Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh sau đại học năm 2019
Là cơ sở đào tạo đa ngành (trên 26 ngành); đa cấp (Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ), đa hình thức (Chính quy, Liên thông, Vừa làm- vừa học, Trực tuyến). Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế và các nhà kỹ thuật- công nghệ thực hành; Bác sĩ, dược sĩ, cử nhân điều dưỡng giỏi y thuật và giàu y đức tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với quy mô đào tạo 25-30 nghìn sinh viên/năm, Trường có một đội ngũ cán bộ giảng dạy hùng hậu: 1116 giảng viên cơ hữu. Trong đó có: 79 Giáo sư, Phó Giáo sư; 105 Tiến sĩ và 675 Thạc sĩ. Ngoài sinh viên Việt Nam, Trường còn đào tạo hàng nghìn sinh viên cho hai nước bạn Lào và Cam-puchia.
Trường có 3 cơ sở với diện tích 22 ha. Có đủ Phòng học, Phòng thực hành, Phòng tập đa năng, thư viện... với đầy đủ phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học hiện đại.
Qua 23 năm hoạt động, Trường đã tiếp nhận 128.700 học viên và sinh viên. Số đã tốt nghiệp là 100.636 người (Cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư: 88.117 người; Thạc sĩ: 3.517 người; Tiến sĩ: 10 người). Hầu hết có việc làm ngay khi ra trường với mức lương khá cao.
Với những thành tích đạt được, Trường đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba. Trường là địa chỉ đào tạo tin cậy, có chất lượng trong hệ thống các Trường Đại học Việt Nam.
1. Thông tin chung:
- Tên trường: Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Mã trường: DQK
- Chỉ tiêu thạc sỹ hệ chính quy: 400
Thời gian đào tạo : 02 năm..
- Sinh viên có thể chọn học tập tại 1 trong 2 cơ sở :
+ Cơ sở 1: Số 29A, Ngõ 124, Phố Vĩnh Tuy, Phường Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
+ Cơ sở 2: Phường Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh (có ký túc xá : 2000 chỗ).
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ gồm các, chuyên ngành:
Mã ngành |
- Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải có các điều kiện sau đây:
a) Đã có bằng tốt nghiệp đại học của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội đúng ngành, hoặc phù hợp với ngành - chuyên ngành đăng ký dự thi (khác nhau không quá 10% về nội dung và khối lượng kiến thức với ngành - chuyên ngành đăng ký dự thi) và thời gian tốt nghiệp không quá 5 năm (kể từ khi tốt nghiệp đến thời gian hết hạn nộp hồ sơ); Thí sinh đăng ký dự thi không phải học bổ sung kiến thức.
b) Đã có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành - chuyên ngành đăng ký dự thi của các trường Đại học, các Học viện:
* Thời gian tốt nghiệp không quá 5 năm, thí sinh không phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi.
* Thời gian tốt nghiệp quá 5 năm phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi 3 môn (do các khoa chuyên ngành lựa chọn).
c) Đã có bằng tốt nghiệp đại học gần với ngành - chuyên ngành dự thi (Khác nhau không quá 40% về nội dung và khối lượng kiến thức): Bằng cử nhân kinh tế các ngành; Bằng kỹ sư kinh tế các ngành; Bằng Công nghệ Thông tin & Toán tin, thí sinh phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi 6 môn (mỗi môn 3 ĐVHT).
d) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác, thí sinh phải học chuyển đổi 9 môn để thi vào các ngành: Quản lý Kinh tế; Quản lý công, Quản trị Kinh doanh.
e) Người có bằng đại học hệ vừa học vừa làm đúng ngành (hoặc ngành gần) loại khá trở lên được đăng ký dự thi tuyển sinh cao học ngay sau khi tốt nghiệp. Người có bằng loại trung bình phải có kinh nghiệm ít nhất 1 năm công tác thực tế kể từ khi tốt nghiệp.
f) Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học Tiếng Anh hệ không chính quy (vừa học vừa làm; Đào tạo từ xa) chuyên ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành ngôn ngữ Anh và tốt nghiệp hệ chính quy quá 5 năm (trừ giáo viên tiếng Anh) phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức đại học do Khoa Tiếng Anh Sau Đại học thuộc trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ tổ chức giảng dạy và thi sát hạch.
2. Các môn thi tuyển và điều kiện trúng tuyển:
Các môn thi tuyển:
a) Môn nghiệp vụ chuyên ngành (Theo chương trình đại học- Thời gian làm bài 180'), gồm có:
Lý thuyết Tiền tệ - Tài chính |
b) Môn cơ sở: Kinh tế chính trị học Mác – Lênin/ Lập trình cơ sở/ Lý thuyết ngôn ngữ Anh/ Lịch sử kiến trúc thế giới (theo chương trình đại học- Thời gian làm bài 180').
c) Môn Tiếng Anh; Tiếng Trung Quốc (trình độ A2 - Thời gian làm bài 120').
Các trường hợp sau được miễn thi môn Ngoại ngữ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài mà ngôn ngữ học tập là tiếng Anh, được công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.
- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành: Ngôn ngữ Anh.
- Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh, bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 02 năm (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ tuyển sinh),
Điều kiện trúng tuyển:
Sau khi cộng điểm ưu tiên (nếu có), thí sinh phải đạt điểm 5 trở lên theo thang điểm 10 hai môn: Nghiệp vụ ngành và Môn cơ sở; Các môn Ngoại ngữ đạt yêu cầu (50 điểm trở lên theo thang điểm 100) mới đủ điều kiện trúng tuyển.
Điểm trúng tuyển lấy từ cao xuống thấp trên cơ sở tổng điểm của hai môn : Nghiệp vụ ngành; Môn cơ sở và chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành.
PV