Quảng Bình: Nhà máy sản xuất tinh bột sắn người bạn đồng hành cùng nhà nông
Thức ăn sinh phẩm đa dạng cho gia súc, gia cầm
“Cái khó ló cái khôn”
Kĩ sư Lê Văn Thơ giám đốc nhà máy, sinh ra và lớn lên tại mãnh đất Quảng Ninh, Quảng Bình. Hơn ai hết, anh cảm nhận được sự tàn dư của chiến tranh một thời “Bình Trị Thiên khỏi lửa”; thêm vào đó thiên nhiên chẳng ưu đãi tí nào. Thiên nhiên nơi đây chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã hạn... cộng với địa hình đồi núi; phát triển nông nghiệp nơi đây bà con chủ yếu làm nghề trồng cây sắn. Quanh năm suốt tháng, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, làm ra củ sắn mang đi tiêu thụ thì gặp nhiều khó khăn. Bán tại chỗ thì bị tư thương ép giá, mang đi địa bàn khác thì xa, phương tiện lại không có. Chứng kiến cái cảnh của hàng ngàn hộ nông dân, có đến hơn mười héc-ta trên địa bàn nơi đây như vậy.
Năm 2007, nhà máy sản xuất tinh bột sắn (Công Ty CPTV tư vấn và đầu tư Long Giang Thịnh) đóng trên địa bàn xã Vĩnh Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình do kĩ sư Lê Văn Thơ làm giám đốc, cũng từ đó nông dân thu hoạch sắn đến đâu, nhà máy tiêu thụ đến đấy. Đặc biệt, cũng chính nơi đây, kĩ sư Thơ đã tạo công nên ăn việc làm cho con em địa phương, nhà máy đến hàng trăm người lao động.
Áp dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay
Bã sắn thành chế phẩm, giấc mơ trở nên hiện thực
Năm 2021, sau khi tìm hiểu và liên hệ, được hỗ trợ ứng dụng công nghệ từ Viện công nghệ sinh học đến nay, Công Ty CPTV tư vấn và đầu tư Long Giang Thịnh, đã thực hiện thành công chương trình ứng dụng công nghệ sinh học để lên men bã sắn, làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Sản phẩm sản xuất từ công ty đã góp phần giải quyết người lao động; hơn nữa giá thành thấp hơn so với thức ăn công nghiệp, giảm nhiều chi phí và thời gian so với cách chế biến thức ăn cũ của nhiều hộ nông dân vùng nông thôn. Theo tài liệu thực tế cho thấy, sản phẩm chế phẩm sinh học chứa đa phần enzyme và lợi khuẩn là kết quả nghiên cứu cấp sở. Các khuẩn giúp khả năng miễn dịch của động vật tăng hấp thụ thức ăn và giảm tiêu tốn thức ăn. Đồng thời giúp động vật tăng tưởng nhanh, khỏe mạnh, chuồng trại được sạch sẽ cũng góp thêm bảo vệ môi trường. Ít mùi, giảm ô nhiễm môi trường và thức ăn lên men tạo thành hàm lượng protein, beta – glucan và các lợi khuẩn có khả năng sinh các hoạt chất ức chế vi sinh vật gây bệnh. Cùng với đó, thức ăn chăn nuôi sản xuất theo công nghệ lên men có những lợi ích như: Không cần đun nấu giảm chi phí tiêu tốn năng lượng, giảm thiêu ô nhiễm môi trường do đún nấu than, củi... sản phẩm thức ăn chăn nuôi sau khi lên men có giá trị dinh dưỡng cao, thời hạn sự dụng kéo dài từ 15 đên 20 ngày, phù hợp với nhu cầu sử dụng và tiết kiệm được thời gian chế biến cho người nông dân.
Nhà máy nguồn nhiên liệu dồi dào
Bảo vệ môi trường, mô hình cần nhân rộng
Tận dụng những chế phẩm như bã sắn, vỏ sắn, dịch mũ sắn từ quá trình sản xuất tinh bột sắn (Công ty Cổ Phần tư vấn và đầu tư Long Giang Thịnh), phối hợp với Viện Công nghệ sinh học nghiên cứu thành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi, năng lượng sinh học Biogas. Đây được xem là nghiên cứu xanh, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Trao đổi cùng ông Đặng Tất Thành - Chuyên viên chính của Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thươn, ông đánh giá: “Điểm sáng của đề tài là đã tận dụng và kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ vào để giải quyết vấn đề về môi trường. Đây cũng là một trong số đề tài, kết hợp thành công giữa khoa học và doanh nghiệp, mang đến những sản phẩm có giá trị nhờ môi trường không rác thải. Đồng thời, đây là mô hình có tính khả thi cao, Bộ Công Thương có thể nhân rộng”.
Hoạt động sản xuất nhà máy chế biến tinh bột sắn Long Giang Thịnh thực hiện mô hình chuỗi Sản xuất - Chế biến - Tiêu thụ sản phẩm, phát triển các mối quan hệ sản xuất theo định hướng trở thành doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ sản phẩm sắn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, thông qua các giải pháp thỏa đáng từ việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nông. Từ đó, đưa thương hiệu Long Giang ngày càng vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung.
Thy Yến – Ngọc Sơn