Tăng huyết áp: “Kẻ giết người số một”
GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt – Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam
Tăng huyết áp, một bệnh lý rất phổ biến trong cộng đồng:
Tăng huyết áp (THA) đang trở thành một vấn đề thời sự vì sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh này trong cộng đồng. Thực vậy, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị Tăng huyết áp và có tới 7.5 triệu người tử vong do nguyên nhân trực tiếp là Tăng huyết áp trên toàn cầu.
Theo thống kê tại Hoa kỳ năm 2006, có khoảng 74,5 triệu người Mỹ bị THA.
Nhưng một điều đáng lưu tâm hơn là tỷ lệ những người bị THA còn đang gia tăng một cách nhanh chóng ở cả các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi.
Ngay ở Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh/thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 25,1%! Nghĩa là cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp.
Tăng huyết áp: “Kẻ giết người số một”
Trong báo cáo về sức khoẻ hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới năm 2002 đã nhấn mạnh THA là “kẻ giết người số một”. Thực vậy, vào năm 2008, người ta ước tính có khoảng 17,5 triệu người trên thế giới bị tử vong do bệnh lý tim mạch trong đó có Tăng huyết áp.
Theo một điều tra tại Hoa Kỳ năm 2006 đã cho thấy có 56.561 người Mỹ bị tử vong vì THA trong năm này.
Một nghiên cứu tại nước Đức vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước đã cho thấy những nguy cơ gây tử vong trong một năm tại Đức là: Đi máy bay thì nguy cơ là 1/1.000.000; lái xe ô tô là 1/5.000; hút thuốc lá là 1/250, nhưng THA thì nguy cơ là 1/50 (!).
Người ta cũng thấy là với mỗi mức HA tâm thu tăng lên 20mmHg và HA tâm trương tăng lên 10mmHg thì nguy cơ các biến cố tim mạch cũng sẽ tăng lên gấp đôi.
Tăng huyết áp là bệnh lý có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau, làm cho người bệnh trở nên tàn phế, thậm chí có thể tử vong. Các biến chứng thường gặp nhất là:
- Các biến chứng về tim: Cơn đau thắt ngực, Nhồi máu cơ tim, suy tim…
- Các biến chứng về não: Xuất huyết não, Nhũn não, bệnh não do THA…
- Các biến chứng về thận: Đái ra protein, phù, suy thận…
- Các biến chứng về mắt: Mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị.
- Các biến chứng về mạch máu: Phình hoặc phình tách thành động mạch, các bệnh động mạch ngoại vi…
Tăng huyết áp: “Kẻ giết người thầm lặng”
Chỉ có một số ít các bệnh nhân THA là có một vài triệu chứng cơ năng gợi ý cho họ đi khám bệnh như: đau đầu, chóng mặt, cảm giác “ruồi bay”, mặt đỏ bừng, ù tai,…
Nhưng đa số các bệnh nhân bị THA lại thường không có các dấu hiệu cảnh báo trước. Nhiều khi, lúc thấy có triệu chứng đau đầu xuất hiện thì tiếp ngay sau đó cũng là kết thúc cuộc đời của họ do đã bị xuất huyết não nặng nề.
Mặt khác, tuyệt đại bộ phận (khoảng 90%) các bệnh nhân bị THA là không rõ nguyên nhân (còn gọi là THA nguyên phát). Chỉ một số nhỏ các bệnh nhân (<10%) bị THA có tìm được nguyên nhân (tức là do hậu quả của một số bệnh lý khác). Do đó, những dấu hiệu thể hiện bệnh THA thường không đặc hiệu và người bệnh thường không thấy có gì khác biệt với người bình thường.
Vì vậy việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có những yếu tố nguy cơ về tim mạch, là hết sức cần thiết và quan trọng.
Ba nghịch lý trong Bệnh Tăng huyết áp:
Mặc dù chúng ta đã hiểu rõ sự phổ biến và mức độ nguy hiểm của bệnh THA, nhưng cho đến tận bây giờ THA vẫn tồn tại 3 nghịch lý, đó là:
- THA là bệnh rất dễ phát hiện (bằng cách đo HA khá đơn giản) nhưng người ta thường lại không được phát hiện mình bị THA từ bao giờ.
- THA là bệnh có thể điều trị được nhưng số người được điều trị không nhiều.
- THA là bệnh có thể khống chế được với mục tiêu mong muốn, nhưng số người điều trị đạt được “HA mục tiêu” lại không nhiều.
Thực vậy, theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới chỉ có 30% số người bị THA được điều trị và trong số những bệnh nhân được điều trị này thì cũng chỉ có 12% số bệnh nhân được kiểm soát tốt về huyết áp (dưới 140/90mmHg).
Ngay tại một số nước phát triển như Hoa Kỳ, vào năm 2006, trong tổng số người bị THA có khoảng 77,6 % người đã biết có bị THA, chỉ có 67, 9 % được điều trị và chỉ có 44,1% là được khống chế tốt để đạt được “huyết áp mục tiêu”.
Theo điều tra gần đây của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh/thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 25,1%! Trong đó có 52% không biết mình bị tăng huyết áp; 30% số người biết bị tăng huyết áp nhưng không điều trị; 64% số người biết bị tăng huyết áp, đã được điều trị, nhưng không đạt huyết áp mục tiêu.
Vì sao lại tồn tại những nghịch lý này?
Đây thực sự là vấn đề không phải đơn giản. Chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn vào những thực tế khách quan như sau:
- Nhận thức của nhân dân về sự thường gặp, về mức độ nguy hiểm của bệnh còn chưa đầy đủ và đúng mực.
- Việc điều chỉnh để có một lối sống hợp lý là vấn đề rất quan trọng trong việc phòng, chống bệnh THA nhưng việc áp dụng trong thực tế lại không đơn giản vì những thói quen sinh hoạt không hợp lý đã tồn tại từ khá lâu và nhận thức của người dân cũng còn những hạn chế nhất định.
- Người bệnh THA thường lại hay có nhiều bệnh lý khác đi kèm như: béo phì, tiểu đường, rối loạn lipid máu,… làm cho việc khống chế số đo huyết áp càng khó khăn hơn.
- Việc điều trị THA cần phải được thực hiện một cách liên tục và lâu dài, tuy nhiên trên thực tế nhiều người bệnh chưa thực hiện được đúng theo những nguyên tắc này, cũng có thể do người bệnh tự lầm tưởng là bệnh đã khỏi, hoặc do điều kiện kinh tế có khó khăn không tiếp tục mua được thuốc nữa, hoặc do một vài tác dụng phụ của thuốc gây ra đối với bệnh nhân,...
Hãy luôn cảnh giác, thường xuyên kiểm tra sức khỏe, duy trì chỉ số HA bình thường là tốt nhất
Liệu chúng ta có thể phòng, chống lại được “Kẻ giết người thầm lặng” này haykhông?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Vấn đề phụ thuộc vào chính bản thân của mỗi người chúng ta rất nhiều.
Ở nước ta, trước tình hình gia tăng nhanh chóng và những biến chứng nặng nề của bệnh Tăng huyết áp, ngày 19 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt chương trình phòng chống Tăng huyết áp trở thành Chương trình mục tiêu quốc gia. Ban Điều hành quốc gia phòng chống Tăng huyết áp với nòng cốt là các cán bộ của Viện Tim mạch Việt Nam đã tích tham gia triển khai các hoạt động trong cộng đồng như truyền thông, giáo dục sức khoẻ, khám sàng lọc Tăng huyết áp, xây dựng các mô hình phòng chống Tăng huyết áp từ tuyến xã, phường tới tuyến trung ương.
Chúng ta hy vọng là với tất cả những cố gắng của toàn xã hội, của cả cộng đồng, việc kiểm soát Tăng huyết áp sẽ mang lại những lợi ích đáng kể. Việc cổ vũ lối sống lành mạnh và thay đổi những lối sống có hại cho mỗi cá nhân là “vũ khí” hữu ích hàng đầu trong cuộc chiến chống lại “kẻ thù thầm lặng này”. Những đề xuất cụ thể sau đây luôn là những lời khuyên có ích cho mỗi chúng ta trong việc phòng chống bệnh THA:
- Giảm cân nặng (nếu thừa cân).
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Không ăn nhiều chất béo bão hòa.
- Không ăn mặn (giảm muối trong khẩu phần ăn).
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày.
- Hạn chế uống rượu bia.
- Tránh các căng thẳng, lo âu, nên tự tạo cho mình một cuộc sống hài hòa, vui vẻ.
- Kiểm tra thường xuyên số đo huyết áp của mình.
- Kiểm tra định kỳ các yếu tố nguy cơ khác (rối loạn đường máu, lipid máu…) để có thể kiểm soát kịp thời các yếu tố nguy cơ đó.
Nhà Giáo Nhân nhân GS.TS. Nguyễn Lân Việt
Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam
Các tin khác

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, VNVC xây dựng mạng lưới kiến thức y khoa trên TikTok

Người dân lo lắng, bất an vì sữa giả, thuốc giả và giá vàng tăng đột biến

Phẫu thuật miễn phí khe hở môi - vòm miệng cho trẻ hoàn cảnh khó khăn

Việt Nam cấy ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3

Ngành y tế An Giang với chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới

Nhiều người lớn mắc sởi, có diễn biến nặng

Bệnh viện Trung ương Huế với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên

Ghi nhận 5 ổ dịch tay chân miệng trong 1 tuần tại Hà Nội
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Cứu sống bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc huyết áp

Lần đầu tiên thực hiện nội soi siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Việt Nam cấy ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3

Tỷ lệ thành công trong điều trị lao tại Việt Nam đạt trên 90%

Ngành y tế An Giang với chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới

6 cách ăn quả bơ để giảm mỡ bụng hiệu quả

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

5 loại thực phẩm dễ làm mất tập trung

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc Spravato và hạt cây có chứa chất ma túy

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh

Phẫu thuật thành công ca vỡ xương bả vai và đa chấn thương khác
Nổi bật

Phát biểu của Chủ tịch nước tại Hội thảo quốc tế 50 năm thống nhất đất nước

Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao Việt Nam được thể hiện xuyên suốt

Cứu sống bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc huyết áp

Vì sao căn hộ cao cấp The Fibonan là lựa chọn hàng đầu tại khu Đông Hà Nội?

Hợp tác thúc đẩy quản lý chất thải tuần hoàn tại Việt Nam

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
