Những thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh loét dạ dày, bao gồm các yếu tố về ăn uống, tâm lý, bệnh lý, nhiễm vi khuẩn… Bệnh có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh mà còn gây những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…
Triệu chứng phổ biến nhất của viêm dạ dày là nôn mửa, đau bụng, khó tiêu, chán ăn, tiêu chảy, đầy hơi, phân đen… Điều trị đối với viêm dạ dày có thể liên quan đến uống các thuốc kháng axit, kháng sinh, và bổ sung vitamin B12. Tuy nhiên, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt có thể giúp bạn giải pháp tốt nhất.
Súp lơ trắng
Với thành phần chứa sulforaphane, súp lơ trắng giúp chống lại vi khuẩn H. pylori (nguyên nhân gây viêm loét dạ dày). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người tiêu thụ súp lơ trắng 2 lần/ngày trong suốt cả tuần có thể hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh này.
Lô hội (nha đam)
Lô hội có đặc tính kháng khuẩn cao. Các thành phần trong lô hội có khả năng ức chế sự tăng trưởng quá mức của vi khuẩn H.pylori - nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Nếu bị loét dạ dày, bạn cần bổ sung lô hội vào chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát việc sản xuất quá nhiều dịch axít, cũng như giảm tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày.
Mật ong
Y học hiện đại đã chứng minh trong mật ong nguyên chất có chứa các chất kháng khuẩn và kháng virus tự nhiên, giúp chữa lành vết loét và tiêu diệt vi khuẩn HP. Vì vậy thực phẩm cho người viêm loét dạ dày không thể thiếu mật ong.
Bạn có thể sử dụng uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm hoặc kết hợp với các thực phẩm khác như bánh mỳ, bột ngũ cốc dùng vào mỗi buổi sáng để làm giảm cảm giác nóng rát, làm dịu dạ dày.
Hạt hạnh nhân
Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách ăn nhẹ thêm một số ít hạnh nhân. Hạnh nhân rất giàu vitamin B, protein và canxi có thể làm giảm triệu chứng loét và hỗ trợ trong quá trình phục hồi. Các loại thực phẩm khác có chứa vitamin B bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cải xoăn.
Bắp cải
Bắp cải rất giàu S-methyl methionine có thể chữa lành các vết loét dạ dày. Nguyên nhân của viêm loét dạ dày được cho rằng xuất phát từ sự mất cân bằng axit dạ dày, trong khi bắp cải có tác dụng kiềm hóa dịch vị trong dạ dày.
Ngoài ra, chất aminoglutamin trong bắp cải cũng hỗ trợ quá trình điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.
Sữa chua
Sữa chua chứa probiotics, lactobacillus và acidophilus giúp điều trị loét dạ dày, tạo ra 1 sự cân bằng giữa các vi khuẩn xấu và tốt trong hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, các loại thực phẩm chế biến từ đậu nành cũng có chứa probiotic.
Táo
Thành phần giàu flavonoid gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn 1 quả táo mỗi ngày làm giảm nguy cơ cũng như tác động của bệnh viêm loét dạ dày.
Đ.P (T/h)