Trẻ nhiễm bệnh vì ăn mặc theo dự báo rét "hụt"
Khi ngành dự báo bắt nhầm bệnh
Dân gian có câu “nắng mưa là bệnh của Trời” để nói lên sự thay đổi thất thường của thời tiết. Ngành khí tượng thủy văn ra đời với vai trò như một “bác sỹ” để bắt bệnh căn bệnh khó đoán này. Thế nhưng gần đây, các “Gia Cát…Dự” thời tiết lại liên tục mắc những sai lầm, tiêu biểu như “dự” nhầm ảnh hưởng của bão số 14 tới Thủ đô khiến cho ngày 11/11 vừa qua khiến toàn thể học sinh tại các trường trên địa bàn Hà Nội được nghỉ học. Mới đây nhất, bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TƯ lại đưa ra một dự báo khác về đợt không khí lạnh bắt đầu vào ngày 24/11, theo đó toàn miền Bắc trời trở rét song thực tế trời rất quang đãng, nhiệt độ cao, nắng rộ.
Chị Phạm Thủy (Nghĩa Tân, Cầu Giấy), đang có một con nhỏ học tiểu học chia sẻ, đợt bão số 14 vừa qua, vì bận rộn công việc nên chị không cập nhật được thông tin học sinh nghỉ học do lo sợ ảnh hưởng của bão. Sáng sớm hôm ấy, trời mưa lất phất, như thường lệ chị chở con đến trường thì thấy một bảng thông báo to đặt ở cổng giải thích về việc học sinh được nghỉ. Thấy thời tiết không có gì khắc nghiệt, chị Thủy còn phải hỏi lại bảo vệ để chắc chắn rằng việc nghỉ học là đúng. Chị bảo: “Thời tiết đó lẽ ra học sinh vẫn phải đi học bình thường, đằng này vì dự báo sai mà hôm đó tôi đành đưa theo con đến nơi làm việc”.
Thông báo nghỉ học do lo sợ ảnh hưởng của bão số 14 (ảnh chụp sáng 11/11 vừa qua)
Vì nghe tin “ông thời tiết” để lựa chọn trang phục cho con mặc đi học nên chị Nguyễn Thị Huyên (Khoái Châu, Hưng Yên) đã phải lãnh trọn hậu quả khi đứa con nhỏ 4 tuổi của chị đột nhiên bị ốm. Theo lời kể của chị, vì tối trước (24/11) thấy dự báo thời tiết là không khí lạnh về, nhiệt độ giảm nên sáng sớm hôm sau, trước khi chồng đưa con đi mẫu giáo, sợ con lạnh, chị đã cẩn thận mặc cho bé “quần chằng áo đụp”. Hôm qua trời lại tạnh ráo, nhiệt độ cao, bé Thảo Vy nhà chị thấy bí bách, nóng bức trong người song cũng chỉ cởi chiếc áo khoác ngoài ra cho đỡ nóng, trong khi trên người vẫn còn lại vô số các loại áo độn, áo len khác.
Nhiều phụ huynh trang bị quá kỹ quần áo ấm cho con lại vô tình khiến con bị ốm (ảnh minh họa)
Kết quả là chiều qua khi đón bé về nhà, chị Huyên thấy người bé nóng ran, vã mồ hôi, tối đến thì sụt sịt, ho hắng. “Vội vàng đưa con đi khám, tôi được thông báo là bé bị nhiễm lạnh mà nguyên nhân không phải do mặc ít quần áo mà là vì mặc quá nhiều quần áo nên con bé bị nóng, ra nhiều mồ hôi, thấm ngược vào trong cơ thể sinh ra tự nhiễm lạnh rồi ốm”, chị kể.
Trời nắng, trang phục “đại hàn”
Cũng vào ngày hôm qua, do tin theo dự báo thời tiết về đợt rét tràn về miền Bắc, trong đó có Hà Nội nên nhiều nhân viên công sở sáng sớm đi làm đã vội trang bị đầy đủ các loại trang phục, phụ kiện chống rét cho bản thân. Chiếc áo len cổ lọ (cao cổ) được nhiều người lựa chọn để tránh rét thế nhưng khi thời tiết khô ráo và có nắng, chiếc áo len này đã thể hiện rõ sự “phản chủ” khi biến chủ nhân trở nên trông thật nóng bức.
Chị Hồng Thơm (Cổ Nhuế, HN) cho biết, sáng sớm qua trước khi đi làm, chị đã diện ngay bên trong một chiếc ao len cổ lọ, thấy thời tiết chưa thực sự rét nên chị choàng bên ngoài là chiếc vest mỏng. Sợ áo vest không đủ ấm khi trời chuyển rét trưa hoặc chiều tối nên chị còn cẩn thận nhét thêm chiếc áo béo vào cốp xe để lúc về không bị lạnh. Oái ăm ở chỗ cả ngày làm việc rét đâu chẳng thấy, chỉ thấy ánh nắng vàng rực, dù đã cởi hẳn áo vest ngoài ra thì chiếc áo len cao cổ vẫn khiến chị “điên đầu” vì quá ngột ngạt.
Nhiều chuyện bi hài chốn công sở vì tin theo thời tiết, diện quần áo "đại hàn" (ảnh minh họa)
Chị vui vẻ: “Cũng may là cơ quan có đến gần nửa là mặc áo len cổ lọ, người không áo len cao cổ thì cũng vài lớp áo thành ra cả đám nhân viên cứ nhìn thấy nhau là cười, tếu táo trêu trọc nhau. Hài nhất là lúc kéo nhau đi ăn trưa, nắng rực rỡ, thời tiết đẹp trong khi nhìn bộ dạng ai cũng như kiểu đại hàn”.
Các tin khác

Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao

Về tình hình bệnh sởi hiện nay và giải pháp phòng chống bệnh sởi

7 bệnh nhân được ghép tạng từ mô hiến tặng của một người chết não

Cao Bằng ghi nhận trường hợp tử vong vì bệnh sởi

10 thông điệp phòng chống bệnh sởi hiệu quả

AI có thể dự đoán nguy cơ tái phát ung thư gan chính xác tới hơn 82%

Tiến độ triển khai công điện của Thủ tướng về tiêm vaccine sởi

Bệnh nhi nhẹ cân nhất được cứu sống bằng kỹ thuật VA-ECMO tại Bệnh viện Trung ương Huế

Tất cả các bệnh viện phải triển khai bệnh án điện tử trước tháng 10/2025
Đọc nhiều

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Tỷ lệ thành công trong điều trị lao tại Việt Nam đạt trên 90%

Bệnh viện Quân y 121 đưa Trung tâm lọc máu hiện đại vào hoạt động

7 bệnh nhân được ghép tạng từ mô hiến tặng của một người chết não

AI có thể dự đoán nguy cơ tái phát ung thư gan chính xác tới hơn 82%

5 loại thực phẩm dễ làm mất tập trung

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Ngăn ngừa gan nhiễm mỡ từ những thay đổi nhỏ

Phân biệt dấu hiệu của cảm lạnh và cảm cúm để phòng ngừa biến chứng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc Spravato và hạt cây có chứa chất ma túy

Mua thuốc trực tuyến an toàn của FPT Long Châu qua VNeID

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Y sĩ Trần Vi Lượng - Vị lương y của buôn làng K’Ho

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh

Phẫu thuật thành công ca vỡ xương bả vai và đa chấn thương khác
Nổi bật

Cuộc giải cứu nghẹt thở bé gái bị uy hiếp ở Bắc Ninh

Gần 2.000 người dân Vĩnh Long chạy Olympic vì sức khỏe cộng đồng

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Hơn 100.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
