Bệnh dị ứng 'tấn công' người mùa nóng
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Mùa nóng cơ thể tiết nhiều mồ hôi, bề mặt da luôn ở trong tình trạng ẩm ướt là một trong các nguyên nhân gây viêm nhiễm, sẩn ngứa.
Từ khi vào hè đến nay, bệnh viện Da liễu Trung ương luôn phải tiếp một lượng lớn bệnh nhân bị các bệnh dị ứng ngoài da. Trong khoảng hai tuần nay, khi thời tiết trở nên nắng nóng gay gắt thì lượng bệnh nhân tăng đột biến. Mới đầu giờ khám sáng mà ở các cửa phòng khám đã có một hàng dài bệnh nhân xếp hàng chờ đợi với các triệu chứng như: nổi ban đỏ trên cơ thể, cảm giác ngứa ngáy, nhiều người các nốt đỏ này còn bị sưng lên và có mủ trắng bên trong...
Nhiều dạng dị ứng
Bé Nguyễn Xuân Trường, 5 tuổi, con trai chị Nguyễn Thị Yên ở xã Bích Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang được mẹ đưa xuống bệnh viện Da liễu Trung ương từ sáng sớm để khám da liễu trong tình trạng có các nốt mẩn đỏ hình cúc áo trên cơ thể, nhiều nhất ở chân và tay. Các nốt mẩn này rất ngứa nên bé thường xuyên gãi khiến da bị xước, chảy nước, càng thêm ngứa và đau. Chị Yên cho biết, bé Trường bị như vậy từ hơn một tuần trước, chị đưa con đi khám ở địa phương thì được chẩn đoán là thủy đậu và chỉ định bôi Xanh metylen đến nay đã hơn một tuần mà không đỡ. Có người mách chị đun nước lá trầu không tắm cho cháu và chị cũng làm theo cũng không có hiệu quả. Ngược lại , do ngứa ngáy nên cháu thường gãi khiến các nốt ban bị chảy nước và sưng lên. Lúc đó chị mới vội đưa con xuống Hà Nội khám.
Ngồi bên cạnh là hai bố con bé Khôi, cũng đến viện vì triệu chứng nổi mề đay từng đám lớn trên cơ thể vào những buổi sáng, lúc thì khiến tay bé sưng phồng như bị ong đốt, lúc thì cả hai tai đỏ rực, mọng như tai voi... Gia đình đã đưa bé đi khám 2 bệnh viện khác nhưng điều trị theo đơn gần 3 tuần chưa khỏi, nên đến Viện Da liễu khám lại.
Một trường hợp khác là chị Hoàng Thị Dung, 30 tuổi, ở Thanh Trì, Hà Nội. Gần một tháng nay trên da tay chị cũng nổi các mụn đỏ li ti, bên trong có nước và rất ngứa. Không dám gãi nhưng chị thường nhúng tay vào nước nóng già cho bớt cảm giác ngứa. Chị Dung cho biết môi trường làm việc của chị ở trong phòng điều hòa, mát mẻ nên không nghĩ là do nóng. Chị từng bị như vậy cách đây một năm sau khi sinh con, lần ấy các nốt đỏ tự biến mất sau khoảng một tuần nên chị không đi khám. Lần này chị định cứ “gan lỳ” ở nhà, hy vọng sẽ tự khỏi giống như trước nhưng gần nửa tháng mà các nốt này không những không biến mất mà còn có xu hướng dầy và rộng hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, bệnh viện Da liễu Trung ương khi thăm khám cho biết, trường hợp của bé Trường là viêm da dị ứng do côn trùng còn bé Khôi thì bị dị ứng dạng mề đay, tạm thời chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác, có thể do dị nguyên hoặc do cơ địa.
Còn chị Dung cũng là dị ứng da nhưng nguyên nhân là từ các hóa chất tẩy rửa. Bệnh nhân cho biết có sử dụng xà phòng, nước rửa bát trực tiếp lên tay mà không đeo găng tay. Lần bị trước, qua lời kể của chị cũng được bác sĩ chẩn đoán là dị ứng hóa chất. Vì khi đó sau thời gian nghỉ ngơi, kiêng khem, không phải làm việc nhiều, da tay chị trở nên mỏng hơn, khi tiếp xúc với xà phòng giặt sẽ gây dị ứng, có thể chỉ ở thể nhẹ nên bệnh khỏi tạm thời. Đến thời điểm này, gặp tác nhân thuận lợi nên nó mới tái phát.
Theo bác sĩ Nhàn, các thể dị ứng có thể xuất hiện quanh năm nhưng tập trung nhiều hơn vào mùa nắng nóng. Bởi vì vào thời điểm này, cơ thể mệt mỏi hơn nên khả năng đề kháng, miễn dịch bị giảm đi. Cùng một tác nhân đó nhưng vào lúc cơ thể khỏe mạnh thì sẽ không phát bệnh. Điều này có thể giải thích thông qua trường hợp của chị Dung khi cách hơn một năm chị mới tái bệnh. Mặt khác qua các hoạt động hàng ngày, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, da thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh nên cơ thể dễ phát bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh dị ứng da có rất nhiều. Ví dụ: do người bệnh ăn những loại thức ăn lạ (đồ hải sản, các loại thức ăn đóng hộp, gia vị…); do dùng thuốc không đúng cách; môi trường ô nhiễm; do phấn hoa; sâu bọ, côn trùng; trong gia đình nuôi các loại vật nuôi mà không đảm bảo vệ sinh như chó, mèo…
Bệnh đơn giản nhưng khó trị tận gốc
Với các thể dị ứng, quan trọng nhất là phải tìm được chính xác căn nguyên gây bệnh để diệt trừ thì quá trình điều trị mới nhanh và hiệu quả được. Trên thực tế không ít trường hợp bệnh nhân bị bệnh kéo dài trong vài tháng, thậm chí là vài năm mà vẫn không thể điều trị dứt điểm được do không biết nguyên nhân gây bệnh từ đâu. Các thể dị ứng thường có đặc điểm là diễn biến mãn tính, tái phát và hay bị lặp lại, nên rất khó điều trị dứt điểm. Vì thế khi thấy có triệu trứng, bệnh nhân cần đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, loại trừ dị nguyên trong môi trường tiếp xúc và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Với bệnh này không cứ trẻ con hay người lớn bị nhiều hơn mà tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Với những người có sức đề kháng, miễn dịch tốt và dễ thích nghi với môi trường xung quanh thì ít bị bệnh hơn. Nhiều người gọi đây là bệnh dị ứng thời tiết nhưng theo bác sĩ Nhàn thì đó chỉ là một cách gọi dân dã mà mọi người vẫn quen gọi. Thực ra thời tiết không phải là nguyên nhân gây dị ứng mà để nói thật chính xác thì nó chỉ là tác nhân, tác động thêm vào làm cho các yếu tố gây dị ứng có điều kiện tốt để gây bệnh.
Theo bác sĩ Nhàn, vào mùa hè các bệnh dị ứng da thường gặp nhất là:
Chàm tiếp xúc: bệnh này nhiều người còn gọi là bệnh dị ứng nghề nghiệp vì hay gặp ở những người làm việc trong một số ngành: mộc, dệt len, thuộc da, công nghệ nhựa
Dị ứng do nhiễm nấm ngứa: môi trường nóng ẩm vào mùa hè nên các loại nấm sợi, lang ben có môi trường thuận lợi để phát triển.
Trốc nhọt, rôm sẩy: cũng là một loại dị ứng ngoài da, hay gặp ở trẻ em vào mùa hè.
Nổi mề đay: biểu hiện bệnh là các mảng da đỏ phù nề, có hình dạng và kích thước thay đổi, có thể nổi ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.
Dị ứng do dùng thuốc không đúng: mùa hè, cơ thể mệt mỏi, mất nước, ăn uống không điều độ nên nhiều người tìm mua các loại thuốc để bồi bổ cơ thể mà không theo hướng dẫn của thầy thuốc cũng là một nguyên nhân dễ dẫn đến dị ứng.
Bệnh nhân khi bắt đầu thấy có triệu chứng thường chủ quan, không đi khám ngay mà sử dụng các bài thuốc dân gian như đắp lá, tắm nước lá, khi tắm chà xát mạnh cho bớt ngứa làm cho bề mặt da ngoài bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập càng khiến bệnh nặng thêm. Vì thế, “nếu thấy có biểu hiện bệnh, người bệnh cần đi khám ngay và uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tắm rửa bằng nước ấm, nhẹ nhàng, không nên dùng nước lá để tắm vì dễ gây thêm viêm, nhiễm, quá trình điều trị càng phức tạp hơn”, bác sĩ Nhàn khuyên.
Theo Datviet
Các tin khác

Đoàn công tác BV số 1 – Đại học Y khoa Quảng Tây (Trung Quốc) hợp tác với BVĐK Khánh Hòa

Cần Thơ: Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ công bố triển khai hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Ghép thận thành công cho bệnh nhi đặc biệt

Bệnh viện bắt buộc phải kê đơn thuốc điện tử từ ngày 1/10

Bệnh nhân Hàn Quốc bị chấn thương cột sống cổ nghiêm trọng được phẫu thuật thành công

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: Bước tiến mới của chuyên ngành nội soi

Hướng dẫn thu hồi, xử lý thuốc vi phạm

Chế độ chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

BVĐK Khánh Hoà thực hiện thành công hai lần thay khớp háng cho bệnh nhân

Cần Thơ: Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ công bố triển khai hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử

Bệnh nhân Hàn Quốc bị chấn thương cột sống cổ nghiêm trọng được phẫu thuật thành công

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm thể dục sức khỏe quốc tế đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người lớn tuổi

Chủ động phòng bệnh và theo dõi sức khỏe trong mùa hè

Vĩnh Phúc kiểm soát hiệu quả mất cân bằng giới tính khi sinh

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Hướng dẫn thu hồi, xử lý thuốc vi phạm

Thu hồi lô thuốc phổ biến điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng

Giám sát chặt việc sản xuất thuốc thông qua nguyên tắc GMP

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Phát hiện thủ đoạn dùng cồn công nghiệp sản xuất hàng vạn chai cồn y tế giả

Tổng Bí thư: Người có công là tài sản quý, là biểu tượng của ý chí Việt Nam

Hải Phòng: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại 2025

Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
