13 tác dụng từ đậu đen mà ai cũng nên biết
Vì sao đậu đen là vị thuốc quý
Đậu đen hay còn gọi là cây đỗ đen. Là loại cây cỏ sống hằng năm, toàn bộ thân không có lông. Lá là lá kép, gồm 3 lá chét có kèm lá nhỏ, mọc so le, lá chét giữa dài và to, 2 lá chét 2 bên nhỏ hơn nhiều. Hoa có màu tím nhạt. Quả tròn, giáp dài, mỗi quả chứa từ 6-12 hạt màu đen. Hạt đậu đen có 2 loại xanh lòng và trắng lòng, loại xanh lòng có nhân màu xanh nhạt.
Trong đông y, hạt đỗ đen được dùng để điều chế thuốc. Quả thu hoạch vào độ tháng 5-6 hàng năm. Ngoài nước ta, ở Campuchia người ta cũng trồng loại cây này.
Theo đông y, đậu đen là một vị thuốc quý được sử dụng nhiều đời nay.
Trong đỗ đen chứa hàm lượng rất cao các axit amin cần thiết: Cứ 100g thì có 0,31g metionin, 0,97g lysin, 1,16g phenylalanin, 0,31g tryptophan, 0,97g valin, 1,09g alanin, 1,11g izoluexin, 1,26g lenxin, 0,75g histidin và 1,72g acginin.
Trong các loại đậu đen thì đậu đen xanh lòng được coi là loại thuốc quý có tầm cỡ thần dược. Đây là một phương pháp thanh lọc cơ tạng tuy thô sơ, đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất cao.
13 tác dụng chính chữa bệnh của đậu đen
Chữa mất ngủ và đau đầu:
Đối với người mất ngủ rang đỗ đen cho nóng vào vỏ gối nằm, khi nguội thì thay lượt đậu khác. Những ai đau đầu thì rang đậu đen ngâm với rượu. Sau một tuần là có thể uống được. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ.
Trị râu tóc bạc sớm
Lấy hà thủ ô và đậu đen chưng cách thủy trong vòng từ 2-3 tiếng là có thể dùng. Cũng có thể tán bột đậu đen để uống.
Trị đau lưng
Lấy 100g đậu đen, giã dập, cho vào ít dấm, xào cho nóng lên, để còn âm ấm, đắp vào vùng lưng đau, có thể để qua đêm.
Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón
Đậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài 2-3 tấc rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2, 3 lần, tác dụng rất hay.
Hỗ trợ điều trị huyết áp ca
Đậu đen cói khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol xấu, kháng viêm, tăng sức bền thành mạch máu,… Đây là những yếu tố cần thiết góp phần giảm thiểu nguy cơ bệnh huyết áp cao.
Trị sốt về chiều, đau đầu, mặt bừng nóng, mắt đỏ, dễ tức giận
Đậu đen 50g, lá dâu tằm ăn 20g. Đổ vào 1 lít nước, nấu cho sôi kỹ, lọc lấy nước uống dần trong ngày.
Trị phù thũng do thận hư yếu
Đậu đen 100g, rễ cỏ tranh 15g. Nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh.
Trị viêm gan mạn
Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g đậu đen, nấu lấy nước uống thường xuyên, có tác dụng giải được độc tố trong gan ra ngoài.
Ra mồ hôi nhiều: Đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.
Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: Đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống.
Tiểu ra máu: Đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt): Đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước sắc.
Giải rượu: Khi say rượu, uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt.
Những trường hợp kiêng kị với đỗ đen
Tuy có nhiều tác dụng tốt, nhưng đối với một số trường hợp vẫn nên hạn chế ăn quá nhiều đậu đen, các trường hợp đó bao gồm:
Người bị tiêu chảy, chân tay lạnh, viêm loét dạ dày, hoành tá tràng: Không nên uống quá nhiều nước đỗ đen vì có thể khiến bệnh nặng hơn.
Người đang sử dụng các thực phẩm chứa canxi, kẽm, sắt: Vì phytate có trong đỗ đen có tác dụng làm giảm hấp thụ các vi chất này.
Tuy nhiên, một số trường hợp cũng nên hạn chế sử dụng đậu đen.
Không uống lúc quá đói: Có thể gây ra choáng váng, say, dị ứng, làm ảnh hưởng tới dạ dày.
Người đang dùng thuốc đông y: Nên hạn chế để công tác điều trị hiện tại được tốt hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều nước đậu đen trong thời gian dài có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, giảm chức năng.
Thảo Mun