Thử nghiệm vi khuẩn ăn kim loại để làm sạch rác thải
Trong phòng thí nghiệm ở Antofagasta, một thị trấn công nghiệp cách thủ đô Santiago của Chile khoảng 1.100 km về phía bắc, nhà công nghệ sinh học 33 tuổi Nadac Reales - hiện điều hành một công ty riêng có tên là Rudanac Biotec - đã có một khám phá đáng kinh ngạc về những sinh vật ăn kim loại mà cô hy vọng có thể giúp làm sạch ngành công nghiệp khai thác mỏ gây ô nhiễm của đất nước.
Reales nảy ra ý tưởng của mình từ thời sinh viên trong lúc thực hiện các thử nghiệm sử dụng vi sinh vật để cải thiện hiệu quả khai thác đồng tại một nhà máy. "Tôi nhận ra rằng có nhiều nhu cầu khác nhau trong ngành công nghiệp khai thác mỏ, ví dụ như những gì xảy ra với chất thải kim loại".
Cặn lỏng thu được sau khi vi khuẩn phân hủy kim loại. Ảnh: AFP
Hiện nay, một số rác thải kim loại không thể tái chế trong các nhà máy nấu chảy và bị vứt bỏ ở sa mạc Atacama của Chile, nơi tập trung phần lớn ngành khai thác của đất nước. Chile là quốc gia sản xuất đồng lớn nhất thế giới, nhưng cũng tạo ra rất nhiều chất thải khai thác gây ô nhiễm môi trường.
Trong nghiên cứu này, Reales tập trung vào vi khuẩn oxy hóa kim loại có tên là Leptospirillum. Cô thu thập chúng từ mạch nước phun Tatio nằm ở độ cao 4.200 m so với mực nước biển, cách thành phố Antofagasta ở phía bắc Chile khoảng 350 km.
Leptospirillum sống trong môi trường axit và không bị ảnh hưởng bởi nồng độ tương đối cao của hầu hết kim loại. Trong thử nghiệm ban đầu, các vi sinh vật mất tới hai tháng để phân hủy một chiếc đinh. Reales muốn tăng tốc quá trình này nên đã bỏ đói chúng và thả vào một môi trường khắc nghiệt.
Kết quả là Leptospirillum phải tìm cách thích nghi và đẩy nhanh quá trình ăn kim loại. Sau hai năm thử nghiệm, thời gian chúng ăn hết một chiếc đinh đã được rút ngắn xuống chỉ còn ba ngày.
Sau quá trình phân hủy, những gì còn lại là cặn lỏng màu đỏ "có chất lượng tốt". Khi tích hợp sinh học, sản phẩm được tạo ra có thể cải thiện việc thu hồi đồng trong một quy trình gọi là luyện kim thủy lực. Về cơ bản, cặn lỏng đó có thể dùng để chiết xuất đồng từ đá theo cách bền vững hơn so với việc sử dụng hóa chất trong quá trình rửa trôi hiện nay.
"Điều đó có nghĩa khai thác xanh là hoàn toàn khả thi", Reales nhấn mạnh. "Các thử nghiệm hóa học và vi sinh đã chứng minh vi khuẩn Leptospirillum không gây hại cho con người và môi trường. Chúng tôi nhìn thấy rất nhiều tiềm năng trong dự án này. Nó thực sự cần thiết khi chúng ta lập kế hoạch phát triển bền vững".
Reales đã gửi yêu cầu cấp bằng sáng chế quốc tế cho công nghệ của mình. Cô hy vọng nó sẽ giúp giảm thiểu chất thải kim loại đang làm xấu cảnh quan ở các khu vực khai thác của đất nước.
(Theo AFP)
Các tin khác

Chung tay hỗ trợ khôi phục, bảo vệ rừng ngập mặn

Bão cát cao 100m đổ bộ, Trung Quốc phát cảnh báo mã màu vàng

Hơn 71% dân số Lebanon có nguy cơ mất khả năng tiếp cận nước an toàn

Những quốc gia xanh nhất
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Ngài Budiarsa Sastrawinata trở thành Chủ tịch FIABCI

Từ sau 10/9, Đan Mạch không coi Covid-19 là mối nguy cơ nghiêm trọng đối với xã hội

Cảnh báo những biến thể mới của SARS-CoV-2

Vũ Hán dậy sóng vì Covid-19 trở lại

Tóc có thể tái chế một cách ngạc nhiên!

Biến đổi khí hậu đang “ngoài tầm kiểm soát” sau tuần nóng nhất được ghi nhận

Cần tăng tốc ứng phó với biến đổi khí hậu

New Mexico (Mỹ): Cháy rừng khiến hàng nghìn người di tán

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc

Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và lãng quên

Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi: Cụ thể hóa cam kết tại COP26
Nổi bật

Herbalife Việt Nam được trao Bằng công nhận đạt các tiêu chí “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa được “Vinh danh bệnh viện hoàn thành chương trình PRIME”

"Thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun

Hanoi Half Marathon 2023 - Chạy vì rùa

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
