"Nín thở" chờ Covid-19 thành mầm bệnh theo mùa
Kể từ khi Covid-19 bước sang năm thứ hai, giới chuyên gia nhận định virus sẽ tồn tại lâu dài trong cộng đồng. Các nước khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh, tuy nhiên các ca nhiễm sẽ không vượt tầm kiểm soát, bệnh viện không có nguy cơ quá tải. Nhiều người dự đoán Covid-19 sẽ giống với cúm mùa, bùng phát hàng năm nhưng không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Dù vậy các nhà khoa học chưa rõ khi nào viễn cảnh này xảy ra.
"Chẳng có phép đo lường phân định được thế nào là dịch bệnh, thế nào là đại dịch. Tất cả tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người, và đó cũng là vấn đề", giáo sư dịch tễ học Arnold Monto, Đại học Michigan, Mỹ, cho biết.
"Vì vậy, tất cả các quyết định đưa ra không dựa trên quy tắc. Nó dựa trên những gì có thể làm để kiểm soát đợt lây nhiễm. Điều đặc biệt duy nhất ở đây là vaccine hiệu quả hơn nhiều so với mong đợi", ông nói thêm.
Virus thay đổi và phát triển theo thời gian. Giới chuyên gia không dự đoán được tương lai. Sự xuất hiện của biến thể nguy hiểm như Delta đã thay đổi quỹ đạo đại dịch.
"Khi hàng loạt biến thể tranh nhau xuất hiện, dịch lây lan rộng rãi và đồng đều hơn trên toàn cầu. Điều này khiến việc tuyên bố đại dịch kết thúc trở nên khó khăn. Vì toàn bộ mô hình lây lan đã thay đổi, vẫn có thể còn một số nơi chưa thực sự trải qua sóng Covid-19 giống phần còn lại của thế giới", ông Monto nói.
Ông cho rằng thế giới cần "nín thở chờ đợi" đến giai đoạn Covid-19 trở thành mầm bệnh đặc hữu thông thường. Đây là dạng bệnh xuất hiện phổ biến trong cộng đồng, nhưng không ảnh hưởng đến nhiều người, để lại tình trạng báo động như đại dịch. Ngay đầu năm 2020, khi Covid-19 đang leo thang, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dự đoán nó "có thể trở thành mầm bệnh đặc hữu trong cộng đồng" và không bao giờ biến mất.
Hành khách đeo khẩu trang xếp hàng tại Sân bay Quốc tế Denver
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, nhận định Covid-19 không bị tiêu diệt hoàn toàn, song không còn tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng.
"Nếu có đủ người tiêm chủng, một thời gian tới, chúng ta sẽ ở giai đoạn mà dịch thỉnh thoảng bùng phát, nhưng không còn chi phối chúng ta nhiều như hiện tại nữa", ông nói.
Theo tiến sĩ Philip Landrigan, chuyên gia dịch tễ tại Đại học Boston, để Covid-19 chuyển thành dịch bệnh thông thường, quốc gia phải xây dựng hàng rào miễn dịch cộng đồng, tiêm phòng cho càng nhiều người càng tốt.
Tại Mỹ, khoảng 58% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ. Để kiểm soát đại dịch lây lan, nước này phải đạt tỷ lệ trên 95%. Sau đó, Mỹ vẫn sẽ đón những đợt bùng phát lẻ tẻ, xảy ra ở cộng đồng chưa chủng ngừa do virus nhập cảnh từ nước ngoài. Hiện quốc gia này vẫn còn nhiều việc phải làm để kiểm soát virus lây lan.
"Chúng ta còn mùa đông trước mắt. Hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa đã biết, hãy tiêm chủng, đeo khẩu trang nơi công cộng, tự cách ly khi ốm và rửa tay thường xuyên", Kristen Nordlund, người phát ngôn của CDC, cho biết. Theo CDC, sau này, cuộc chiến chống Covid-19 có thể giống với cuộc chiến phòng ngừa cúm hàng năm.
Bước vào mùa đông thứ hai của đại dịch, các chính phủ một lần nữa đối mặt với nhiệm vụ khó khăn: Nỗ lực giảm tỷ lệ lây nhiễm, cứu sống bệnh nhân, bảo vệ hệ thống y tế vốn mong manh, đồng thời tránh áp đặt hạn chế quá hà khắc ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe tinh thần người dân. Trong bối cảnh đó, chiến lược tiêm nhắc lại liều vaccine thứ ba được coi như vũ khí hữu hiệu giúp kiềm chế Covid-19 không bùng phát tàn khốc.
Tại Đức, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn đề xuất tiêm liều thứ ba cho tất cả người trưởng thành. Song Ủy ban Tiêm chủng Quốc gia vẫn giới hạn chương trình cho người cao tuổi, người có bệnh nền.
Kể từ ngày 5/11, Hy Lạp mở rộng chương trình tiêm liều thứ ba bắt buộc cho tất cả mọi người. Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis cho biết chính phủ cũng đang xem xét thêm ngày hết hạn vào giấy chứng nhận tiêm chủng 6 tháng sau liều thứ hai.
Tại Anh, hơn 9 triệu người đã tiêm nhắc lại. Thủ tướng Boris Johnson hôm 8/11 cho biết nhiều người cao tuổi nhập viện do vaccine suy giảm hiệu quả, kêu gọi người dân tiêm liều thứ ba càng sớm càng tốt. Bộ Y tế Anh cuối tuần trước thông báo mở đặt chỗ sớm một tháng cho những người sắp đủ thời hạn tiêm mũi tăng cường, nhằm đẩy nhanh tốc độ triển khai vaccine trước mùa đông. Người dân Anh trước đó phải chờ tối thiểu 6 tháng sau khi tiêm đủ hai mũi vaccine để đặt lịch tiêm liều tăng cường.
Thuỳ Chi
Các tin khác

Số ca tử vong vì Covid tại Mỹ trong năm 2021 đã vượt cả năm 2020

Bí ẩn về sự biến mất của chủng Delta ở Nhật: Có thể virus đã 'tự tuyệt chủng'

Covid-19: Người nhiễm đã tiêm và người nhiễm chưa tiêm lây bệnh cho người khác ra sao?

Các điểm chính của hiệp ước khí hậu Glasgow là gì?

Covid-19 lan ra 2/3 Trung Quốc

Liều vaccine Pfizer thứ ba bảo vệ người dùng 9-10 tháng

Tại sao các tỷ phú thế giới vung tiền cho đền bù carbon?

Trung Quốc: Đợt dịch mới lan ra 19/31 tỉnh

WHO: Châu Âu lại thành tâm dịch Covid-19
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Trao giấy chứng nhận đầu tư trung tâm thương mại lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Thanh Hóa: Chưa xem xét khai thác khoáng sản tại nhà máy chế biến gỗ Lee & Carol

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
