Thu hồi thuốc Panadol gây nguy hiểm cho trẻ em
Cục quản lý dược phẩm điều trị Úc (TGA) thuộc bộ Y tế Úc đã xác nhận sai sót của hãng GSK và cho biết ống tiêm để đo liều lượng thuốc Panadol cho trẻ bị đánh dấu dung tích sai tiêu chuẩn, dẫn đến việc cha mẹ cho trẻ uống thuốc quá liều. Loại thuốc đang được thu hồi có tên gọi Children's Panadol Baby Drops.
Đây là sản phẩm dành cho trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi. Trong bao bì đóng gói có một lọ thuốc dung tích 20ml, kèm theo một bơm tiêm để đo liều lượng thuốc. Giữa tháng 11, tổ chức Little Aid, một tổ chức đào tạo chăm sóc sức khoẻ trẻ em đã đăng một hình ảnh về sản phẩm Panadol cho trẻ em của GSK lên trang thông tin chính thức của họ.
Bao bì loại thuốc dành cho trẻ bị thu hồi tại Úc. Ảnh: Bộ Y tế Úc
Hình ảnh cho thấy bơm tiêm (kèm theo trong sản phẩm) có vạch xác định liều lượng bị đánh dấu sai. Vạch định lượng của bơm tiêm bị đặt sai vị trí, ở tận giữa bơm tiêm trong khi phải nằm dưới cùng của ống bơm. Điều này dẫn đến mối nguy hiểm cho tính mạng của trẻ, khi bất cứ lần uống thuốc nào của trẻ cũng bị quá liều nếu cha mẹ sử dụng loại bơm tiêm này.
Thành phần hoạt chất trong thuốc Children's Panadol Baby Drops là paracetamol. Từ năm 1950, Paracetamol đã được sử dụng tại Úc, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, được sản xuất dưới nhiều hình thức khác nhau cho người lớn và trẻ em.TGA khuyến cáo paracetamol là thuốc an toàn và hiệu quả khi thực hiện theo đúng hướng dẫn trên nhãn. Tuy nhiên, dùng quá liều khuyến cáo trong nhiều ngày sẽ xảy ra các tác dụng phụ ở mức độ nặng.
Đối với đợt thu hồi này, TGA yêu cầu các phụ huynh kiểm tra ống bơm thuốc cẩn thận trước khi dùng. Nếu phát hiện vạch định lượng không nằm dưới cùng của ống bơm thì không nên sử dụng để tránh tình trạng cho trẻ uống quá liều.Sau khi công bố thu hồi, hãng GSK cũng khẳng định chất lượng của thuốc không bị ảnh hưởng trong đợt thu hồi này.
Bơm tiêm phía trên có vạch định lượng sai tiêu chuẩn, bơm tiêm phía dưới có vạch đúng tiêu chuẩn. Ảnh: Bộ Y tế Úc
Bộ Y tế Úc khuyến cáo nếu cha mẹ đã sử dụng sai liều cho trẻ nhỏ (dưới 3 tháng tuổi) nhiều lần cần đưa trẻ đến bệnh viện khẩn cấp để khám và điều trị do Paracetamol có thể gây hại cho gan nếu dùng với liều lớn. Những tác hại vào gan có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Đặc biệt, những tác hại của paracetamol vào gan khó phát hiện sớm, do đó trẻ em có thể cảm thấy tốt cho ngày đầu tiên sau khi dùng quá liều nhưng bị bệnh rất nặng sau đó.
Các tin khác

Nước đậu bắp rất có lợi cho sức khỏe

Trà đỗ cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì

Dưỡng phế trong gió lạnh đầu mùa, thời tiết khô hanh

Bệnh thoái hóa võng mạc – Những câu hỏi thường gặp

Có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân mắc u não ác tính

Hiệu quả từ việc phát triển mạng lưới y tế cơ sở ở An Giang

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ liên tiếp ghép thận thành công

Ghé thăm trại rắn lớn nhất cả nước

Gia Lai: Nỗ lực “cải thiện dinh dưỡng” cho người dân trên địa bàn tỉnh
Đọc nhiều

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú

Hội làng Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội: Nơi lưu giữ văn hóa làng xã
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Lương y Lê Xuân Xinh chung tay cùng ngành y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân do xuất huyết tiêu hóa từ ruột non

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đứt rời phế quản

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Nước đậu bắp rất có lợi cho sức khỏe

Trà đỗ cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân chấn thương thận có biến chứng ổ giả phình mạch lớn xuất huyết

Cúm mùa lan nhanh: Chặn đứng nguy cơ chỉ với vài thói quen đơn giản!

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần mà ai cũng nên biết

Bệnh thoái hóa võng mạc – Những câu hỏi thường gặp
Nổi bật

Thủ tướng Singapore thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' toàn dân

Nuôi trồng thủy sản với mục tiêu giảm thiểu tác động đến môi trường

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 2: Hà Tiên – trung tâm kinh tế vùng biên

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 1: Phát huy tiềm năng, thế mạnh khu vực vùng biên

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
