Việt Nam phát triển thị trường carbon: Xu thế không thể đảo ngược
![]() |
Dự án điện gió Nam Bình 1 |
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự suy thoái của môi trường sống không chỉ tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của các quốc gia.
Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung với các quốc gia trên thế giới, buộc phải nỗ lực thực hiện các biện pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Mục tiêu này không chỉ là yêu cầu cấp thiết về môi trường mà còn mang đến những cơ hội đáng kể cho các tổ chức thuộc mọi quy mô; bao gồm việc tiết kiệm chi phí từ sử dụng hiệu quả năng lượng, nâng cao uy tín thương hiệu, phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và nhà đầu tư đối với các hoạt động bền vững.
Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (1997).
Các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới đã xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm, hấp thụ phát thải khí nhà kính.
Hiện nay, thế giới giao dịch tín chỉ carbon trên hai thị trường là bắt buộc và tự nguyện. Trong đó, thị trường carbon bắt buộc là thị trường mà việc mua bán carbon dựa trên cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) để đạt được mục tiêu cắt giảm khí nhà kính.
Hiện tại, lớn nhất là thị trường carbon châu Âu và thị trường carbon Hoa Kỳ... Thị trường carbon tự nguyện là thị trường dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia.
Bên mua tín chỉ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện để đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) để giảm dấu chân carbon.
Tín chỉ carbon là một chứng nhận đại diện cho việc giảm phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2). Các tín chỉ carbon được giao dịch trên thị trường carbon, nơi các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có thể mua và bán tín chỉ carbon để bù đắp cho lượng khí nhà kính mà họ phát thải.
Thị trường tín chỉ carbon trên thế giới hiện rất sôi động. Việc phát triển thị trường này không chỉ là xu thế xanh mà còn là cơ hội để các nước hướng tới “Net Zero” và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp.
Thế giới hiện có 58 quốc gia phát triển thị trường carbon, 27 quốc gia áp dụng thuế carbon và một số quốc gia áp dụng cả hai.
Tại Việt Nam, thị trường carbon đang được triển khai xây dựng với mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Dự kiến đến năm 2028, Việt Nam sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon.
![]() |
Nhà máy Điện gió Bạc Liêu, công suất gần 100MW. Dự án góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống, giảm sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN) |
Thị trường carbon lần đầu tiên được đề cập trong Quyết định 1775/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2012, phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ carbon ra thị trường thế giới. Theo đó, Đề án rà soát, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của thị trường tín chỉ carbon tự nguyện; xây dựng chính sách nhằm tạo điều kiện cho các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào dự án kinh doanh tín chỉ carbon từ rừng theo hướng xã hội hóa công tác bảo vệ, phát triển rừng...
Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 của Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã đặt ra nhiệm vụ thúc đẩy các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện nước ta trên cơ sở hỗ trợ tài chính, công nghệ của các nước và tổ chức quốc tế; phát triển thị trường trao đổi tín chỉ carbon trong nước, tham gia thị trường carbon toàn cầu.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã quy định việc tổ chức và thực hiện thị trường carbon. Theo đó, thị trường carbon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước, quốc tế, phù hợp với quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Luật Bảo vệ Môi trường 2020 quy định các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc danh mục quy định, được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và có quyền trao đổi, mua bán trên thị trường carbon trong nước.
Cơ sở phát thải khí nhà kính chỉ được phát thải khí nhà kính trong hạn ngạch đã được phân bổ; trường hợp có nhu cầu phát thải vượt hạn ngạch được phân bổ thì mua hạn ngạch của đối tượng khác thông qua thị trường carbon trong nước.
Năm 2021, Nghị quyết 50-NQ/CP của Chính phủ đã xác định "thực hiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam" là một trong các nhiệm vụ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Ngày 7/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định chi tiết việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozone và phát triển thị trường carbon.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải, hấp thụ khí nhà kính; tham gia phát triển thị trường carbon trong nước; sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ và xử lý các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone.
Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, chia sẻ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chiến lược quan trọng về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; trong đó có lộ trình phát triển công cụ định giá carbon, nhất là thị trường carbon tuân thủ.
Việt Nam dự kiến đẩy nhanh xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính; hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế và thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025.
Thúc đẩy dự án tín chỉ carbon
Năm 2023 đánh dấu mốc rất quan trọng khi lần đầu tiên trong lĩnh vực lâm nghiệp, Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) thu về 51,5 triệu USD (gần 1.250 tỷ đồng). Đây là kết quả của việc thực hiện Thỏa thuận chi trả giảm phát thải nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) ký vào ngày 22/10/2020 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB).
Nguồn tiền thu được từ bán tín chỉ carbon rừng sẽ dùng để chi trả cho các chủ rừng được giao quản lý rừng tự nhiên, Ủy ban Nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên, các đối tượng khác có hoạt động liên quan đến thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, góp phần giảm mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn CT Group chính thức ra mắt Công ty Cổ phần Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA), trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam khởi động sàn giao dịch tín chỉ carbon, chủ động thích ứng chính sách thương mại về môi trường quốc tế, đồng thời hướng tới nền kinh tế carbon thấp và có tốc độ phát triển vượt bậc.
Theo bà Hoàng Bạch Dương, Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn CT Group, việc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN được kích hoạt ở Việt Nam sẽ khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang công nghệ sạch hơn, ít carbon và hiệu quả hơn.
Bên cạnh mục tiêu giảm lượng khí thải carbon và giúp đạt được cam kết Net zero vào năm 2050.
Công ty Cổ phần Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN còn đầu tư nghiên cứu ứng dụng Blockchain cho thị trường carbon, đảm bảo sự minh bạch, tin cậy cao nhất và hiệu quả trong việc quản lý, cấp phát, chuyển giao, tính toán, theo dõi tín chỉ carbon.
Công ty Cổ phần Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN đã ký kết hợp tác với Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển, các đơn vị nghiên cứu khoa học, tổ chức tài chính và đơn vị kiểm định quốc tế… cộng hưởng các nguồn lực cùng kiến tạo những giải pháp đột phá, ứng dụng công nghệ xanh giảm phát thải carbon, phối hợp tổ chức các Chương trình Chuyển đổi Xanh, vì mục tiêu Net Zero.
Việt Nam hiện có 28 tỉnh, thành có biển với 125 huyện ven biển, trải dọc theo bờ biển dài hơn 3.260km. Do đó, rừng ngập mặn có tầm quan trọng trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và phát triển bền vững cũng như trong việc tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tăng trưởng xanh.
Rừng ngập mặn không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá của cộng đồng, địa phương mà còn là thành phần quan trọng đóng góp vào hệ sinh thái “carbon xanh” của Việt Nam.
Trong khuôn khổ Chương trình toàn cầu Lời hứa khí hậu của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc do Chính phủ Anh hỗ trợ, Chương trình tiến hành đánh giá trữ lượng carbon ở 28 tỉnh ven biển Việt Nam và xác định các lộ trình tài chính bền vững cũng như tiềm năng của thị trường carbon tại Việt Nam.
Hướng tới thị trường carbon, FPT IS (Công ty thành viên của Tập đoàn FPT) cùng Carbon EX - nền tảng giao dịch tín dụng carbon, chứng chỉ năng lượng tái tạo tại Nhật Bản đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác cung cấp dịch vụ và giải pháp nhằm thúc đẩy dự án tín chỉ carbon theo các tiêu chuẩn toàn cầu như Verra Carbon Standard, Gold Standard, J-Credit.
Sự hợp lực của hai bên là mô hình đột phá để đồng hành cùng Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện mục tiêu Net Zero năm 2050.
Theo ông Lương Quang Huy, Trưởng Phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong quá trình triển khai, một số cơ sở đã chủ động liên hệ với cơ quan chuyên môn của Bộ để trao đổi về các nội dung, trách nhiệm cần thực hiện.
Điều này cho thấy sự quan tâm và nhận thức của các cơ sở trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã và đang được nâng cao.
Có thể thấy, sự tham gia của các doanh nghiệp và địa phương là quan trọng để có thị trường carbon hoạt động hiệu quả trên toàn quốc, hướng đến mục tiêu chung là giảm phát thải khí nhà kính và phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050./.
Các tin khác

Gạo giảm phát thải góp phần bảo vệ môi trường và nâng tầm vị thế gạo Việt Nam

Cần Thơ thả 100 ngàn con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản

Cao Bằng: Tổ chức hội nghị tập huấn báo cáo số liệu phát thải khí nhà kính trong ngành Y tế tỉnh

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Thanh Hóa: Chưa xem xét khai thác khoáng sản tại nhà máy chế biến gỗ Lee & Carol

Quản lý rơm rạ trên đồng ruộng, hướng đi của nền nông nghiệp bền vững

Bắc Giang: Hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Khánh thành cống ngăn mặn lớn nhất Sóc Trăng

Hãy cùng nhau gieo mầm công nghệ để đơm hoa, kết trái cho tương lai xanh
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Giải bài toán phát triển điện sạch

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?
Nổi bật

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng

Công an TP Cần Thơ: Quyết tâm đảm bảo an ninh trật tự các ngày lễ lớn và Đại hội Đảng bộ các cấp

Quản lý chặt bệnh nhân bệnh tâm thần, bảo đảm giám định khách quan, minh bạch

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
