Từ rác thải nhựa đến sức khỏe & môi trường
Theo báo cáo của Tổ chức Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết, từ năm 1950 đến nay, số lượng nhựa tiêu thụ trên thế giới đã tăng từ 1,5 triệu tấn/năm lên đến 380 triệu tấn/năm. Trong đó khoảng 9% nhựa được tái chế,12% thì đốt, số còn lại đến 79% rác thải nhựa thì xử lý theo kiểu thải ra môi trường, hoặc chôn lấp. Và cũng theo WHO, cứ mỗi phút cả thế giới tiêu thụ hàng triệu chai nhựa và mỗi năm tiêu thụ 5000 ngàn tỷ túi nilon, quan trọng nhất là thế giới đã thải ra môi trường 6,3 tỷ tấn rác thải nhựa, trong đó thải vào biển 8 triệu tấn trung bình mỗi năm. Theo thông báo của Tổ chức Bảo vệ môi trường biền (Ocean Conser vancy), đến năm 2025, cứ 3 tấn cá, thì sẽ có 1 tấn rác thải đã thống kê
Cũng theo các nhà khoa học nghiên cứu và nhận định, cứ mỗi một hạt vi nhựa vỡ ra nó sẽ phát sinh rất nhiều độc tố, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, lúc đó con người sẽ mất cân bằng về hóc môn và bệnh thần kinh sẽ xuất phát, kèm thêm bệnh hô hấp, làm ảnh hưởng đến cấu trúc của não bộ suy yếu biến đổi hệ miễn dịch,và thêm nguy cơ đến các bệnh khác…
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát động phong trào Chống rác thải nhựa từ năm 2018 và được, các, Bộ, ngành và địa phương, cả nước đồng thuận, hưởng ứng góp phần nâng cao nhận thức của người Việt Nam.
Hưởng ứng phong trào này, từ ngày 28/07/2022 cho đến ngày 15/08/2022 Tạp chí Sức khỏe & Môi trường (SK&MT) đã phối hợp cùng các cơ quan, ban ngành với các chuyên gia về bảo vệ môi trường đã khảo sát trên phạm vi rộng gồm những thành phố lớn như Hà Nội ,TP. Hồ chí Minh, Vũng Tàu thu thập thông tin về rác thải nhựa. Nhóm PV SK&MT đã đi đến những chợ đầu mối lớn như: Long Biên, Đồng Xuân, Quảng Bá, Minh Khai (Hà Nội), Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn (TP. HCM) – chợ rau, củ quả đêm, chợ nông sản ( Bà Rịa – Vũng Tàu ). Sau nhiều ngày phỏng vấn các thương nhân buôn, bán sỉ, lẻ và các khách hàng cho thấy: Ở các chợ, hàng ngàn sản phẩm vật dụng làm từ nhưa như túi nilon, ống hút, chai, cốc nhựa, đồ gia dụng bằng nhựa…
Theo thống kê của Bộ TN&MT chỉ riêng 2 thành phố lớn ờ Việt Nam là Hà Nội và TaP. Hồ Chí Minh đã thải ra môi trường khoàng 80 tấn/ ngày, đủ loại rác thải nhựa.
Rác thải nhựa gây ra cho con người nhiều chứng bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, ung thư…Khoa học đã tìm thấy, khi vi nhựa chúng xâm nhập vào các mô cơ thể thì sẽ làm tổn hại đến gan, ảnh hưởng đến sự sinh sản, tế bào ung thư phát triển.
Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, rác thải nhựa còn làm suy kiệt một cách trầm trọng đến môi trường, đất và đại dương. Khi những chai nhựa bị chôn trong lòng đất sẽ ngăn cản sự oxy đi qua đất và làm cây trồng không phát triển được. Nếu đốt chất thải nhựa chất độc dioxin furan sẽ gây ô nhiễm cho môi trường không khí xung quanh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Có hàng trăm loài sinh vật biển đã chết, có nhiều loài nguy cơ tuyệt chủng hoặc làm phá hủy khi ăn phải rác thải nhựa...
Tóm lại rác thải nhựa ở khắp nơi trên trái đất, đã gây tác hại rất lớn cho môi trường và sức khỏe của con người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngay bây giờ, bằng mọi cách chúng ta hãy chung tay chống rác thải nhựa và ý thức của mỗi người dân cần phải có sự thay đổi. Hãy nói không với việc sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, chai nhựa…
Đã đến lúc chúng ta phải hành động: Thu gom và phân loại tái chế rác thải nhựa đúng quy trình sử dụng. Khi đã sử dung rác thải nhựa không nên bỏ xuống ao hồ, hoặc vứt bừa bải hay chôn vào lòng đất. Thay thế vật dụng trong gia đình như cốc nhựa, chai uống nước nhựa, bao nion (sản phẩm sử dụng 1 lần) bằng thủy tinh, vải, gỗ, sành sứ hoặc những sản phẩm sinh học dễ phân hủy. Tích cực phát triển nhựa sinh học thay thế cho nhựa plastic…
Cần sáng tạo, truyền thông tích cực quản lý chất thải và phế liệu, nhằm xây dựng ý thức bảo vệ môi trường hướng dẫn cho cộng đồng thi hành Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định các vấn đề về BVMT.
Hãy nói không với việc sử dụng “rác thải nhựa chỉ sử dụng 1 lần”, bắt đầu từ hôm nay và mãi mãi về sau.
Lương Cường