3 cách chữa say nắng hiệu quả tức thì, tránh gây hại cho cơ thể
Dấu hiệu bị say nắng
Đau đầu, chóng mặt, nôn mửa
Đột quỵ, da đỏ
Sốt cao, thở gấp
Mắt lờ đờ, cơ thể mệt mỏi
Sơ cứu người bị say nắng
Đây là bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất khi cấp cứu người bị say nắng. Đầu tiên đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát, thoáng khí, cởi bỏ quần áo, phun hoặc lau người bằng nước mát , bật quạt mạnh. Nên để người say nắng nằm nghiêng để bề mặt da hứng được càng nhiều gió càng tốt .
Ngoài ra có thể dùng khăn ướt lạnh đắp vào nách, bẹn, khuỷu, cổ tay, ngâm bàn tay và cẳng tay vào nước mát. Nếu tim nạn nhân ngừng đập cần nhanh chóng xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt. Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực: dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/phút.
Sau khi sơ cứu được nạn nhân, bạn hãy kết hợp 3 cách dưới đây để chữa say nắng
Cách 1: Bí xanh một miếng khoảng 150 g, gọt vỏ, ép lấy nước. Cho thêm vài hạt muối, chia 2 - 3 lần cho người bệnh uống.
Dùng bí xanh để chữa say nắng rất hiệu quả.
Cách 2: Bột sắn dây 2 - 3 thìa canh hòa vào nước đun sôi để nguội. Sau đó cho thêm đường chia 2 - 3 lần cho bệnh nhân uống ngay.
Dân gian thường sử dụng bột sắn dây để chữa say nắng.
Cách 3: Dùng mía tươi để chữa say nắng. Dùng 2 đoạn mía tươi, giã vắt lấy nước chia 2 - 3 lần cho bệnh nhân uống ngay.
Lưu ý: Người bệnh say nắng sau khi đã tỉnh không nên trở lại làm việc ngay mà cần nghỉ ngơi thêm ít nhất là 3 ngày. Uống các thuốc giải say nắng, nghỉ ngơi nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Cách phòng tránh say nắng vào mùa hè
Mặc quần áo thoáng mát: Quần áo rộng rãi, thoáng mát giúp cơ thể thông thoáng mồ hôi, ổn định thân nhiệt, hạn chế việc say nắng.
Hạn chế ra ngoài đường vào giờ cao điểm: Những giờ cao điểm như giữa trưa sang chiều là lúc nhiệt độ ánh nắng mặt trời cao nhất, do đó khi ra ngoài vào thời điểm này rất dễ bị say nắng.
Uống nhiều nước: Không kể là nước lọc hay nước hoa quả, bạn nên uống 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt các loại nước giải nhiệt luôn được khuyến khích.
Tránh các hoạt động vất vả ở nhiệt độ cao: Hoạt động thể chất mạnh, lao động nặng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, thần kinh căng thẳng kết hợp với thời tiết nắng nóng rất dễ khiến bạn bị say nắng.
Thảo Mun