Thực trạng quản lý đất đai - Nỗi lo còn đó
ấn đề lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng, tạo ra lộ trình sử dụng đất lâu dài, ổn định, phù hợp hạ tầng xã hội ở từng đại phương. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhiều nơi đất sử dụng trái mục đích, không đúng quy hoạch, dẫn đến những hệ lụy về môi trường, tác động tiêu cực trong đời sống xã hội, lãng phí tài nguyên... Vừa qua, hàng loạt dự án liên quan đất đai đã được Thanh tra Chính phủ kết luận có sai phạm nghiêm trọng, như ở Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Bến Tre... và mới đây nhất là hai cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (ông Lê Đức Vinh, Nguyễn Chiến Thắng) bị khởi tố, bắt tạm giam vì các sai phạm liên quan đất đai... Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này, là do công tác quản lý của chính quyền nhiều nơi còn buông lỏng, thậm chí tiếp tay, bảo kê cho sai phạm; người dân chưa nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật, cố ý sử dụng đất vào những mục đích không đúng hạng mục phê duyệt... Cùng với đó, là các quy định của pháp luật đất đai về trình tự, thủ tục còn chưa đầy đủ, chưa lấy ý kiến đông đảo người dân khu vực bị ảnh hưởng.
Trên đây là những nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng và quy hoạch đô thị. Các chuyên gia cũng cho rằng, tình trạng xây dựng không đúng với quy hoạch đang bùng phát mạnh nhất tại các vùng ven Hà Nội và những tỉnh khu vực vệ tinh, miền núi, nếu không có biện pháp kiên quyết thì rất khó để xử lý dứt điểm. Qua khảo sát, phân tích, nghiên cứu từ thực tiễn, Tòa soạn Sức khỏe & Môi trường tiếp tục triển khai chuyên đề “Thực trạng quản lý đất đai - Nỗi lo còn đó”. Qua đó, đưa đến những góc nhìn vĩ mô, đồng thời nêu lên mặt trái của vấn đề này tại một số khu vực điển hình.
Bài cùng chủ đề:
>>> Thực trạng quản lý đất đai - Nỗi lo còn đó - Bài 1: Đất rừng, đất trồng cây ở Tam Đảo đang bị “đục khoét” liệu có theo quy hoạch?
>>> Thực trạng quản lý đất đai - Nỗi lo còn đó - Bài 2: Những bất cập trong công tác giao đất và sử dụng đất ở Lục Yên
Bài 3: Sử dụng đất trái mục đích để xây dựng khu sinh thái Đà Lạt Tiên Cảnh
Thời gian gần đây, dư luận vô cùng bức xúc về việc dự án nâng cấp xây mới chuồng gà đẻ đã bị biến tướng thành dự án “Đà Lạt Tiên Cảnh” theo mô hình du lịch sinh thái tại khu vực ven hồ Đồng Chầm thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Đến nay dự án đã đi vào hoạt động và đón khách tấp nập.
Dự án cải tạo chuồng gà biến tướng thành khu du lịch sinh thái Đà Lại Tiên Cảnh.
Qua khảo sát, tìm hiểu, được biết, khu du lịch sinh thái Đà Lạt xây dựng trên diện tích khoảng hơn 15 ha, trong đó 10,85 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hồ Đồng Chầm được HTX Nông nghiệp thôn Vệ Linh giao thầu cho ông Nguyễn Quốc Phi từ năm 1991; đất lâm nghiệp được giao theo sổ lâm bạ là 1,4 ha và 3,2 ha đất nông nghiệp khai hoang mua thêm ruộng khai hoang của một số hộ dân khác có diện tích 3,2 ha.
Ông Nguyễn Quốc Phi được quản lý và sử dụng diện tích đất nói trên với mục đích là xây nhà để ở, chuồng trại chăn nuôi, trồng cây, thả cá.
Đến năm năm 2012, ông Phi được UBND huyện Sóc Sơn chấp thuận về việc phê duyệt dự toán thiết kế bản vẽ thi công công trình dự án nâng cấp xây dựng mới chuồng gà đẻ.
Khi các công trình chuồng trại nói trên đã xuống cấp, ông Phi làm đơn xin cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình xây dựng để tiếp tục phát triển sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghệ cao.
Dự án xây dựng chuồng gà bị biến tướng thành nhà hàng, khu lưu trú ngắn ngày để kinh doanh.
Theo đó, ông Phi được cho phép xây dựng chuồng gà mái 3 dãy chuồng, nhà khung thép, tường gạch bao che, mái lợp tôn liên doanh, trần chống nóng. Ngoài ra còn hệ thống sân, đường, tường rào, kè ao. Huyện Sóc Sơn giao cho xã Phù Linh đảm bảo chủ đầu tư phải thi công đúng vị trí, đảm bảo đúng với bản vẽ thiết kế được duyệt…
Ngày 31/08/2020, khi tổ quản lý trật tự xây dựng xã Phù Linh đã tiến hành kiểm tra hoạt động xây dựng tại khu vực Đồng Chầm đối với công trình xây dựng của ông Nguyễn Quốc Phi thì không thấy các hạng mục chuồng gà đâu, chỉ thấy dự án “Đà Lạt Tiên Cảnh” theo mô hình du lịch sinh thái mọc lên tại đây.
Tại biên bản kiểm tra nêu rõ, chủ đầu tư đang tổ chức thi công xây dựng công trình trên diện tích đất khoảng 741m2. Hiện công trình đã đổ bê tông đế móng 28 cột, mỗi cột kích thước 0,6mx1,6m.
Cũng tại thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư chưa cung cấp được bất kỳ hồ sơ, giấy tờ về việc cải tạo, sửa chữa công trình. Tại thời điểm đó, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Phi phải tạm dừng việc cải tạo, sửa chữa, chấp hành đúng theo quy định của pháp luật.
Đầu năm 2021, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Sóc Sơn cho biết, vẫn tiếp tục ghi nhận phát sinh thêm một số công trình tại dự án Đà Lạt Tiên Cảnh.
Có mặt tại khu vực nói trên vào những ngày cuối tháng 5/2021, PV ghi nhận dự án vẫn đang được xây dựng và phát triển theo mô hình du lịch sinh thái, xây dựng khu lưu trú, khu nghỉ dưỡng qua đêm. Ngay tại cổng vào, chủ đầu tư đặt tiểu cảnh khá lớn và bắt mắt.
Chủ đầu tư đặt tên khu sinh thái "Đà Lạt Tiên Cảnh" trước cổng ra vào.
Bên trong dự án, những khu nhà được xây dựng kiên cố, thiết kế hiện đại, sang trọng; rồi nhà hàng phục vụ ăn uống và tổ chức sự kiện rộng, hoành tráng… PV được một nhân viên giới thiệu, khu du lịch sinh thái Đà Lạt Tiên Cảnh đã đi vào hoạt động.
Công trình được bố trí khu vực lưu trú riêng biệt cho khách có nhu cầu với mức giá khoảng 1,5 triệu đồng một đêm. Khu vực trung tâm là thảm cỏ xanh và hồ nước rộng, tiểu cảnh, đá trang trí. Xen lẫn đó là 2 công trình nhà ở xây dựng kiên cố với diện tích hàng trăm mét vuông với thiết kế mang lối kiến trúc hiện đại, chưa kể đến việc chủ đầu tư đang hoàn thiện một hệ thống bể bơi tương đối rộng ngay trong khuôn viên của khu sinh thái.
Không chỉ sử dụng đất sai mục đích, từ năm 2014 tới nay, ông Phi vẫn đang sử dụng khoảng 10,85 ha đất hồ Đồng Chầm (đất mặt nước nuôi trồng thủy sản) mà không thông qua đấu giá để cho thuê đất, đây là quỹ đất công do UBND xã Phù Linh quản lý. Diện tích đất này đã bị UBND xã Phù Linh có quyết định thanh lý, hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng thuê đất từ năm 2014. Đến nay, đã sau 7 năm thanh lý hợp đồng mà ông Nguyễn Quốc Phi vẫn tiếp tục sử dụng hơn 10,8 ha mặt nước hồ Đồng Chầm thuộc diện tích đất công.
Các hạng mục hồ bơi rộng lớn ở khu vực trung tâm được công nhân gấp rút hoàn thiện.
Liên quan đến những vấn đề xung quanh dự án khu du lịch sinh thái Đà Lạt Tiên Cảnh, PV đã liên hệ làm việc với UBND huyện Sóc Sơn, thế nhưng sau nhiều ngày chờ đợi vẫn chưa nhận được hồi âm.
Dư luận bức xúc, dự án khu du lịch sinh thái Đà Lạt Tiên Cảnh xây dựng trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích, nhưng tại sao cán bộ quản lý địa bàn không kịp thời phát hiện, ngăn chặn sai phạm ngay từ ban đầu, trong khi để xây dựng được hàng loạt công trình kiên cố, đồ sộ nêu trên phải cần một khoảng thời gian dài và thi công rầm rộ? Trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng liên quan ở đâu? Vì sao nhiều hạng mục công trình xây dựng không phép đến nay vẫn ngang nhiên tồn tại? Mặc dù bị tạm đình chỉ, sai phạm đã rõ, nhưng tại sao công trình vẫn thi công và đi vào hoạt động đón khách?
Về phía chủ đầu tư, sai phạm rõ ràng, nhưng không có thiện chí khắc phục hậu quả, lại thể hiện sự coi thường luật pháp, thách thức dư luận.
Thiết nghĩ, UBND TP Hà Nội và các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, kiểm tra, làm rõ những sai phạm tại dự án nêu trên để có hình thức xử lý thích đáng, trả lại sự nghiêm minh cho pháp luật.
QUỐC TRƯỜNG
Các tin khác

Bài 2 (Hoài Đức, Hà Nội): Sự “vô cảm” của UBND xã Vân Canh trước hàng loạt tác động tiêu cực đang băm nát quy hoạch tại khu đô thị “ba không”

Chủ đầu tư thất hứa, đẩy dân vào thế khó

Bất chấp lệnh đình chỉ nhà hàng 173 Thái Hà “mở chui” đón khách

Xã Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh: Cuộc sống và sức khỏe của người dân đang bị ảnh hưởng bởi một bản án?

Vĩnh Phúc: Dự án nạo vét ao, hồ không đảm bảo gây ô nhiễm môi trường

Bình Thuận: Đất tặc lộng hành gây hệ lụy lớn

Hà Nội: Cần chấn chỉnh việc thi công “ẩu” gây ô nhiễm môi trường

Vụ “Ảnh hưởng đến môi trường, có dấu hiệu vi phạm từ Dự án nạo vét sông Hoạt” tại Thanh Hóa: Khẩn trương khắc phục tồn tại

Thực tiễn chất lượng các công trình dự án chưa đảm bảo ảnh hưởng đến môi trường, đời sống nhân dân
Đọc nhiều

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Cuộc giải cứu nghẹt thở bé gái bị uy hiếp ở Bắc Ninh

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Triệt phá công xưởng sản xuất ma túy tổng hợp lớn nhất từ trước đến nay, thu giữ 1,4 tấn ketamin

Đánh thuế bia, rượu, thuốc lá để thay đổi hành vi người tiêu dùng

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Đánh thuế bia, rượu, thuốc lá để thay đổi hành vi người tiêu dùng

Yến sào Khánh Hoà 16 năm liên tiếp đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”

Phát triển kinh tế tư nhân – đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Bác sĩ Đình Khanh và kỹ thuật "độc bản" treo sa trễ sẹo chữ J: Giải pháp tối ưu cho vòng 1 chảy xệ

Đổi mới sáng tạo khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam

Nông dân Cần Thơ sử dụng máy bay để phun thuốc, bón phân cho lúa

PGS.TS Lê Minh Thùy - Kiên định con đường đã chọn: Giảng dạy và nghiên cứu khoa học

GS.TS. Nguyễn Thị Huệ theo đuổi đam mê vì một môi trường xanh và bền vững
Nổi bật

Cuộc giải cứu nghẹt thở bé gái bị uy hiếp ở Bắc Ninh

Gần 2.000 người dân Vĩnh Long chạy Olympic vì sức khỏe cộng đồng

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Hơn 100.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
