Tại sao các tỷ phú thế giới vung tiền cho đền bù carbon?
Chuyện tỷ phú nhiệt tình khuyến khích các giải pháp tiềm năng chống biến đổi khí hậu nhưng vẫn bay vòng quanh thế giới, để lại lượng lớn khí thải carbon, diễn ra thường xuyên. Chỉ trong khoảng một tuần qua, chuyện này xảy ra tới hai lần.
Đầu tiên là Bill Gates, người thẳng thắn ủng hộ việc đấu tranh chống biến đổi khí hậu. Gates tổ chức sinh nhật lần thứ 66 bằng cách tiếp đón hàng chục vị khách, trong đó có Jeff Bezos, trên một siêu du thuyền ở Địa Trung Hải, gần bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Một số vị khách bay đến du thuyền bằng trực thăng. Vài ngày sau, Bezos cũng đối mặt với những phản ứng dữ dội khi dùng máy bay riêng tới dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Scotland.
Du thuyền Lana của Bill Gates
Giới siêu giàu thường biện luận rằng sự nổi tiếng và lịch trình bận rộn đòi hỏi họ phải di chuyển bằng máy bay riêng, trực thăng hoặc du thuyền. Trong cuốn "How to Avoid a Climate Disaster" xuất bản năm 2021, Gates viết rằng ông trung hòa lượng khí thải (không tính hoạt động hàng không) của mình bằng cách "mua đền bù carbon thông qua một công ty vận hành một cơ sở loại bỏ CO2 khỏi không khí". Hôm 2/11, phát ngôn viên của Quỹ Trái Đất Bezos 10 tỷ USD cho biết, Jeff Bezos cũng "bù đắp cho toàn bộ lượng khí thải carbon từ những chuyến bay của mình".
Đền bù carbon không phải công cụ dành riêng cho các tỷ phú. Bất cứ ai cũng có thể bỏ tiền để đền bù carbon. Vậy công cụ này là gì?
Về lý thuyết, đền bù carbon giúp một đối tượng bù đắp lượng carbon thải ra bằng cách cấp tiền cho những dự án môi trường làm giảm lượng khí nhà kính trong khí quyển. Một tín chỉ đền bù carbon được cho là bằng với một tấn CO2, hoặc một lượng tương đương các khí nhà kính khác, được loại bỏ khỏi không khí.
Hành trình lái xe từ San Francisco đến Atlanta, khoảng 4.000 km, tạo ra xấp xỉ một tấn CO2, theo ước tính của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA). Một chiếc xe hơi trung bình thải khoảng 5 tấn CO2 mỗi năm.
Công ty hoặc chính phủ có thể mua đền bù carbon để bù đắp cho việc sản xuất sản phẩm trong nhà máy. Trong khi đó, cá nhân thường dùng chúng để bù đắp cho lượng carbon thải ra từ hoạt động lái xe hoặc bay. Có thể mua tín chỉ từ những công ty và chương trình trồng cây hoặc tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, thậm chí mua từ những nông dân làm giảm hoặc giữ lại khí thải methane từ động vật chăn nuôi.
Theo lý thuyết, một tài xế trung bình có thể bù đắp cho lượng carbon mà xe thải ra với số tiền chưa đến 100 USD mỗi năm. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Mỹ hồi tháng 9, mức đền bù carbon thường là 2 - 20 USD cho mỗi tấn khí thải được loại bỏ.
Bill Gates chi khoảng 5 triệu USD mỗi năm để bù đắp cho lượng khí thải carbon của gia đình mình. Ông không nói chính xác số tiền này được sử dụng vào đâu nhưng đã đầu tư cho nhiều công ty cung cấp đền bù carbon, bao gồm startup Carbon Engineering (Canada) và công ty Carbfix (Iceland). Carbon Engineering sử dụng quá trình "thu giữ không khí trực tiếp" để tách CO2 khỏi không khí và lưu trữ một cách an toàn. Trong khi đó, Carbfix hút CO2 từ các nhà máy điện và bảo quản trong đá núi lửa.
Bill Gates trong hội nghị COP26 tổ chức tại Glasgow, Scotland
Hiệu quả thực sự của đền bù carbon hiện vẫn gây tranh cãi. Theo một báo cáo của tổ chức ProPublica năm 2019, nhiều chương trình bán tín chỉ carbon cho những dự án giảm carbon mà sau này không triển khai được.
California nỗ lực bù đắp cho lượng khí thải carbon bằng cách đầu tư mạnh vào rừng cây, đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2045. Tuy nhiên, nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận CarbonPlan vào tháng 4 cho thấy, California đã đánh giá quá cao giá trị khí hậu của những nỗ lực mà bang này thực hiện và phần bù đắp không phản ánh lợi ích khí hậu thực sự.
Tháng trước, tổ chức môi trường Greenpeace kêu gọi dừng đền bù carbon và dẫn lại lời của một số chuyên gia lo ngại rằng hoạt động đền bù carbon đang lấy mất tiền vốn dành cho những giải pháp khí hậu dài hạn. Một số khác cho rằng đền bù carbon chỉ là cách thuận tiện để các tỷ phú và doanh nghiệp biện minh cho hoạt động gây ô nhiễm của họ thay vì thực sự giảm phát thải.
Jeff Bezos phát biểu tại hội nghị COP26 ở Glasgow, Scotland
Dù vậy, đền bù carbon có vẻ ngày càng trở nên phổ biến, nhất là khi các chính phủ và tổ chức cam kết giảm mạnh lượng khí thải. Chi tiêu toàn cầu cho đền bù carbon có thể tăng từ khoảng 300 triệu USD năm 2018 lên 100 tỷ USD năm 2030, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
Một lý do thường thấy là mua đền bù carbon vẫn tốt hơn không làm gì. Nhiều công ty và cá nhân hoàn toàn có khả năng, và nên, thực hiện những cải tiến để giảm lượng khí thải carbon, nhưng khó có thể giảm hẳn xuống bằng 0.
Đây dường như cũng là chiến lược của Bill Gates - giảm khí thải khi bạn có thể, mua đền bù carbon để bù đắp khi bạn không thể. Thậm chí có thể mua vượt mức nhằm đảm bảo chắc chắn. "Vì phương pháp tính lượng khí thải carbon vẫn còn sơ khai, tôi đã nhân đôi lượng khí thải carbon của gia đình mình để chắc chắn đền bù hết số lượng chúng tôi tạo ra", Gates chia sẻ.
Thanh Nga
Các tin khác

Số ca tử vong vì Covid tại Mỹ trong năm 2021 đã vượt cả năm 2020

Bí ẩn về sự biến mất của chủng Delta ở Nhật: Có thể virus đã 'tự tuyệt chủng'

Covid-19: Người nhiễm đã tiêm và người nhiễm chưa tiêm lây bệnh cho người khác ra sao?

Các điểm chính của hiệp ước khí hậu Glasgow là gì?

Covid-19 lan ra 2/3 Trung Quốc

"Nín thở" chờ Covid-19 thành mầm bệnh theo mùa

Liều vaccine Pfizer thứ ba bảo vệ người dùng 9-10 tháng

Trung Quốc: Đợt dịch mới lan ra 19/31 tỉnh

WHO: Châu Âu lại thành tâm dịch Covid-19
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Ngài Budiarsa Sastrawinata trở thành Chủ tịch FIABCI

Từ sau 10/9, Đan Mạch không coi Covid-19 là mối nguy cơ nghiêm trọng đối với xã hội

Cảnh báo những biến thể mới của SARS-CoV-2

Vũ Hán dậy sóng vì Covid-19 trở lại

Tóc có thể tái chế một cách ngạc nhiên!

Biến đổi khí hậu đang “ngoài tầm kiểm soát” sau tuần nóng nhất được ghi nhận

Cần tăng tốc ứng phó với biến đổi khí hậu

New Mexico (Mỹ): Cháy rừng khiến hàng nghìn người di tán

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc

Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và lãng quên

Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi: Cụ thể hóa cam kết tại COP26
Nổi bật

Tổng Giám đốc HSBC đánh giá cao tầm nhìn trong Kế hoạch thực hiện JETP của Việt Nam

Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai kỷ niệm 25 năm thành lập

Ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình hành động số 31-Ctr/TU

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
