7 bài thuốc quý chữa bệnh từ cây ngải cứu
Đặc điểm cây ngải cứu
Theo Đông Y, ngải cứu có vị đắng, tính ôn, hơi cay.
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L, thuộc họ cúc Asteraceae. Dân gian còn gọi với các tên khác như ngải điệp, cây thuốc cao.
Là cây sống nhiều năm, thân có nhiều rãnh dọc. Lá ngải cứu không có cuống, mọc so le, hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trên màu lục sẫm, nhẵn trong khi mặt dưới có nhiều long nhỏ màu trắng tro.
Bộ phận được dùng: Hái lá ngải cứu và ngọn để ăn tươi, hoặc phơi khô dưới bóng râm để chữa bệnh. Ngải cứu phơi khô có thể để được rất nhiều năm mà không hề làm giảm đi công dụng chữa bệnh.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây ngải cứu
Điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt
Đau bụng kinh là một triệu chứng hết sức dữ dội và là nỗi ám ảnh của nhiều cô gái và các chị em. Tuy nhiên bài thuốc dưới đây sẽ giúp các chị em giải quyết được nỗi lo đau bụng kinh, trễ kinh hoặc kì kinh kéo dài.
Một tuần trước chu trình kinh nguyệt, sử dụng ngải theo bài thuốc sau:
+ Với đau bụng kinh: Mỗi ngày lấy khoảng 6-12g lá ngải sắc đặc với nước, hoặc nếu bạn không thể uống được như vậy có thể hãm với nước sôi để uống như trà. Nước ngải chia làm 3 lần uống trong ngày, và uống mỗi ngày.
+ Với kinh nguyệt không đều: đến ngày bắt đầu chu kỳ kinh và trong suốt những ngày đang có kinh uống trà ngải cứu theo công thức sau
+ Lá ngải cứu khô ( 10g), thêm vào 200ml nước và sắc tới khi còn 100ml, có thể thêm chút đường để uống. Chia làm uống 2 lần/ngày.
Dân gian thường ngải cứu để chữa các bệnh thổ huyết, động thai, đau nửa đầu, rong kinh…
Điều trị cảm cúm, ho khan, viêm họng, đau đầu
Cách 1:
Ngải cứu (300gam)
Khuynh diệp (100gam)
Lá bưởi (100gam)
Nấu với 2 lít nước, rồi xông cả cơ thể trong 15 phút.
Cách 2:
Nấu nước thuốc gồm: ngải cứu, tía tô, lá tần dầy, lá sả
Uống từ 3-5 ngày giúp giải cảm.
Lưu ý: Tác dụng của ngải cứu rất tốt, tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc.
+ Nếu sử dụng ngải cứu trong thời gian dài và nhiều sẽ làm dây thần kinh trung ương của bạn dễ bị hưng phấn, mang đến tác dụng phụ là làm chân tay run rẩy
+ Trường hợp nghiêm trọng còn làm các tổn thương các tế bào não, và để lại những di chứng nguy hiểm về sau.
Giúp an thai
Thai phụ đang trong quá trình thai nghén thấy có triệu chứng đau bụng, ra máu thì làm như sau:
+ Lấy 16gam lá ngải cứu tươi
+ Lấy 16gam tía tô
+ Đem sắc cùng 600ml nước, cho đến khi cô cạn được 1 bát nước
+ Uống 3-4 lần/ ngày
+ Nước ngải cứu sắc theo cách này có tác dụng an thai mà vẫn an toàn với em bé, nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
Kém ăn, cơ thể suy nhược
Dùng ngải cứu 250gr, câu kỷ tử 20gr, đinh quy 10gr, lê 2 quả, 1 con gà ác (hoặc gà ri) nặng 150gr, cho vào nồi với nửa lít nước, nêm gia vị vừa ăn. Nấu sôi, hạ nhỏ lửa hầm đến khi còn 250ml nước, ăn làm 5 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 2 tuần.
Hỗ trợ đau dây thần kinh tọa, mỏi khớp xương ở người cao tuổi
+ Lấy 300g lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, cho thêm vào 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống, uông vào buổi trưa và chiều
+ Uống liên tục trong 1-2 tuần
Bổ máu, lưu thông máu
+ Nguyên liệu: Ngải cứu, trứng gà, gia vị
+ Cách làm: Lá ngải cứu cắt nhỏ, đánh tan với 1 quả trứng gà, bỏ thêm hạt nêm và các gia vị khác, rán vàng, ăn với cơm hoặc ăn không đều được
Trị mụn, mẩn ngứa
+ Lá ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên mặt trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa sạch. Nếu chữa mẩn ngứa thì lấy nước ngải bôi lên những chỗ mẩn ngứa, hăm tã ở trẻ.
Tránh dùng ngải cứu trong trường hợp sau
Phụ nữ có thai chỉ nên ăn ngải cứu 1 đến 2 lần mỗi tuần, mỗi lần chỉ từ 3 đến 5 ngọn nhỏ thì có tác dụng an thai. Nếu ăn quá nhiều sẽ tăng có bóp cổ tử cung, bị ra máu dễ dẫn tới sinh non hoặc sảy thai.
Người bị viêm gan cần tránh ăn ngải cứu vì trong tinh dầu ngải cứu chứa thành phần có độc tính, khi đi vào gan sẽ gây rối loạn chức năng chuyển hóa của tế bào gan, dẫn đến viêm gan cấp tính vì trúng độc, viêm gan vàng da làm gan to, tiểu đục hoặc nước tiểu chứa dịch mật (chứng biliuria)
Người sức khỏe tốt, không có bệnh không nên dùng trà hoặc nước sắc ngải cứu thường xuyên. Người bị xơ vữa động mạch vành, bệnh sỏi thận,… hạn chế ăn món trứng rán ngải cứu. Người có thể trạng yếu, mới ốm dậy, người già, phụ nữ sau khi sinh không mắc các bệnh viêm gan, sỏi hay xơ vữa 2 ngày ăn 1 quả tứng bắc ngải cứu thì tốt. Ăn ngải cứu giúp nhuận tràng, tăng đi tiểu, tuy nhiên cần đặc biệt tránh với người bị rối loạn đường ruột cấp tính.
Thảo Mun