đau họng, ho, đờm.
Với những trường hợp này kháng sinh không cần thiết, thậm chí có thể gây ho nhiều hơn, một số đỡ ho, đau họng nhưng rất nhanh bị lại và phải dùng kháng sinh liên tục.
Tự ý giảm thời gian điều trị
Không ít người bị bệnh dùng kháng sinh 2-3 ngày thấy bệnh thuyên giảm, hết sốt, hết triệu chứng bệnh nên ngừng thuốc, không uống tiếp, cho rằng nếu uống tiếp sẽ hại người, bị tác dụng phụ.
Có trường hợp khi dùng kháng sinh vài ngày thấy triệu chứng bệnh không đỡ thì tự ý đổi sang dùng loại kháng sinh khác. Hoặc vì 1 lý do khác như bị tác dụng phụ đi ngoài, dị ứng, nôn hay sốt cao, ăn kém... thì tự ý dừng kháng sinh mà không tham vấn ý kiến Bác sĩ.
Trong khi một đợt điều trị kháng sinh thường kéo dài 7 tới 10 ngày hay 14 ngày tuỳ theo từng người bệnh và loại bệnh. Một số loại kháng sinh có thể được chỉ định dùng trong 5 ngày với những nhiễm trùng nhẹ, vết thương sạch.
Tự ý cắt giảm thuốc, số lượng kháng sinh không đủ để tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh còn sót lại. Những vi khuẩn còn sót lại này sẽ sinh sản và tái tạo lại quần thể, kết quả là người bệnh sẽ dễ bị tái phát bệnh sau một thời gian.
Tự ý giảm liều dùng kháng sinh
Không ít trường hợp đi khám, nhưng về nhà thấy liều kháng sinh bác sĩ kê cao hơn hướng dẫn sử dụng, hoặc liều cao hơn liều những đợt trước đã dùng nên tự ý giảm liều kháng sinh.
Đối với trường hợp này tốt nhất cần hỏi lại ý kiến bác sĩ kê đơn hoặc tham vấn thêm một bác sĩ khác để chắc chắn không có sự nhầm lẫn. Liều kháng sinh ngoài kê theo cân nặng (kg), còn tùy thuộc mức độ bệnh và liều tối đa có thể dùng/ngày lại thường chỉ được đề cập tới trong các nghiên cứu chuyên sâu, không phải trên các tờ hướng dẫn sử dụng.
Kháng sinh muốn tiêu diệt được vi khuẩn cần phải đạt được ngưỡng nồng độ nhất định, dùng kháng sinh liều thấp vừa không tiêu diệt được vi khuẩn, vừa "rèn luyện" giúp vi khuẩn quen và kháng kháng sinh.
Dùng kháng sinh mạnh khi chưa cần thiết
Kháng sinh mạnh là những loại kháng sinh thế hệ mới (uống hoặc tiêm- kháng sinh tiêm luôn được hiểu là mạnh hơn kháng sinh uống) thường được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng nặng, trên một số loại vi khuẩn nhờn với kháng sinh thế hệ cũ.
Trong các trường hợp nhiễm trùng thông thường dùng tới các kháng sinh này sẽ gây lãng phí và góp phần làm tăng khả năng vi khuẩn kháng thuốc.
Hậu quả khi dùng kháng sinh không đúng
Gây kháng thuốc
Việc dùng kháng sinh bừa bãi nguy cơ dẫn đến cơ thể người bệnh phát sinh những loại vi khuẩn đề kháng kháng.
Bị tác dụng phụ do thuốc
Khi dùng kháng sinh, người bệnh có thể bị kích ứng dạ dày (đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua), bị tiêu chảy (kháng sinh tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi của đường ruột).
Kháng sinh có thể gây độc cho gan, thận nếu dùng liều cao, kéo dài.
Kháng sinh có thể gây ra dị ứng, nhẹ chỉ nổi mề đay, ban đỏ, ngứa, buồn nôn, nôn, nặng có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng.
Không khỏi bệnh
Tự dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh hoặc chữa bệnh theo đơn thuốc của người khác khiến cho bệnh không khỏi (vì thuốc điều trị không đúng bệnh) mà còn dẫn đến nhiều biến chứng.
Ung thư ruột kết
Sử dụng một số loại kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí - bao gồm các loại phổ biến như penicillin, cephalosporin nhiều lần hoặc theo liệu trình kéo dài làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Sự gián đoạn trong hệ vi sinh vật đường ruột có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn tiềm năng thúc đẩy ung thư. Một số vi khuẩn như E.coli, có thể góp phần gây ung thư ruột kết ở một số trường hợp.
Nguy cơ đặc biệt cao ở những người sử dụng kháng sinh trong thời gian kéo dài từ 30 đến 60 ngày hoặc lâu hơn. Các phát hiện cho thấy những bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh trong hơn 60 ngày có nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn 17%, so với không dùng thuốc.
Để tránh những hậu quả trên và dùng thuốc được an toàn, hiệu quả, khi có bệnh, người bệnh cần đi khám để được dùng đúng thuốc.
Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng hết liều được kê, kể cả khi cảm thấy khỏe và không được chia sẻ kháng sinh với người khác.
Các tin khác

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ làm chủ kỹ thuật ghép thận

Can thiệp thành công bệnh nhân vỡ phình xoang mà không cần phẫu thuật

Cứu sống bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc huyết áp

Lần đầu tiên thực hiện nội soi siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Việt Nam cấy ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3

Tỷ lệ thành công trong điều trị lao tại Việt Nam đạt trên 90%

Bệnh viện Quân y 121 đưa Trung tâm lọc máu hiện đại vào hoạt động

7 bệnh nhân được ghép tạng từ mô hiến tặng của một người chết não

AI có thể dự đoán nguy cơ tái phát ung thư gan chính xác tới hơn 82%
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Bác sĩ Việt Nam nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại Mỹ

Ghép gan thành công cho trẻ nhỏ tuổi và nhẹ cân nhất ở Việt Nam

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Ngành y tế An Giang với chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới

6 cách ăn quả bơ để giảm mỡ bụng hiệu quả

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
